Uống nước ngọt có gas ảnh hưởng thai nhi không?

VMC-Admin 23/09/2021

Trong quá trình mang thai, mẹ bầu thường có biểu hiện thèm ngọt, nhất là ở giai đoạn thai nghén. Để thỏa mãn cơn thèm, một số mẹ bầu muốn uống nước ngọt có gas. Tuy không được liệt kê vào danh sách thực phẩm “cấm kỵ” với thai kỳ nhưng mẹ bầu vẫn nên hạn chế uống nước ngọt có gas. Liệu uống nước ngọt có gas ảnh hưởng thai nhi không? Hãy cùng Trung tâm VMC – Chăm sóc sức khỏe chủ động tìm hiểu về vấn đề này nhé!

Phụ nữ mang thai có nên uống nước ngọt có gas không?

Trong giai đoạn thai nghén, mẹ bầu thường bị thay đổi khẩu vị, thèm đồ ngọt hơn bình thường. Nước ngọt có gas trở nên hấp dẫn hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, đây không phải là một ý kiến ​​hay, nhất là khi việc sử dụng nước ngọt có gas quá nhiều, cho dù bạn đang ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và kiêng thực phẩm chứa caffeine. Uống nước ngọt có gas khi đang mang thai có thể làm tăng nguy cơ mắc một số biến chứng thai kỳ và tăng nguy cơ phát triển các vấn đề sức khỏe của thai nhi như hen suyễn và béo phì.

Một nghiên cứu với trên hơn 60.000 phụ nữ mang thai cho thấy những người uống ít nhất một loại nước ngọt có gas có đường nhân tạo mỗi ngày có nguy cơ sinh non (trước 37 tuần) cao hơn 38% so với những phụ nữ không uống. Nghiên cứu khác với khoảng 3000 phụ nữ mang thai cho thấy những người uống nước ngọt có gas mỗi ngày có nguy cơ sinh con bị thừa cân cao gấp đôi so với những phụ nữ không sử dụng hoàn toàn.

Như vậy, uống nước ngọt có gas có thể ảnh hưởng đến thai nhi do đó không nên uống nước ngọt có gas. Cùng tìm hiểu những tác hại của thực phẩm này với thai nhi và sức khỏe sinh sản của mẹ bầu nhé!

Bà bầu không nên uống nước ngọt có gas

Xem thêm: Tăng sức đề kháng cho mẹ bầu và thai nhi trong dịch COVID-19

Nước ngọt có gas ảnh hưởng xấu đến thai nhi & bà bầu

Thành phần trong nước ngọt có gas bao gồm: nước bão hòa CO2, các chất làm ngọt nhân tạo, chất bảo quản và các loại hương liệu. Đặc biệt, lượng cafein trong nước ngọt có gas rất lớn, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mẹ bầu và thai nhi.

1. Uống nước ngọt có gas làm tăng nguy cơ tiểu đường

Khóa học: Massage chăm sóc mẹ bầu toàn diện

Thành phần chính của nước ngọt là nước và một lượng đường khá lớn, sử dụng liên tục sẽ khiến cơ thể tích đường, gây ảnh hưởng đến cân nặng của mẹ. Tệ hơn chúng có thể tích tụ đường trong máu, gây tiểu đường thai kỳ và các vấn đề về huyết áp. Chính vì vậy, phụ nữ mang thai uống nhiều nước ngọt có gas sẽ dễ bị tăng cân nhưng cơ thể cả mẹ và thai nhi đều bị thiếu dưỡng chất.

2. Nước ngọt có gas có thể dẫn đến sảy thai, sinh non

Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng nước ngọt có gas làm tăng nguy cơ sảy thai hoặc sinh non. Nguyên nhân đầu tiên là do thành phần phosphate trong loại thức uống này sẽ kết hợp với sắt trong thực phẩm, tạo ra các chất không tốt cho cơ thể và gây hại cho thai nhi. Bên cạnh đó, Acid photphoric trong nước ngọt có gas còn xảy ra phản ứng với canxi, magie và kẽm, kích thích ngắn quá trình trao đổi chất, tăng lượng canxi bài tiết qua nước tiểu. Do đó, bà bầu sẽ nhanh chóng và liên tục phải đi tiểu. Quá trình này kéo nhiều canxi, chất dinh dưỡng và vitamin trong cơ thể ra ngoài.

Nguyên nhân thứ hai dễ dàng nhận thấy: nước ngọt có gas chứa 1 lượng caffeine không tốt cho sức khỏe mẹ bầu và thai nhi. Caffeine là một chất kích thích, khi bà bầu “nạp” caffeine vào cơ thể, máu sẽ nhanh chóng hấp thu và truyền đến bé thông qua dây rốn và nhau thai. Trong khi cơ thể bạn loại bỏ caffeine khá nhanh thì cơ thể của bé vẫn đang phát triển, dẫn tới caffeine sẽ mất nhiều thời gian hơn để xử lý. Do đó, thai nhi phải tiếp xúc với các tác động của caffeine lâu hơn cơ thể của mẹ.

Caffeine có trong nước ngọt có gas làm giảm khả năng hấp thụ sắt, đồng thời chúng luôn tạo cho mẹ bầu cảm giác no, do đó mà cơ thể sẽ không muốn nạp thêm các thực phẩm đầy đủ dinh dưỡng khác. Đồng thời, mẹ bầu sẽ luôn có cảm giác mệt mỏi, chóng mặt, thiếu máu, suy nhược cơ thể, không đủ dinh dưỡng cung cấp cho thai nhi.

Lượng cafein lớn không chỉ kìm hãm sự hấp thu sắt và kẽm, làm nặng hơn tình trạng thiếu máu ở phụ nữ mang thai mà còn phá vỡ các vitamin, dẫn đến tình trạng thiếu vitamin B1. Khi bị thiếu vitamin B1, bà bầu sẽ bị mệt mỏi, chán ăn và táo bón.

Mỗi ngày, phụ nữ mang thai không được hấp thu quá 200mg caffeine. Ngoài vấn đề gây ảnh hưởng đến việc nghỉ ngơi và giấc ngủ, phụ nữ mang thai hấp thu hơn 300mg caffeine có thể dẫn đến sảy thai. Do đó, trong thời gian này, bạn nên tránh các loại thức uống có chứa caffeine như cà phê, sô cô la, nước ngọt…

Xem thêm: Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu xuyên suốt 9 tháng thai kỳ

Nước ngọt có gas gây nhiều tác hại đến sức khỏe mẹ và bé

3. Nước ngọt có gas ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thai nhi 

Nước ngọt có gas không chỉ ảnh hưởng sức khỏe mẹ bầu mà còn tác động đến sức khỏe trẻ, có thể gây nên dị tật bẩm sinh ở trẻ. Lượng đường cao trong nước ngọt có gas có thể dẫn tới một vài biến chứng, dị tật cho thai nhi. 

Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng phụ nữ mang thai tiêu thụ quá nhiều đường sẽ khiến đứa trẻ chưa chào đời tăng nguy cơ mắc các biến chứng, dị tật về tim mạch, não bộ,… Nước ngọt có đường, có thể ảnh hưởng đến thai kỳ và sự phát triển của thai nhi, ngay cả sau khi sinh như:

  • Trong suốt thai kỳ, mẹ bầu uống nhiều nước ngọt có gas thì những đứa trẻ lớn lên có khả năng bị gặp phải vấn đề về ngôn ngữ và trí nhớ.
  • Tăng khả năng mắc các vấn đề về hen suyễn khi trẻ lớn lên.
  • Có thể ảnh hưởng đến cân nặng của trẻ, trẻ dễ bị thừa cân, béo phì sau sinh.

4. Giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng

Chất tạo màu, chất bảo quản, chất làm ngọt và chất tạo mùi hương có trong các loại nước ngọt có gas chính là những yếu tố khiến cơ thể bà bầu bị suy giảm khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng cần thiết. Chất tạo màu có thể gây dị ứng ở trẻ, thành phần saccharin trong chất tạo ngọt có thể truyền sang cho bé và tích tụ trong bàng quang. Không chỉ vậy, các chất tạo mùi thường có chứa axit phosphoric, một chất có thể lọc canxi từ xương và gây thiếu canxi. Tình trạng này khiến cho xương dễ bị giòn và làm tăng nguy cơ loãng xương.

Nhìn chung, nước ngọt có gas chứa khá nhiều hóa chất và calo, không có giá trị dinh dưỡng, có thể khiến bạn cảm thấy no nhưng không mang lại lợi ích gì về dinh dưỡng cho mẹ bầu và thai nhi.

Xem thêm: Sức khỏe sinh sản: Quá trình sinh thường diễn ra như thế nào?

Bà bầu nên lựa chọn những loại thức uống nào để thay thế nước ngọt có gas?

Trong quá trình mang thai, để bảo vệ sức khỏe thật tốt cho mẹ và bé, bà bầu nên tránh sử dụng nước ngọt có gas, thay vào đó nên nạp vào cơ thể những thức uống dinh dưỡng, an toàn cho sức khỏe như: nước hoa quả (ít đường), sữa ít béo, nước lọc,… Đồng thời, mẹ bầu nên có một chế độ dinh dưỡng và xây dựng các bài tập tốt cho sức khỏe.

Tại VMC, chúng tôi cung cấp cho mẹ bầu các thông tin về sức khỏe sinh sản, các bài tập và khóa học chăm sóc sức khỏe được giảng viên hướng dẫn bằng nhiều phương pháp tối ưu nhất của y học cổ truyền, vừa an toàn với sức khỏe, vừa hiệu quả.

Chăm sóc sức khỏe khi mang thai

Mẹ bầu nên tìm hiểu kĩ về các loại thực phẩm trước khi sử dụng để an toàn cho cả mẹ và thai nhi. Trung tâm VMC luôn đồng hành cùng mẹ bầu, để tìm hiểu, đăng ký các khóa học của trung tâm, bạn vui lòng để lại thông tin tại đây hoặc liên hệ qua Hotline: 0966.000.643 để được hỗ trợ nhanh nhất!

Bài Viết Liên Quan

Cường giáp nên kiêng ăn gì, lưu ý chế độ ăn để phục hồi sức khỏe

vmcvietnam.org

Làm sao để hết mụn tuổi dậy thì? [An toàn – Hiệu quả]

Cường giáp có nên uống nước dừa không? Nên ăn gì?

Top 6 nguyên nhân gây vàng răng và cách khắc phục hiệu quả

Ù tai phải làm sao? Giải pháp an toàn cho người giảm thính lực

Nguyên nhân gây cường giáp là gì? Làm thế nào để khắc phục

Chào bạn. Chúng tôi có thể giúp gì ...

Xin thông báo thời gian hỗ trợ mới của vmcvietnam bắt đầu từ 8h00-17h00, thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần. Quý khách vui lòng để lại số điện thoại kèm lời nhắn, chúng tôi sẽ liên hệ trong thời gian sớm nhất. Xin cảm ơn.