Người bị bệnh Gout nên ăn gì và không nên ăn gì?
admin 24/09/2021
Theo thống kê tại Việt Nam, tỷ lệ người bị bệnh Gout chiếm 0,14% dân số năm 2003; tăng lên 1,0% dân số vào năm 2014 với 940.000 người mắc phải. Trong đó, 96% là nam giới, 38% ở lứa tuổi 40, với 75% trong độ tuổi lao động. Ngoài ra, những người thừa cân, thường xuyên sử dụng chất kích thích như: bia, rượu, cà phê, phụ nữ sau thời kỳ mãn kinh cũng có nguy cơ cao mắc phải vấn đề này. Vậy người bị Gout nên ăn gì và không nên ăn gì? Cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé!
1. Gout là gì?
Gout là tình trạng rối loạn chuyển hoá liên quan đến ăn uống do nồng độ axit uric quá cao trong huyết tương dẫn đến lắng đọng các tinh thể urat (muối của axit uric) hoặc tinh thể axit uric.
Gout hay còn gọi là thống phong, là một loại viêm khớp, gây sưng viêm trong khớp. Gần một nửa các trường hợp, bệnh Gout gây ra đau nhức ở ngón chân cái, ngoài ra nó còn ảnh hưởng ở các khớp ngón tay, cổ tay, đầu gối và gót chân.
2. Những biểu hiện của Gout
- Xuất hiện cơn đau một cách dữ dội đặc biệt là vào giữa đêm làm ảnh hưởng đến giấc ngủ.
- Vị trí của các khớp có biểu hiện sưng đỏ, viêm và cảm giác nóng ran xung quanh khớp, khi chạm vào thấy đau nhức, đặc biệt là khớp ở ngón chân cái và bàn chân.
- Sốt nhẹ kèm ớn lạnh, chán ăn, sức khỏe bị suy giảm rõ rệt.
- Những cơn đau diễn ra khoảng từ 5 – 7 ngày và sau đó giảm dần. Khi cơn đau biến mất các khớp sẽ trở lại hoạt động như bình thường.
Xem thêm:
- 4 nhóm thực phẩm giàu collagen – “Thần dược” trẻ hóa làn da cho phụ nữ
- 8 loại thảo dược quen thuộc hỗ trợ điều trị cao huyết áp
- Bí quyết tăng cường sức khỏe giúp bạn luôn khỏe đẹp trong mùa dịch
3. Bị Gout nên ăn gì?
- Cung cấp vitamin C hàng ngày cho cơ thể qua các loại trái cây: ổi, bưởi, cam, quýt,…
- Uống nhiều nước, khoảng 1,5-2 lít một ngày để tăng cường đào thải axit uric.
- Chỉ nên ăn các loại thịt có màu trắng (ức gà, thịt lợn,…), vì thịt trắng thường ít purin hơn.
- Tinh bột và thực phẩm giàu carbohydrate là loại thực phẩm quan trọng đối với người bị Gout, bởi nó chứa một lượng purin an toàn. Chúng có chức năng làm giảm và hòa tan acid uric trong nước tiểu. Vì vậy, người mắc phải có thể thoải mái ăn mì, cơm, phở, bún, khoai, bánh mì, ngũ cốc, mì,…
- Tăng cường các loại thực phẩm thảo dược có chức năng đào thải axit uric trong máu ra ngoài như dâu tây, cải bẹ xanh, cam,…
- Người bị Gout có thể ăn thoải mái các loại rau củ vì chúng chỉ chứa khoảng 20-25 mg purin, trừ một số loại như nấm, giá đỗ, măng tây. Các loại rau ít purin dành cho người bị Gout là rau cần, dưa chuột, súp lơ, các loại cà….
- Nên sử dụng dầu ô liu, dầu lạc, dầu vừng thay cho mỡ động vật để giảm bớt lượng chất béo.
- Khi chế biến nên ưu tiên các món hấp, luộc, hạn chế tối đa các món ăn chiên, xào nhiều dầu mỡ.
4. Người bị Gout không nên ăn gì?
- Hạn chế tối đa các thực phẩm chứa purin cao như nội tạng: gan, tim, cật; các loại thịt đỏ như: thịt bò, thịt bê, thịt nai; các loại hải sản như: tôm, cua, ghẹ, các loại động vật có vỏ (sò, ốc, hến…..). Những thực phẩm này dễ làm tăng nguy cơ hình thành Gout cấp tính.
- Hạn chế chất béo trong khẩu phần ăn bằng cách chọn thịt nạc, không ăn da gà, vịt,.. và các sản phẩm sữa ít chất béo.
- Tránh các loại hoa quả chua, đồ lên men, các loại nấm, măng, giá đỗ trong thực đơn bởi chúng có thể làm tăng tốc độ tổng hợp axit uric trong cơ thể.
- Một số loại gia vị như ớt, hạt tiêu cũng nên dùng hạn chế vì chúng có thể gây hưng phấn thần kinh tự chủ gây tái phát Gout.
- Tránh uống rượu bởi rượu làm gia tăng quá trình hình thành axit uric trong gan và ngăn cản thận thải axit uric.
Người bị Gout nên xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, tích cực luyện tập thể dục thể thao để sống chung trong hòa bình với nó.
Để tìm hiểu, đăng ký các khóa học chăm sóc sức khỏe chủ động của Trung tâm VMC, bạn có thể xem thêm ở website này hoặc liên hệ qua Hotline: 0966.000.643 để được hỗ trợ nhanh nhất!