Tìm hiểu về các huyệt dưới lòng bàn chân và bàn chân

Lê Thanh Hiền 05/04/2023

Trên cơ thể chúng ta, những huyệt đạo dưới lòng bàn chân được xem là những huyệt đạo cực kì quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe. Người ta thường nói, lòng bàn chân chính là một bản đồ thu nhỏ của cơ thể chúng ta. Vì thế, khi bấm các huyệt dưới lòng bàn chân không chỉ giúp thư giãn, đả thông kinh mạch. Bên cạnh đó, nó còn làm giảm đau hiệu quả và giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Hãy cùng tìm hiểu về các huyệt lòng bàn chân ngay nhé.

1. Những huyệt dưới lòng bàn chân và bàn chân

Trong lòng bàn chân có rất nhiều huyệt khác nhau, mỗi vị trí lại có tác dụng khác nhau trong việc cử động cũng như có tác dụng tới sức khỏe cũng vậy. Chính vì thế, việc tìm hiểu cũng như ghi nhớ các huyệt dưới lòng bàn chân giúp bạn có thể giúp bạn nắm bắt được tình trạng sức khỏe, các vấn đề sức khỏe mà bạn đang mắc phải. Dưới đây, là 5 huyệt dưới lòng bàn chân thường được dùng để xoa bóp bấm huyệt cải thiện sức khỏe rất tốt.

1.1. Huyệt Dũng Tuyền

huyet duoi long ban chan
Huyệt dưới lòng bàn chân
  • Vị trí: Nằm ở điểm trũng thấp nhất giữa gan bàn chân khoảng ⅓ về phía trước.
  • Tác dụng: Có tác dụng dưỡng thận rất tốt, giúp giải độc thận và điều hòa cơ thể.
  • Cách thực hiện: Vì đây là 1 trong 36 yếu huyệt nên khi thực hiện cần sử dụng một lực hợp lý. Bạn có thể dùng ngón tay cái ấn và day nhẹ nhàng huyệt 5 phút mỗi ngày. Thời gian thực hiện bấm huyệt này tốt nhất là trước 5-7 giờ sáng. Trước khi thực hiện bấm huyệt dũng tuyền thì bạn nên uống một cốc nước ấm để thận được lọc tốt hơn.

>> ĐỌC THÊM: Huyệt Dũng Tuyền

1.2. Huyệt Thương Khâu

Đồ hình huyệt Y học cổ truyền, chuẩn WHO – Huyệt Thương Khâu
  • Vị trí: Nằm ở ngay dưới hõm mắt cá chân mặt phía trong
  • Tác dụng: Làm giảm chứng đầy bụng khó tiêu, viêm ruột, nôn nao, viêm dạ dày, táo bón, tiêu chảy. Bên cạnh đó, việc xoa bóp bấm huyệt này còn giúp lưu thông khí huyết từ lá lách đến cách kinh mạch và ngược lại,
  • Cách thực hiện: Xác định chính xác vị trí huyệt, bấm và giữ trong khoảng 3 phút cho đến khi có cảm giác tê mỏi. Mỗi ngày thực hiện từ 3-5 lần và ở cả hai bên bàn chân.

>> ĐỌC CHI TIẾT: Huyệt Thương Khâu

1.3. Huyệt dưới lòng bàn chân: Huyệt Thái Xung

Đồ hình huyệt Y học cổ truyền, chuẩn WHO – Huyệt Thái Xung
  • Vị trí: nằm ở phía trên mu bàn chân. Dùng ngón trỏ đo từ khe ngón chân cái và ngón chân áp cái lên 2 thốn chính là vị trí của huyệt.
  • Tác dụng: Huyệt này có liên quan mật thiết đến các hoạt động của gan. Giúp kích thích quá trình giải độc ở gan.
  • Cách thực hiện: Dùng ngón tay cái tác động một lực nhẹ vừa phải lên vị trí huyệt trong khoảng 4 phút đến khi thấy đau thì dừng lại.

1.4. Huyệt Giải Khê

Đồ hình huyệt Y học cổ truyền, chuẩn WHO – Huyệt Giải Khê
  • Vị trí: Nằm ở điểm giữa nếp cổ chân, phần lõm giữa gân cơ duỗi ngón chân và gân cơ duỗi dài ngón cái.
  • Tác dụng: Đây là phương pháp hiệu quả để làm giảm các vấn đề liên quan đến xương khớp, tê liệt chân tay, thần kinh tọa.
  • Cách thực hiện: Ấn và day nhẹ huyệt từ 1-3 phút kết hợp với các động tác xoa bóp nhẹ nhàng giúp thư giãn tăng thêm hiệu quả.

>> ĐỌC THÊM: Bấm huyệt nào để phù hợp với từng vấn đề sức khỏe?

1.5. Huyệt Nội Đình

Đồ hình huyệt Y học cổ truyền, chuẩn WHO – Huyệt Nội Đình
  • Vị trí: nằm ở trên mặt trên của bàn chân, ngay giữa kẽ ngón chân thứ hai và thứ ba.
  • Tác dụng: Giúp khắc phục các vấn đề liên quan đến ruột, đau dạ dày, đau răng, đau đầu, chảy máu cam.
  • Cách thực hiện: Bấm nhẹ nhàng và giữ huyệt trong vòng 1-3 phút ở cả hai bên chân.

>> ĐỌC THÊM: Huyệt Công Tôn

2. Bấm huyệt dưới lòng bàn chân thường xuyên giúp cải thiện sức khỏe

Bàn chân đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết sức khỏe của bạn. Chính vì thế, hãy thường xuyên chăm sóc bàn chân nhất là vị trí lòng bàn chân nơi có các huyệt quan trọng nhé. Xoa bóp bấm huyệt hàng ngày giúp cho bàn chân được thả lỏng, thư giãn, các huyệt đạo được chăm sóc một cách chuyên sâu, làm giảm bớt đi các vấn đề liên quan đến sức khỏe của bạn. Để có cách xoa bóp bấm huyệt tốt nhất thì bạn có thể làm theo các quy trình dưới đây.

  • Xoa tinh dầu quanh bàn chân sau đó giữ chặt bàn chân từ phía dưới rồi từ từ miết bàn tay từ phía cổ chân về hướng các ngón chân.
  • Kéo tay từ trên cổ chân xuống gót chân và dùng ngón tay cái vừa di chuyển theo vòng tròn và vừa ấn nhẹ quanh vị trí mắt cá chân.
  • Bấm lòng bàn chân bằng ngón tay cái theo chiều hướng về ngón chân hoặc theo hình tròn.

>> ĐỌC THÊM: Huyệt Thần môn

Kết luận

Ở trên là một số huyệt dưới lòng bàn chân và các huyệt vùng chân cơ bản nhất mà chúng tôi mang lại cho bạn. Thường xuyên xoa bóp bấm huyệt kết hợp với ngâm chân cùng nước ấm trước khi đi ngủ sẽ giúp bạn lưu thông khí huyết, đẩy lùi hàn khí, giúp tăng cường thêm sức đề kháng và phòng ngừa các vấn đề xấu liên quan đến sức khỏe. Trung tâm VMC hy vọng rằng, với các thông tin hữu ích ở trong bài sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình chăm sóc sức khỏe của mình. Chúc bạn có một ngày mới tốt lành!

Nguồn: Vinmec, osanno.vn

Thẻ:,

Bài Viết Liên Quan

Cường giáp nên kiêng ăn gì, lưu ý chế độ ăn để phục hồi sức khỏe

vmcvietnam.org

Làm sao để hết mụn tuổi dậy thì? [An toàn – Hiệu quả]

Cường giáp có nên uống nước dừa không? Nên ăn gì?

Top 6 nguyên nhân gây vàng răng và cách khắc phục hiệu quả

Ù tai phải làm sao? Giải pháp an toàn cho người giảm thính lực

Nguyên nhân gây cường giáp là gì? Làm thế nào để khắc phục

Chào bạn. Chúng tôi có thể giúp gì ...

Xin thông báo thời gian hỗ trợ mới của vmcvietnam bắt đầu từ 8h00-17h00, thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần. Quý khách vui lòng để lại số điện thoại kèm lời nhắn, chúng tôi sẽ liên hệ trong thời gian sớm nhất. Xin cảm ơn.