Ngừng ngay những thực phẩm này nếu bạn bị cơn đau dạ dày hành hạ
admin 30/09/2021
Chế độ ăn uống hàng ngày có liên quan mật thiết đến sự xuất hiện của cơn đau dạ dày. Một số loại thực phẩm có thể gây ra các cơn đau dữ dội, nhưng cũng có những loại thực phẩm có thể giúp giảm đau và sự khó chịu ở dạ dày. Vậy người bị đau dạ dày nên ăn gì và không nên ăn gì? Bài viết sẽ đem lại thông tin hữu ích dành cho bạn.
Triệu chứng cơn đau dạ dày cấp tính
Các triệu chứng này có thể xuất hiện đột ngột hoặc nặng dần và có thể trầm trọng hơn sau khi ăn, đặc biệt là các loại thức ăn, đồ uống gây kích thích niêm mạc dạ dày như tỏi, ớt, rượu bia; thức ăn gây khó tiêu như dầu mỡ, đồ chiên rán; thức ăn gây đầy hơi như nước ngọt có ga….
Khi có các dấu hiệu nghi ngờ mắc viêm dạ dày cấp, hãy đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để khám và làm các xét nghiệm cần thiết như: nội soi dạ dày, xét nghiệm máu, chụp X Quang để chẩn đoán chính xác và có biện pháp điều trị thích hợp. Tuy nhiên, việc đầu tiên cần làm là điều chỉnh lại chế độ ăn.
Người đau dạ dày tuyệt đối tránh xa các loại thực phẩm này
Đau dạ dày là một vấn đề khá phổ biến ở đường tiêu hóa, cả người lớn và trẻ em đều gặp phải. Nguyên nhân chính gây ra cơn đau dạ dày là do chế độ ăn uống không hợp lý, lạm dụng đồ ăn thức uống gây kích thích hoặc không đảm bảo vệ sinh. Vì vậy, việc duy trì một thực đơn ăn uống khoa học sẽ có tác động tích cực đến quá trình điều trị đau dạ dày.
Khi bị viêm dạ dày cấp, ngoài việc tuân theo chỉ định của bác sĩ, bạn cần ngừng ngay việc sử dụng các chất gây tổn thương niêm mạc dạ dày. Chú ý ăn thêm các loại thực phẩm có tác dụng giảm tiết dịch vị và giảm tác động tiết axit dịch vị lên niêm mạc dạ dày, tránh tái phát hoặc gây viêm loét dạ dày. Đặc biệt:
- Không ăn thức ăn có vị chua, có nhiều gia vị như ớt, tỏi, tiêu …
- Không nên ăn các món chiên, rán, quay nhiều dầu mỡ dễ gây khó tiêu.
- Không ăn thức ăn cứng như ngũ cốc, các loại hạt, măng khô, thức ăn nhiều xương …
- Không ăn thức ăn sống, nguội, các loại thức ăn nhanh hỏng như gỏi cá và các thức ăn sống khác.
- Không nên sử dụng thịt nguội, giăm bông, xúc xích, lạp xưởng và các thực phẩm chế biến sẵn khác.
- Không uống rượu bia, thuốc lá, cà phê, nước chè đặc, nước ngọt có ga.
Dinh dưỡng hợp lý khi dạ dày khó chịu
Người bị đau dạ dày nên ăn thức ăn mềm và dễ tiêu hóa. Nên ăn những thức ăn nhẹ, dễ tiêu, đủ dinh dưỡng để bảo vệ thành dạ dày. Khi cơn đau dạ dày chưa thuyên giảm, chỉ nên ăn thức ăn nhẹ như cháo, súp.
Sau khi tình trạng được cải thiện, bạn có thể ăn cháo, cơm mềm. Nên ăn ngay sau khi chế biến và khi thức ăn còn ấm để giúp tiêu hóa tốt hơn. Người bị đau dạ dày nên chia nhỏ bữa ăn, ăn thường xuyên trong ngày để giảm gánh nặng và trung hòa axit dịch vị.
Bên cạnh việc điều chỉnh chế độ ăn uống, bạn cũng cần nghỉ ngơi, tránh làm việc quá mệt mỏi hay căng thẳng, ngủ đủ giấc. Việc này cũng giúp giảm cơn đau và phòng ngừa tái phát cơn đau dạ dày hiệu quả.
Xem thêm:
- 6 mẹo trị trào ngược dạ dày với nguyên liệu có sẵn tại nhà
- 7 vấn đề về sức khỏe dạ dày có thể bạn chưa biết
Người bị đau dạ dày nên ăn gì?
Ăn táo giúp giảm bớt cơn đau dạ dày
Nếu bạn đang thắc mắc bị đau dạ dày nên ăn gì thì táo chính là một gợi ý hữu ích. Táo đặc biệt tốt cho những người bị đau dạ dày có biểu hiện rối loạn tiêu hóa. Loại trái cây này cung cấp một lượng lớn pectin có khả năng thúc đẩy tiêu hóa, giàu chất xơ hòa tan.
Ăn 1-2 quả táo mỗi ngày sẽ giúp chữa lành vết thương ở niêm mạc dạ dày, nguồn vitamin và khoáng chất dồi dào trong loại quả này có thể giúp bạn vượt qua cơn đau dạ dày dễ dàng.
Bánh mì tốt cho người bị đau dạ dày
Bạn có thể sử dụng bánh mì trong thực đơn hàng ngày chống lại tình trạng đau dạ dày, tốt nhất là dùng bánh mì trắng. Bánh mì dễ tiêu hóa, đồng thời cung cấp nhiều chất xơ giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa trong dạ dày.
Khi được đưa vào trong dạ dày, bánh mì còn phát huy tác dụng giảm đau, ngăn chặn viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày bằng cách thấm hút bớt lượng axit dư thừa trong dịch vị. Ngoài ra, thực phẩm này còn bổ sung nhiều tinh bột đảm bảo cơ thể có đầy đủ năng lượng cho các hoạt động trong ngày.
Chuối giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày
Chuối chín là thực phẩm dễ tiêu hóa. Ngoài ra, nó còn cung cấp cho cơ thể nhiều chất điện giải giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa. Bên cạnh đó, thành phần kali được tìm thấy nhiều trong chuối chín còn giúp giảm hiện tượng buồn nôn, tiêu chảy, đồng thời ổn định hoạt động co thắt của các cơ trơn trong ruột, qua đó giảm các cơn đau dạ dày một cách an toàn.
Nên ăn khoai tây khi bị đau dạ dày
Giống như chuối, khoai tây cũng cung cấp nguồn kali dồi dào cho cơ thể. Kali giúp ổn định nhu động ruột, điều hoà co thắt cơ trơn, xoa dịu cơn đau dạ dày.
Hơn nữa, khoai tây còn có tính kiềm giúp trung hòa axit trong dạ dày, giảm lượng axit dư thừa. Khoai tây hoạt động như một loại “thuốc” nhuận tràng tự nhiên, tăng cường chức năng tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón, tiêu chảy cho người bị đau dạ dày.
Để tìm hiểu, đăng ký các khóa học chăm sóc sức khỏe chủ động của Trung tâm VMC, bạn có thể xem thêm ở website này hoặc liên hệ qua Hotline: 0966.000.643 để được hỗ trợ nhanh nhất!