Huyết áp tâm trương thấp có nguy hiểm không?

Lê Thanh Hiền 09/02/2023

Huyết áp có ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ tổng thể của mỗi người. Người ta thường lo ngại hơn về tình trạng cao huyết áp nhưng huyết áp tâm trương thấp cũng có thể dẫn đến những vấn đề sức khỏe rất đáng lo ngại. Cùng Trung tâm VMC tìm hiểu về tình trạng hạ áp tâm trương cũng như tìm ra hướng xử lý thích hợp giúp chủ động bảo vệ và nâng cao sức khỏe.

1. Huyết áp tâm trương là gì? Huyết áp tâm trương thấp có nguy hiểm không?

Theo Medical News Today, chỉ số huyết áp sử dụng hai con số được ghi lại bằng đơn vị milimet thủy ngân (mmHg). Trong đó chỉ số cao ở trên là huyết áp tâm thu, dùng để đo áp lực của máu tác dụng lên thành động mạch khi tim đập. Chỉ số thấp hơn ở dưới là huyết áp tâm trương, dùng để đo áp lực của máu tác dụng lên thành động mạch khi tim nghỉ giữa các nhịp đập.

huyet ap tam truong thap

Huyết áp thấp hay hạ huyết áp xảy ra khi chỉ số huyết áp tâm thu thấp hơn 90 mmHg và chỉ số huyết áp tâm trương thấp hơn 60 mmHg. Ở một số trường hợp dù chỉ số huyết áp tâm thu vẫn ở mức bình thường nhưng chỉ số huyết áp tâm trương lại giảm xuống thấp hơn 60 mmHg, trường hợp này được gọi là hạ huyết áp tâm trương đơn độc.

Nếu huyết áp cao có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe tim mạch hoặc đột quỵ thì huyết áp thấp cũng có thể dẫn đến những vấn đề sức khỏe rất đáng lo ngại.

Theo Healthline, các mô cơ quan khác của cơ thể nhận máu khi tim co bóp bơm máu đến, tuy nhiên các cơ tim chỉ nhận máu về khi tim thư giãn. Khi tim nghỉ ngơi giữa các nhịp đập, các động mạch vành sẽ nhận và cung cấp máu giàu oxy cho tim. Nếu huyết áp tâm trương quá thấp, cơ tim sẽ không nhận đủ máu và oxy cần thiết. Điều này có thể khiến tim suy yếu dần theo thời gian và dẫn đến tình trạng suy tim tâm trương.

>> ĐỌC THÊM: Cách nhận biết huyết áp cao hay thấp

2. Triệu chứng và nguyên nhân của huyết áp tâm trương thấp

2.1. Triệu chứng hạ huyết áp tâm trương đơn độc (huyết áp tâm trương thấp)

huyet ap tam truong thap

Theo thông tin tổng hợp từ Healthline và Medical News Today, những triệu chứng đặc trưng của hạ huyết áp tâm trương đơn độc bao gồm mệt mỏi, chóng mặt và té ngã. Ngoài ra còn một số triệu chứng liên quan bao gồm:

  • Đau thắt ngực do huyết áp tâm trương thấp làm giảm lưu lượng máu đến tim
  • Các triệu chứng suy tim như: hụt hơi, sưng bàn chân hoặc mắt cá chân, lú lẫn, tim đập nhanh,…
  • Cảm thấy mất sức, mờ mắt
  • Da lạnh, ẩm ướt, nhợt nhạt
  • Buồn nôn, đổ mồ hôi, khát nước bất thường, mất nước, đánh trống ngực
  • Cảm thấy lâng lâng, chóng mặt đi đứng dậy và đi lại, đau đầu

Các triệu chứng trên có thể giảm bớt khi ngồi xuống hoặc nghỉ ngơi. Tuy nhiên nếu huyết áp hạ xuống quá thấp, các cơ quan quan trọng của cơ thể sẽ không nhận đủ chất dinh dưỡng và oxy để hoạt động bình thường. Điều này có thể khiến cơ thể bị sốc và trường hợp này yêu cầu phải được chăm sóc y tế ngay lập tức.

2.2. Nguyên nhân gây huyết áp tâm trương thấp

huyet ap tam truong thap

Theo thông tin được tổng hợp từ Medicine Net và K Health, nguyên nhân dẫn đến hạ huyết áp tâm trương đơn độc bao gồm:

  • Mang thai khiến hệ thống mạch máu của người mẹ giãn nở để tăng thể tích máu đưa đến nuôi dưỡng thai nhi.
  • Các vấn đề sức khỏe tim mạch: nhịp tim thấp, rối loạn van tim và suy tim.
  • Sự lão hóa khiến các mạch máu trở nên cứng lại, điều này có thể ngăn không cho đủ máu và oxy chảy ngược vào tim.
  • Các loại thuốc, đặc biệt là thuốc được kê đơn cho tăng huyết áp như thuốc chẹn alpha có thể làm giảm huyết áp tâm trương nhiều hơn huyết áp tâm thu.
  • Lối sống, chế độ ăn uống chẳng hạn như không uống đủ nước, làm giảm thể tích máu tổng thể.
  • Nằm trên giường quá lâu có thể làm giảm trương lực của động mạch.
  • Mất nước do đổ mồ hôi nhiều có thể làm giảm cả huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương.
  • Rượu có thể gây ra sự giãn nở của các mạch máu, từ đó dẫn đến hạ huyết áp tâm trương, nhịp tim thấp hơn, trục trặc van tim và đau tim.
  • Thiếu hụt nội tiết tố và các rối loạn chức năng nội tiết khác như suy giáp hoặc mất máu quá nhiều trong kỳ kinh nguyệt.
  • Phản ứng dị ứng do thuốc, thức ăn hoặc côn trùng cắn.
  • Chế độ dinh dưỡng thiếu vitamin B và sắt dẫn đến thiếu máu.
  • Đứng lâu có thể dẫn đến tụ máu ở chân.

3. Biện pháp giúp kiểm soát huyết áp ổn định tại nhà

Chỉ số huyết áp có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe tổng thể, đặc biệt là sức khỏe tim mạch của chúng ta. Do đó việc kiểm soát huyết áp ổn định và biết được huyết áp cao nên làm gì sẽ giúp chủ động hơn trong việc chăm sóc sức khỏe của cá nhân và cộng đồng.

Theo Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS), huyết áp có thể được kiểm soát ổn định bằng lối sống lành mạnh hoặc một số biện pháp ngay tại nhà bao gồm:

3.1. Chế độ ăn uống lành mạnh

huyet ap tam truong thap

Các chuyên gia khuyến cáo nên ăn ít hơn 6g muối ăn mỗi ngày (khoảng một thìa cà phê). Thay vào đó, chế độ ăn nên tập trung bổ sung kali, canxi, magie, chất xơ và protein. Một chế độ ăn ít chất béo bão hòa, nhiều chất xơ như trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt cũng được khuyến khích thực hiện đối với người cao huyết áp, đặc biệt là người cao tuổi.

3.2. Tập thể dục thường xuyên và duy trì cân nặng ở mức hợp lý

Vận động và tập thể dục thường xuyên giúp duy trì trạng thái khỏe mạnh cho tim và mạch máu đồng thời còn giúp giảm cân. Từ đó sẽ có tác động tích cực trong việc kiểm soát và phòng ngừa cao huyết áp. Các chuyên gia khuyến cáo người trưởng thành nên dành ít nhất 150 phút mỗi tuần để hoạt động thể dục với cường độ trung bình, chẳng hạn như đạp xe hoặc đi bộ nhanh.

Thừa cân hoặc béo phì làm tăng nguy cơ cao huyết áp vì cân nặng dư thừa sẽ tạo gánh nặng cho tim mạch, khiến tim phải làm việc nhiều hơn để bơm máu đi nuôi cơ thể. Duy trì cân nặng hợp lý có thể giúp bạn kiểm soát cao huyết áp và giảm nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe khác.

>> ĐỌC THÊM: TOP 4 bài tập yoga cho người huyết áp thấp hiệu quả nhất

3.3. Kiểm soát căng thẳng

huyet ap tam truong thap

Căng thẳng và kích động là những yếu tố có tác động tiêu cực đối với sức khỏe tim mạch, đặc biệt là huyết áp. Do đó học cách thư giãn và kiểm soát căng thẳng có thể giúp cải thiện sức khỏe tinh thần và thể chất cũng như giúp kiểm soát tình trạng cao huyết áp. Các kỹ thuật giúp kiểm soát căng thẳng có thể bao gồm: tập thể dục, nghe nhạc, massage, yoga, thiền định.

>> ĐỌC THÊM: Huyết áp cao làm gì để hạ

3.4. Hạn chế rượu bia, không hút thuốc lá

Thường xuyên uống nhiều rượu bia có thể làm tăng huyết áp và góp phần gây thừa cân do hàm lượng calo trong bia rượu là khá cao. NHS khuyến cáo không nên thường xuyên uống quá 140ml rượu/tuần.

Hút thuốc lá không trực tiếp gây ra cao huyết áp nhưng nó làm tăng nguy cơ bị đau tim và đột quỵ bởi vì thuốc lá sẽ động mạch bị thu hẹp. Nếu đang bị huyết áp cao mà vẫn hút thuốc lá, động mạch sẽ bị thu hẹp nhanh hơn, nguy cơ mắc các vấn đề về tim hoặc phổi trong tương lai cũng sẽ tăng lên đáng kể.

>> ĐỌC THÊM: Góc chia sẻ: Nên uống nước gì để hạ huyết áp nhanh

3.5. Massage giúp hạ huyết áp

massage ha huyet ap

Nghiên cứu năm 2002 tại Khoa Y Đại học Wirral Metropolitan (Anh) trên người bị cao huyết áp cho thấy massage giúp giảm căng cơ và nhịp tim, đồng thời cũng giúp giảm đáng kể huyết áp tâm trương và huyết áp tâm thu.

Theo Pacific College of Health and Science, massage là một phương pháp hỗ trợ trị liệu tăng huyết áp an toàn, không xâm lấn và nhẹ nhàng, đặc biệt đối với những người thường xuyên bị căng thẳng. Nếu thực hiện thường xuyên, xoa bóp sẽ giúp cải thiện lâu dài mức độ căng thẳng và nhịp tim. Vị trí massage giúp hạ huyết áp hiệu quả nhất là trên mặt, sau dái tai và cổ.

3.6. Phương pháp bấm huyệt giúp hạ huyết áp

Theo Medicentres, phương pháp bấm huyệt để dùng lực tác động vào các huyệt vị trên cơ thể có thể giúp hạ huyết áp nhanh chóng. 5 vị trí huyệt có tác dụng hạ huyết áp hiệu quả nhất bao gồm

  • Huyệt Phong Trì (GB20)
  • Huyệt Ấn Đường (Yin Tang)
  • Huyệt Bách Hội (GV20)
  • Huyệt Thái Xung (LV3)
  • Huyệt Nội Quan (PC6)

>> ĐỌC CHI TIẾT: Bấm huyệt giảm huyết áp: bỏ túi ngay 7 huyệt đạo quan trọng này

Kết luận

Huyết áp đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe của mỗi người, đặc biệt là người cao tuổi bởi nó có tác động trực tiếp đến hoạt động của hầu hết các cơ quan trong cơ thể. Do đó việc kiểm soát và duy trì chỉ số huyết áp luôn ổn định là vô cùng cần thiết giúp chủ động bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho mỗi cá nhân, gia đình và cả cộng đồng.

Hy vọng bài viết trên đây đã cung cấp đủ những thông tin cần thiết về chứng huyết áp tâm trương thấp cũng như những biện pháp hữu hiệu có thể thực hiện ngay tại nhà giúp bạn biết được huyết áp cao nên làm gì, từ đó có thể chủ động hơn trong chăm sóc sức khỏe của cả gia đình.

Nguồn tham khảo:

  • Medical News Today / What is low diastolic blood pressure and how to manage it
  • Healthline / Low Diastolic Blood Pressure: What Causes It and What You Can Do
  • Medicine Net / What Causes Low Diastolic Blood Pressure?
  • K Health / Low Diastolic Blood Pressure: Symptoms, Causes, and Treatments
  • Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS) / Prevention – High blood pressure (hypertension)
  • Pacific College of Health and Science / THE BENEFITS OF MASSAGE FOR HYPERTENSION

Thẻ:,

Bài Viết Liên Quan

Cường giáp nên kiêng ăn gì, lưu ý chế độ ăn để phục hồi sức khỏe

vmcvietnam.org

Làm sao để hết mụn tuổi dậy thì? [An toàn – Hiệu quả]

Cường giáp có nên uống nước dừa không? Nên ăn gì?

Top 6 nguyên nhân gây vàng răng và cách khắc phục hiệu quả

Ù tai phải làm sao? Giải pháp an toàn cho người giảm thính lực

Nguyên nhân gây cường giáp là gì? Làm thế nào để khắc phục

Chào bạn. Chúng tôi có thể giúp gì ...

Xin thông báo thời gian hỗ trợ mới của vmcvietnam bắt đầu từ 8h00-17h00, thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần. Quý khách vui lòng để lại số điện thoại kèm lời nhắn, chúng tôi sẽ liên hệ trong thời gian sớm nhất. Xin cảm ơn.