Nghẹt mũi nhưng không có nước mũi: Nguyên nhân và cách xử lý

Lê Thanh Hiền 12/10/2022

Nghẹt mũi nhưng không có nước mũi là một tình trạng đang khá phổ biến hiện nay xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau như cảm lạnh, viêm xoang, viêm mũi dị ứng, polyp mũi… gây ra cảm giác khó thở cũng như rất nhiều bất tiện trong cuộc sống. Cùng tham khảo thông tin tổng hợp ở bài viết dưới đây để biết được nguyên nhân cùng cách cải thiện tình trạng này nhé.

Nguyên nhân nghẹt mũi nhưng không có nước mũi

nghet mui nhung khong co nuoc mui

Tình trạng nghẹt mũi nhưng không có nước mũi xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Vì vậy việc tìm ra nguyên nhân sẽ là căn cứ giúp cải thiện nghẹt mũi một cách hiệu quả nhất. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến:

1.1. Cảm lạnh hoặc cảm cúm

Nếu bị nghẹt mũi kèm theo các triệu chứng khác như hắt hơi, đau họng, ho, sốt thì khả năng cao bạn đã bị cảm lạnh hoặc cảm cúm. Bạn nên nghỉ ngơi hợp lý, giữ ấm cơ thể và bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết. Triệu chứng sẽ hết sau khoảng 7 – 10 ngày cùng với sự phục hồi chức năng mũi

1.2. Viêm mũi dị ứng

Tình trạng viêm mũi dị ứng xảy ra khi bạn bị dị ứng với các dị nguyên như phấn hoa, lông động vật, thức ăn, hóa chất… Khi ấy cơ thể sẽ khởi động phản ứng miễn dịch và tự động bật chế độ bảo vệ, từ đó có thể làm sưng các mô mũi dẫn đến hắt hơi, viêm mũi, nghẹt mũi nhưng không có nước mũi…

>> Xem thêm: Các phương pháp trị liệu viêm mũi dị ứng bằng xoa bóp bấm huyệt cực kỳ đơn giản

1.3. Viêm xoang

viem mui di ung

Viêm xoang xảy ra khi những khoang rỗng ở bên trong vùng hàm mặt – trán – các xoang – bị sưng và viêm. Niêm mạc bị sưng tấy sẽ khiến bạn bị nghẹt mũi, khó thở đồng thời cản trở đường thoát dịch mũi – chất nhầy được tạo ra nhiều hơn do viêm xoang. Tình trạng nghẹt mũi sẽ nặng hơn nếu nằm ngủ. Ngoài ngạt mũi, bạn còn có thể gặp phải một vài triệu chứng khác như mệt mỏi, nhức đầu và nhức hốc mắt.

>> Xem thêm: Trị liệu viêm mũi dị ứng – Viêm xoang mãn tính

1.4. Viêm amidan

Viêm amidan nguyên nhân chủ yếu do vi khuẩn hoặc virus gây nên tình trạng nghẹt mũi nhưng không có nước mũi và viêm amidan ở trẻ nhỏ. Viêm amidan cần được xử lý kịp thời để tránh lây lan sang những vùng lân cận từ đó phòng ngừa được những phiền toái về sau.

>> Xem thêm: Cách bấm huyệt giảm hắt hơi sổ mũi chảy nước mắt ngay tại nhà

1.5. Có dị vật trong mũi

Thường xảy ra ở trẻ nhỏ khi đưa các đồ vật lên mũi gây nên tắc nghẽn đường thở, viêm nhiễm vùng mũi gây ra nghẹt mũi

1.6. Dị tật ở mũi

Các dị tật ở mũi như khối u, polyp mũi, lệch vách ngăn mũi cũng làm giảm khả năng thở của mũi từ đó dẫn đến nghẹt mũi.

Ngoài ra, nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi còn do một số nguyên nhân khác như khói thuốc, ô nhiễm, lười vệ sinh mũi, uống không đủ nước, nhiễm covid,…

Cách cải thiện nghẹt mũi nhưng không có nước mũi tại nhà

nghet mui nhung khong co nuoc mui

Có rất nhiều cách để cải thiện tình trạng nghẹt mũi nhưng không có nước mũi tại nhà. Sau đây là những phương pháp giúp giảm tình trạng sưng viêm ở bên trong khoang mũi. Từ đó làm giảm tình trạng nghẹt mũi giúp mũi trở nên thông thoáng hơn

>> Xem thêm: Làm sao để hết sổ mũi? Cách giúp mũi thông thoáng – hô hấp khỏe mạnh

2.1. Rửa mũi

Rửa mũi là cách vừa để vệ sinh mũi, vừa giúp các khoang mũi trở nên thông thoáng hơn. Bạn có thể dùng nước cất, nước muối sinh lý, nước đun sôi để nguội, nước tiệt trùng và các dụng cụ chuyên rửa mũi để giúp mũi được thông thoáng và dễ chịu hơn

2.2. Sử dụng nước ấm

nghet mui nhung khong co nuoc mui

Sử dụng nước ấm bằng cách chườm khăn có nhúng nước ấm lên mũi, tắm và uống đủ nước ấm mỗi ngày sẽ giúp giảm tình trạng sưng tấy ở mũi từ đó các mạch máu bên trong sẽ được lưu thông dễ dàng giúp mũi bạn trở nên thông thoáng và dễ thở hơn. Đây là một phương pháp tự nhiên cực kỳ an toàn có thể giúp bạn cảm thấy dễ chịu nhanh chóng.

>> Xem thêm: 5 nguyên nhân gây nhức cánh mũi phải có thể bạn vô tình bỏ qua?

2.3. Massage mũi

Massage mũi là cách đơn giản nhất giúp giảm bớt cảm giác khó chịu khi bị nghẹt mũi. Việc bạn cần làm là: Xoa bóp điểm giữa lông mày giúp ngăn niêm mạc bị khô và giảm áp lực trong xoang. Bạn có thể xoa bóp hai bên cánh mũi để hỉ mũi dễ dàng và thông thoáng hơn. Ngoài ra bạn có thể xoa bóp điểm giữa môi trên và mũi giúp làm giảm sưng mao mạch, lúc này đường thở sẽ mở ra làm giảm nghẹt mũi.

2.4. Sử dụng máy tạo độ ẩm

nghet mui nhung khong co nuoc mui

Sử dụng máy tạo độ ẩm sẽ giúp căn phòng của bạn không bị thiếu ẩm, nhờ vậy hạn chế được nguy cơ mũi bị khô và giảm thiểu tối đa tình trạng sưng, viêm các mô, mạch và xoang mũi, hỗ trợ giảm nghẹt mũi.

>> Xem thêm: Tìm hiểu chứng viêm mũi họng xuất tiết thường gặp khi giao mùa

2.5. Sử dụng thuốc trị nghẹt mũi

Bạn có thể sử dụng thuốc thông mũi hoặc thuốc kháng histamin nếu nguyên nhân bị nghẹt mũi do dị ứng. Nhưng để an toàn, nên đến các cơ sở y tế thăm khám và hỏi ý kiến ​​bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào tránh gây ra tác dụng phụ không mong muốn.

Kết luận

Hy vọng với những thông tin tổng hợp trên sẽ giúp bạn hiểu thêm về nguyên nhân và cách điều trị tình trạng nghẹt mũi nhưng không có nước mũi tại nhà hiệu quả. Nếu tình trạng nghẹt mũi nhưng không có nước mũi kéo dài không khỏi. Các bạn nên chủ động đến các cơ sở y tế khám và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Nguồn: Vinmec, medlatec

Bài Viết Liên Quan

Cường giáp nên kiêng ăn gì, lưu ý chế độ ăn để phục hồi sức khỏe

vmcvietnam.org

Làm sao để hết mụn tuổi dậy thì? [An toàn – Hiệu quả]

Cường giáp có nên uống nước dừa không? Nên ăn gì?

Top 6 nguyên nhân gây vàng răng và cách khắc phục hiệu quả

Ù tai phải làm sao? Giải pháp an toàn cho người giảm thính lực

Nguyên nhân gây cường giáp là gì? Làm thế nào để khắc phục

Chào bạn. Chúng tôi có thể giúp gì ...

Xin thông báo thời gian hỗ trợ mới của vmcvietnam bắt đầu từ 8h00-17h00, thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần. Quý khách vui lòng để lại số điện thoại kèm lời nhắn, chúng tôi sẽ liên hệ trong thời gian sớm nhất. Xin cảm ơn.