Giải đáp thắc mắc: Khoai tây mọc mầm có ăn được không?
admin 04/12/2022
Khoai tây là một loại thực phẩm có thể đem lại một số lợi ích rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, nhiều người có xu hướng tích trữ quá nhiều khoai tây trong khoảng thời dài nên rất dễ gây ra tình trạng mọc mầm. Một số người cho rằng khoai tây mọc mầm có thể ăn được nhưng một số người khác lại cho rằng khoai tây mọc mầm rất độc hại và dễ gây ra tình trạng ngộ độc thực phẩm. Vậy, khoai tây mọc mầm có ăn được không?
1. Vì sao khoai tây mọc mầm?
Khoai tây chính là nguồn cung cấp solanin và chaconine tự nhiên, đây cũng chính là hai hợp chất Glycoalkaloid có thể tìm thấy ở một số loại thực phẩm khác như cà tím và cà chua. Với một lượng nhỏ Glycoalkaloid cũng giúp cơ thể hạ đường huyết và hạ Cholesterol trong máu. Tuy nhiên, chúng có thể trở nên độc hại nếu như ăn quá nhiều.
Cũng giống như các loại củ khác như khoai lang, củ đậu thì khoai tây để lâu cũng sẽ bị mọc mầm. Đó là hiện tượng do không được bảo quản đúng cách cũng như để chỗ có nhiều ánh sáng và nóng làm cho hàm lượng solanin trong khoai tây tăng cao dẫn đến củ khoai tây sẽ có mầm xanh và da sẽ ngả sang màu xanh lá.
Khi khoai tây mọc mầm thì chất độc sẽ tập trung ở phần chân mầm, ở lớp vỏ phía ngoài làm cho củ khoai tây bị đắng và độc tới mức không thể ăn được nữa. Bởi vì solanin có trong khoai tây vừa có lợi vừa có hại nó có lợi giúp cho củ khoai tây không bị thối hay hư hỏng nhưng bên cạnh đó nó cũng là một dạng chất độc có chứa axit cyanuric.
>> XEM THÊM: Những người không nên ăn gạo lứt để tránh ảnh hưởng sức khỏe
2. Khoai tây mọc mầm có ăn được không?
Khoai tây mọc mầm có ăn được không thì câu trả lời mà chúng tôi trả lời ở đây là không ăn được. Bởi vì khi khoai tây mọc mầm sẽ chứa một hàm lượng solanin cao. Chất này được xem như một chất kháng sinh của thực vật nhưng nó lại là một dạng chất độc có chứa axit cyanuric. Theo như các chuyên gia y tế, khi ăn phải chất này con người sẽ ngộ độc với các biểu hiện nhẹ như là đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy thậm chí là sẽ cảm thấy khó thở. Nếu nặng hơn thì nhiệt độ trên người sẽ tăng cao thần trí hôn mê, co giật có thể dẫn đến tử vong.
Các triệu chứng nhiễm độc thường sẽ xuất hiện trong vòng 8-12 giờ sau khi ăn phải, nhưng cũng có thể sẽ xuất hiện sau 30 phút nếu như trong thức ăn có chứa solanin cao. Để đạt được đến nồng độ tử vong thì phải ăn sống một lần khoảng 4.020kg khoai và điều đó là điều không thể. Tuy nhiên, nếu khoai đã lên mầm nghĩa là độc có trong củ khoai đã tập trung lại vì thế chúng ta không nên ăn.
Cho nên, khoai tây mọc mầm có ăn được không thì các chuyên gia y tế khuyến cáo bạn rằng không nên sử dụng các củ khoai tây khi đã mọc mầm vì nó rất có thể làm cho bạn bị trúng độc và sẽ nguy hiểm đến sức khỏe của mình.
>>XEM THÊM: Ăn khoai tây có lợi ích gì khác mà bạn chưa biết không?
3. Khoai tây mọc mầm có ăn được không khi cắt bỏ mầm đi?
Khoai tây mọc mầm rất có hại cho sức khỏe chúng ta vì vậy các chuyên gia y tế đã khuyến cáo chúng ta rằng: khoai tây mọc mầm thì không nên ăn. Nhưng vẫn có một vài trường hợp nếu biết cách xử lý đúng và hợp lý thì câu hỏi: “Khoai tây mọc mầm có ăn được không?” lại có câu trả lời khác là có thể ăn được. Vậy có cách nào để lại bỏ hợp chất glycoalkaloid tập trung nhiều nhất ở phầm mầm mọc ra của khoai tây hay không?.
Để xử lý khoai tây khi đã bị mọc mầm thì bạn có thể gọt bỏ mầm và phần vỏ của củ khoai tây để loại bỏ chất độc solanin. Mặt khác, vì chất solanin có thể tan trong nước nên để yên tâm hơn thì sau khi gọt sạch vỏ và bỏ mầm đi bạn có thể ngâm nước muối trước khi nấu vài giờ đồng hồ. Bên cạnh đó, nhiệt độ khi nấu ăn cũng sẽ quyết định chất độc solanin có biến mất hay không. Bạn có thể nấu, chiên hoặc xào ở nhiệt độ cao để có thể phân hủy các chất độc hại có trong khoai tây mọc mầm.
>> XEM THÊM: Chiến thần trong “làng” dinh dưỡng
4. Cách bảo quản để khoai tây không mọc mầm
Một trong những cách tốt nhất để tránh khoai tây mọc mầm là tránh sự tích trữ lâu ngày, khi mua thì chỉ nên mua với lượng vừa đủ, phù hợp cho bữa ăn ngày hôm đó. Còn nếu như bạn có ý định tích trữ nhiều khoai tây một lần thì bạn cần loại bỏ những củ khoai tây bị hỏng, để ở một nơi khô thoáng.
Có thể làm sạch và bỏ chúng vào tủ lạnh để nó có thể giữ độ tươi lâu hơn. Hoặc nếu khoai tây bạn mua về không được đựng trong các túi lưới thì bạn có thể cho vào một cái hộp có lỗ thông hơi và đặt một tờ giấy giữa các lớp khoai tây sau đó bọc kín hộp bằng một tờ báo. Và lưu ý rằng cần kiểm tra thường xuyên để phát hiện các dấu hiệu hư hỏng để bỏ đi hoặc ăn sớm hơn để tránh lây nhiễm ra các củ khoai tây khác.
Khoai tây mọc mầm có ăn được không? Nếu bạn muốn chúng ăn được và không bị mọc mầm thì hãy thử áp dụng một số cách ở trên xem sao nhé! Một số nhà khoa học khuyên rằng, nên tránh bảo quản khoai tây và hành tây cùng nhau bởi vì đặt hai loại củ này gần nhau thì sẽ đẩy nhanh quá trình mọc mầm.
Kết luận
Trung tâm VMC hy vọng rằng, với những thông tin chúng tôi cung cấp cho bạn ở trên có thể giúp bạn có được đáp án cho thắc mắc: “Khoai tây mọc mầm có ăn được không?” cũng như mang đến những cách giải quyết để có thể ăn được khoai tây mọc mầm cũng như cách bảo quản sao cho đúng để có những cách CHĂM SÓC SỨC KHỎE CHỦ ĐỘNG hợp lý. tránh gây ra tình trạng trên.
Nguồn: suckhoegiadinh.com, suckhoedoisong.vn