Làm sao để hết sổ mũi? Cách giúp mũi thông thoáng – hô hấp khỏe mạnh

Lê Thanh Hiền 15/09/2022

Sổ mũi, chảy nước mũi là một triệu chứng vô cùng khó chịu nhưng lại rất phổ biến có thể xảy ra ở bất kỳ ai. Chính vì vậy việc bỏ túi được những bí quyết giúp khắc phục tình trạng sổ mũi ngay tại nhà là điều vô cùng cần thiết. Cùng Trung tâm VMC giải đáp vấn đề làm sao để hết sổ mũi, từ nó nắm được những biện pháp đơn giản nhưng hiệu quả, có thể thực hiện ngay tại nhà để đẩy lùi chứng sổ mũi nhé!

Nguyên nhân gây sổ mũi

Niêm mạc mũi sẽ luôn tiết ra chất nhầy để giúp bảo vệ mũi và đường hô hấp khỏi các tác nhân có hại từ môi trường. Chất nhầy rất cần thiết để giữ cho đường thở ẩm và hoạt động bình thường. Nó không chỉ ngăn các yếu tố có hại xâm nhập vào phổi mà còn chứa các kháng thể giúp tiêu diệt vi khuẩn.

lam sao het so mui

Chảy nước mũi hay còn gọi là sổ mũi xảy ra khi chất nhầy được niêm mạc mũi sản xuất quá nhiều, trở nên dư thừa và sẽ chảy ra từ mũi, đôi khi cũng chảy xuống phía sau cổ họng của bạn.

Có rất nhiều lý do khiến bạn sổ mũi nhưng phổ biến nhất là do tình trạng viêm mũi. Theo Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH), có 2 dạng viêm mũi phổ biến gây chảy nước mũi thường gặp, bao gồm:

Viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng xảy ra khi bạn tiếp xúc với các tác nhân dị ứng làm cơ thể tiết ra histamin. Chất hóa học này sẽ kích thích các tuyến nhầy trong mũi tăng sản xuất để bẫy các chất gây dị ứng và giúp tống các chất độc hại này ra khỏi mũi. Chính điều này sẽ dẫn đến tình trạng sổ mũi, chảy nước mũi.

Triệu chứng đặc trưng của viêm mũi dị ứng bao gồm chảy nước mũi trước hoặc sau, nghẹt / tắc mũi, ngứa mũi và hắt hơi. Các triệu chứng này sẽ xảy ra trong vòng khoảng một giờ sau khi bạn tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng và có thể sẽ tiếp tục kéo dài đến hai ngày tiếp theo.

Các tác nhân gây dị ứng liên quan đến viêm mũi dị ứng chủ yếu có trong môi trường không khí, bao gồm

  • Phấn hoa
  • Mạt bụi
  • Phân côn trùng
  • Lông động vật
  • Nấm mốc

Viêm mũi không dị ứng

lam sao het so mui

Viêm mũi không dị ứng có thể đến từ rất nhiều nguyên nhân:

  • Cảm lạnh thông thường hoặc vi rút gây cảm cúm: Sổ mũi do cảm lạnh hoặc cúm có thể kèm theo mệt mỏi, đau họng, ho, và đôi khi sốt.
  • Thay đổi nhiệt độ nhanh chóng, đặc biệt là thời tiết lạnh
  • Viêm mũi do thuốc hoặc do hormone
  • Nội tiết tố
  • Chất kích ứng như khói

Làm sao để hết sổ mũi với những biện pháp tại nhà

Theo Healthline, cơ bản thì sổ mũi dù xảy ra rất phổ biến nhưng nó thường không phải là một tình trạng đáng lo ngại. Nếu bạn không kèm theo bất kỳ triệu chứng nào khác, thì bạn có thể tham khảo một số cách để kiểm soát sổ mũi tại nhà với các phương pháp tự chăm sóc tự nhiên mà không cần dùng đến thuốc.

Uống nhiều nước

Nếu bạn bị sổ mũi kèm theo triệu chứng nghẹt mũi thì uống đủ nước sẽ rất giúp bạn giảm tình trạng này. Bởi vì nó sẽ giúp chất nhầy đặc quánh trong xoang loãng ra và dễ dàng tống ra ngoài.

Tuy nhiên cần lưu ý rằng phải tránh các đồ uống như cà phê và thức uống có chứa cồn vì nó có thể làm bạn bị mất nước nhiều hơn.

Làm sao để hết sổ mũi: Xịt mũi

lam sao het so mui

Bằng cách sử dụng nước muối sinh lý với nồng độ thấp vừa phải sẽ giúp làm dịu chứng nghẹt mũi và giảm thiểu chất nhầy. Ống xịt mũi có chứa thành phần nước muối sinh lý có thể xem là một phương pháp tự nhiên phổ biến giúp mũi thông thoáng, khắc phục cảm giác khó chịu của chứng sổ mũi.

Theo một nghiên cứu năm vào 2021, ở những người bị nhiễm trùng đường hô hấp trên thì việc sử dụng nước muối sinh lý xịt mũi có thể giúp cải thiện các triệu chứng bao gồm sổ mũi, nghẹt mũi và cải thiện chất lượng giấc ngủ.

Làm sao để hết sổ mũi: Chườm ấm

Chườm gạc hoặc khăn ấm lên vùng trán và mũi nhiều lần mỗi ngày có thể giúp cải thiện tình trạng chảy nước mũi và làm dịu áp lực xoang.

Chườm ấm có tác dụng thúc đẩy lưu thông máu trong vùng xoang của bạn. Khăn mặt hoặc gạc ướt có thể giúp làm dịu chứng nghẹt mũi bằng cách bổ sung độ ẩm cho luồng không khí mà bạn hít vào.

Xông hơi mặt

Xông hơi mặt có thể giúp làm lỏng dịch nhầy và giảm sổ mũi. Các loại tinh dầu thường sử dụng để xông hơi mặt giúp cải thiện tình trạng sổ mũi bao gồm: tinh dầu khuynh diệp, bạc hà, thông, hương thảo, tràm trà và cỏ xạ hương,…

Làm sao để hết sổ mũi: Máy tạo độ ẩm

Theo một nghiên cứu năm 2019 , hít hơi nước ấm từ máy tạo độ ẩm giúp cải thiện đáng kể sự tích tụ chất nhầy do viêm mũi dị ứng

Máy tạo độ ẩm hoạt động bằng cách biến nước thành hơi để làm ẩm không khí khô. Khi bạn hít thở không khí ẩm sẽ giúp làm loãng và dễ dàng loại bỏ chất nhầy, đồng thời làm dịu các xoang bị kích thích, giúp tình trạng sổ mũi nhanh chóng chấm dứt.

Làm sao để hết sổ mũi: Bấm huyệt giúp giảm sổ mũi do viêm mũi dị ứng

bam huyet giam viem mui di ung

Theo một nghiên cứu được Viện Y tế Quốc Gia Hoa Kỳ công bố vào năm vào năm 2021, việc tự bấm huyệt trong 4 tuần tại năm huyệt vị trên cơ thể có thể giúp giảm các triệu chứng liên quan và cải thiện chất lượng cuộc sống của những người mắc chứng viêm viêm mũi dị ứng.

Các huyệt đã được chứng minh là có hiệu quả trong nghiên cứu này bao gồm:

  • Huyết Ấn Đường – Yintang (Ký hiệu: Ex-HN 3)
  • Huyệt Hợp Cốc – Hegu (Ký hiệu: LI-4 )
  • Huyệt Chi Câu – Quchi (Ký hiệu: LI-11)
  • Huyệt Nghinh Hương – Yingxiang (Ký hiệu: LI-20)
  • Huyệt Phong Trì – Fengchi (Ký hiệu: Gb-20)

Trị liệu viêm mũi dị ứng bằng Y học cổ truyền

Y học cổ truyền sử dụng những cách thức đặc biệt để tác động lên hệ thống kinh mạch, huyệt vị của con người giúp giảm thiểu các triệu chứng khó chịu khi bị viêm mũi dị ứng, viêm xoang. Từ các tác động này sẽ giúp nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể, giúp hệ thống mũi xoang trở nên khỏe mạnh hơn.

Khóa học “Trị liệu viêm mũi dị ứng – Viêm xoang mãn tính” do Trung tâm VMC sản xuất và phân phối sẽ giúp bạn:

  • Biết thêm được những phương pháp Y học cổ truyền an toàn, hiệu quả giúp nâng cao sức khỏe mũi xoang.
  • Biết cách tác động lên huyệt vị trên cơ thể, giúp giảm nhanh các triệu chứng viêm xoang.
  • Cung cấp lộ trình cụ thể 7 ngày chăm sóc mũi xoang, giúp phòng tránh các triệu chứng viêm nhiễm, nghẹt mũi hiệu quả.

HOTLINE/ZALO hỗ trợ: 0966.000.643

Nguồn tham khảo:

  • Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH) / Review of Rhinitis: Classification, Types, Pathophysiology
  • Healthline / Home Remedies for a Runny Nose

Bài Viết Liên Quan

Cường giáp nên kiêng ăn gì, lưu ý chế độ ăn để phục hồi sức khỏe

vmcvietnam.org

Làm sao để hết mụn tuổi dậy thì? [An toàn – Hiệu quả]

Cường giáp có nên uống nước dừa không? Nên ăn gì?

Top 6 nguyên nhân gây vàng răng và cách khắc phục hiệu quả

Ù tai phải làm sao? Giải pháp an toàn cho người giảm thính lực

Nguyên nhân gây cường giáp là gì? Làm thế nào để khắc phục

Chào bạn. Chúng tôi có thể giúp gì ...

Xin thông báo thời gian hỗ trợ mới của vmcvietnam bắt đầu từ 8h00-17h00, thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần. Quý khách vui lòng để lại số điện thoại kèm lời nhắn, chúng tôi sẽ liên hệ trong thời gian sớm nhất. Xin cảm ơn.