Kháng kháng sinh là gì và đe dọa chúng ta ra sao?

admin 20/08/2021

Kháng kháng sinh là một trong những mối đe dọa nguy hiểm nhất trong lịch sử phát triển y học thế giới. Tình trạng này được cảnh báo có khả năng dẫn đến một thời đại “hậu kháng sinh”, khi mà việc nhiễm trùng từ một vết xước trên da cũng có thể dẫn đến cái chết. Tại Việt Nam, đây là một hiện trạng đáng báo động do nhiều nguyên nhân, trong đó phổ biến là việc nhận thức còn chưa đúng đắn dẫn điến việc lạm dụng thuốc cũng như chưa biết cách chăm sóc sức khỏe chủ động. Vậy kháng kháng sinh là gì? Hãy cùng tìm hiểu về nó để biết cách phòng tránh cho bản thân cũng như những người thân xung quanh nhé!

Kháng kháng sinh là gì?

Hiện tượng này xảy ra khi vi trùng như vi khuẩn và nấm phát triển khả năng đánh bại các loại thuốc được thiết kế để tiêu diệt chúng. Điều đó có nghĩa là vi trùng không bị giết và tiếp tục phát triển.

Nhiễm trùng do vi trùng kháng thuốc kháng sinh gây ra rất khó, và đôi khi không thể điều trị được. Trong hầu hết các trường hợp, những bệnh nhân này buộc phải nằm viện kéo dài để bác sĩ theo dõi thêm làm gia tăng nguy cơ lây nhiễm các bệnh khác và chi phí điều trị tốn kém.

Kháng thuốc kháng sinh không có nghĩa là cơ thể trở nên kháng thuốc; đó là vi khuẩn trong cơ thể đã trở nên đề kháng với các loại kháng sinh được thiết kế để tiêu diệt chúng.

Đọc thêm: Bài thuốc Đông y tăng cường sức đề kháng trong dịch COVID-19

Hiểm họa của việc kháng kháng sinh là gì?

Hiện trạng này đã và đang trở thành một vấn đề bức thiết của xã hội, ảnh hưởng đến rất nhiều khía cạnh khác nhau của cuộc sống như y tế, thú y, nông nghiệp… Mỗi năm, tại Mỹ có ít nhất 2.8 triệu người bị nhiễm trùng bởi các vi khuẩn hoặc nấm kháng kháng sinh, hệ quả nghiêm trọng gây ra con số hơn 35.000 ngàn người chết vì lí do này.

Kháng thuốc là một nguy cơ không thể tránh khỏi hoàn toàn cho bất kì ai, đặc biệt là người có tiền sử mắc bệnh mãn tính. Hơn nữa, nếu thuốc mất đi hiệu quả vốn có của nó, chúng ta cũng sẽ mất khả năng điều trị nhiễm trùng và những bệnh lây nhiễm phổ thông. Thêm vào đó, rất nhiều các phương pháp điều trị chuyên biệt còn phụ thuộc vào kháng sinh để chống nhiễm trùng như: thay khớp, thay nội tạng, điều trị ung thư và cả những bệnh mãn tính như tiểu đường, hen suyễn và viêm khớp dạng thấp.

Các loại vi khuẩn kháng kháng thuốc – Nguồn: CDC

Vì sao vi khuẩn trở nên kháng thuốc?

  • Sử dụng kháng sinh bừa bãi: Phần lớn thuốc tại Việt Nam được bán mà không cần kê đơn:
  • Dùng kháng sinh rộng rãi kéo dài trong chăn nuôi: Theo CDC, tại Việt Nam, khoảng 45 loại kháng sinh được người nông dân sử dụng để điều trị, dự phòng và thúc đẩy tăng trưởng.
  • Điều trị kháng sinh bất hợp lý: Sử dụng cho bệnh nhân không nhiễm khuẩn; Kéo dài không cần thiết…
  • Tốc độ sản xuất kháng sinh mới chững lại: Từ năm 2008 đến 2011, Việt Nam cho ra đời 2 loại mới. Sau thời điểm đó đến nay thì không có loại mới nào.

Kháng thuốc kháng sinh diễn ra như thế nào?

Nguồn: CDC

Thuốc kháng khuẩn điều trị nhiễm trùng do vi sinh gây ra

Vi sinh là những sinh vật rất nhỏ, giống như vi khuẩn. Đa phần chúng vô hại, một số thậm chí hữu ích với sức khỏe con người, nhưng cũng có một số lại có hại, gây nhiễm trùng và bệnh tật. Thuốc kháng khuẩn thường được biết tới chính là kháng sinh, có tác dụng ngăn chặn và tiêu diệt sự phát triển của vi khuẩn.

Hai loại vi sinh

  • Vi khuẩn (Bacteria) gây bệnh như viêm họng và ngộ độc thực phẩm. Thuốc điều trị nhiễm trùng do vi khuẩi là thuốc kháng sinh (chẳng hạn như penicillin).
  • Nấm (Fungi) gây ra các bệnh như nấm da chân và nhiễm trùng nấm men. Thuốc điều trị các bệnh nhiễm nấm này gọi là thuốc kháng nấm.

Vi trùng tăng khả năng đề kháng và lan nhanh như thế nào?

  1. Vi trùng (vi khuẩn và nấm) có ở khắp mọi nơi. Một số có lợi, số khác lại có hại cho con người, cây trồng và vật nuôi. Một số trong đó có khả năng kháng lại thuốc kháng sinh.
  2. Thuốc kháng sinh giúp ngăn ngừa nhiễm trùng bằng việc sẽ diệt trừ các loại vi khuẩn, cả loại có lợi và có hại. Một số vi khuẩn có khả năng thích nghi và phát triển sức đề kháng lại thuốc.
  3. Các loại vi khuẩn kháng kháng sinh có khả năng nhân lên và hơn nữa, còn có khả năng hỗ trợ các vi khuẩn khác kháng lại thuốc.
  4. Một khi tình trạng kháng thuốc xuất hiện, nó có thể lây lan sang các môi trường mới và giữa các quốc gia.

Đọc thêm: Wellness – định nghĩa “chuẩn” về một lối sống khỏe toàn diện và chủ động

Chiến lược phòng thủ của các vi khuẩn kháng kháng sinh là gì?

Kháng sinh tấn công các loại vi khuẩn và nấm. Nhưng vi khuẩn thì thích nghi và tìm mọi cách để tồn tại, kháng lại bằng một chiến lược có tên gọi là cơ chế đề kháng. Vi khuẩn phát triển cơ chế đề kháng bằng cách sử dụng các hướng dẫn do DNA của chúng cung cấp. Thông thường, các gen kháng thuốc được tìm thấy trong plasmid – các đoạn DNA nhỏ mang các chỉ dẫn di truyền từ mầm này sang mầm khác. Điều này có nghĩa là một số vi khuẩn có thể chia sẻ DNA của chúng và làm cho các vi khuẩn khác cũng trở nên kháng thuốc.

Mô tả chu trình từ nông trại tới bàn ăn:

Tất cả vật nuôi đều mang vi khuẩn có hại trong ruột của chúng

vật nuôi sử dụng kháng sinh
Nguồn: CDC

Để điều trị những vi khuẩn này thì thuốc kháng sinh được cung cấp cho vật nuôi. Thuốc này sẽ tiêu diệt nhiều loạn vi khuẩn nhưng những vi khuẩn kháng thuốc thì sẽ tồn tại và nhân lên.

Vi khuẩn kháng thuốc có thể lây lan qua:

thực phẩm
Nguồn: CDC
  • Sản phẩm từ động vật
  • Sản phẩm sử dụng nguồn nước bị nhiễm khuẩn
  • Thực phẩm được chế biến trên bề mặt nhiễm khuẩn
  • Phân động vật được thải ra từ môi trường

Con người có thể nhiễm vi khuẩn kháng thuốc qua:

nguồn lây từ môi trường và thức ăn
Nguồn: CDC
  • Thức ăn bị ô nhiễm
  • môi trường bị ô nhiễm

Một số ca kháng thuốc dẫn đến:

bệnh nhân mắc vi khuẩn kháng kháng sinh
Nguồn: CDC
  • Bệnh nhẹ
  • Bệnh nặng và có thể gây tử vong

Đọc thêm: Tăng cường hệ miễn dịch mùa COVID-19 bằng xoa bóp bấm huyệt

Vậy chúng ta có thể làm gì để tránh tình trạng kháng kháng sinh?

Trong hiện trạng sử dụng thuốc bừa bãi, được bán mà không cần kê đơn thì việc lạm dụng, đặc biệt trong điều trị bệnh lý của trẻ em là vô cùng phổ biến. Trước khi cơ thể kịp tạo ra miễn dịch để đối kháng lại với tình trạng viêm nhiễm, mà trong đó 99% gây ra bởi virus, thì kháng sinh đã được “tống” vào để “dập lửa” và ngăn chặn nguy cơ bội nhiễm. Vậy việc sử dụng thuốc là không cần thiết, tốn kém, gây hại cho cơ thể, và tăng nguy cơ kháng thuốc. Giải pháp thực sự là nâng cao sức khỏe và sức đề kháng!

Hãy tham gia khóa học Tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng bằng Y học Cổ truyền của VMC để hiểu về các phương pháp giúp chúng ta chăm sóc sức khỏe chủ động để ngăn chặn. Đừng để mất bò mới lo làm chuồng! Đừng ốm rồi mới dùng thuốc chữa. Hãy chủ động phòng ngừa, chịu trách nhiệm và chủ động chăm sóc cho sức khỏe của chính chúng ta và những người thân trong gia đình mình!

Nguồn: WHO, CDC, BS Lê Hải, TS. Deborah Weatherspoon

Bài Viết Liên Quan

THÔNG BÁO SỐ PHÁT SÓNG TRUYỀN HÌNH TUẦN TỪ 25/11-1/12

THÔNG BÁO SỐ PHÁT SÓNG TRUYỀN HÌNH TUẦN TỪ 18/11 – 24/11

THÔNG BÁO SỐ PHÁT SÓNG TRUYỀN HÌNH TUẦN TỪ 11/11 – 17/11

THÔNG BÁO SỐ PHÁT SÓNG TRUYỀN HÌNH TUẦN TỪ 04/11 – 10/11

THÔNG BÁO SỐ PHÁT SÓNG TRUYỀN HÌNH TUẦN TỪ 28/10- 3/11

THÔNG BÁO SỐ PHÁT SÓNG TRUYỀN HÌNH TUẦN TỪ 21/10- 27/10

Chào bạn. Chúng tôi có thể giúp gì ...

Xin thông báo thời gian hỗ trợ mới của vmcvietnam bắt đầu từ 8h00-17h00, thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần. Quý khách vui lòng để lại số điện thoại kèm lời nhắn, chúng tôi sẽ liên hệ trong thời gian sớm nhất. Xin cảm ơn.