Nguy cơ bùng phát dịch sốt xuất huyết ở trẻ em mùa mưa

admin 15/10/2021

Vào mùa mưa, dịch sốt xuất huyết bùng phát và lây lan nhanh trong cộng đồng, nếu không có biện pháp phòng ngừa và điều trị kịp thời, người bị sốt xuất huyết có thể gặp phải các biến chứng nguy hiểm. Hiện nay, vẫn chưa có một phương pháp điều trị vấn đề nào cụ thể. Trước tình hình dịch sốt xuất huyết 2021 đang diễn biến phức tạp trên cả nước, mỗi gia đình cần cảnh giác trước các dấu hiệu cơ bản của sốt xuất huyết để phòng tránh và điều trị kịp thời. 

Số ca sốt xuất huyết năm 2021 tại Việt Nam trong mùa mưa

dịch sốt xuất huyết

Tính đến ngày 30 tháng 9, theo thông tin từ Bộ Y tế, đến nay cả nước đã ghi nhận 49113 trường hợp mắc sốt xuất huyết, trong đó có đến 18 trường hợp tử vong. 

Theo thông tin từ Bệnh viện Nhi đồng 2 thành phố Hồ Chí Minh, đơn vị này vừa tiếp nhận bệnh nhi 9 tháng tuổi. Tại thời điểm nhập viện, bệnh nhi rơi vào tình trạng lơ mơ, sốt cao liên tục, nghi vấn sốc sốt xuất huyết với những diễn biến rất nặng như sốc sâu, mạch huyết áp không đo được, rối loạn đông máu. Qua trường hợp trên, một lần nữa cảnh báo các bậc phụ huynh không chủ quan lơ là với dịch sốt xuất huyết ở trẻ em.

Hiện chưa là đợt cao điểm của dịch sốt xuất huyết nên mọi người thường có tâm lý chủ quan dẫn tới chậm phát hiện các dấu hiệu của dịch khiến tình trạng diễn biến nặng, nguy hiểm đến tính mạng. Các bác sĩ cũng khuyến cáo những trường hợp sốt từ 2 ngày trở lên cần phải đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được xét nghiệm, kiểm tra các nguy cơ mắc sốt xuất huyết. 

Xem thêm: Bảo vệ trái tim khỏe mạnh trong thời kỳ đại dịch như thế nào?

Những lưu ý về việc chăm sóc trẻ khi bị sốt xuất huyết

dịch sốt xuất huyết

Để có thể giúp trẻ phục hồi sức khỏe, nhanh chóng khỏi bệnh, hạn chế tối đa nguy cơ xảy ra biến chứng. Khi trẻ bị sốt xuất huyết, các bác sĩ khuyến cáo các bậc phụ huynh cần lưu ý những nội dung sau:

  • Nếu trẻ sốt cao trên 39 độ C, cần được uống thuốc hạ sốt paracetamol theo hướng dẫn sử dụng và phải nới lỏng quần áo, lau mát cho trẻ. 
  • Cho trẻ uống nhiều nước (nước sôi để nguội), nước điện giải, nước trái cây (nước dừa, nước cam, nước chanh,…) hoặc cháo loãng pha với muối để bổ sung chất điện giải cho bé. 
  • Chế độ ăn uống trong ngày nên chia làm nhiều bữa nhỏ, thức ăn loãng, dễ tiêu, cân bằng dinh dưỡng.
  • Không nên dùng sản phẩm và nước uống có màu sẫm (tránh trường hợp bị nhầm lẫn với xuất huyết tiêu hóa).
  • Nên để trẻ nghỉ ngơi tại nhà, hạn chế vận động trong thời gian trẻ bị sốt xuất huyết. 
  • Trong trường hợp trẻ không thể uống được nước do nôn ói quá nhiều, lờ đờ không tỉnh táo, cần được đưa đến cơ sở y tế để được hướng dẫn thêm. 

Sốt xuất huyết có lây không?

dịch sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết không lây qua đường hô hấp khi tiếp xúc với người bệnh. Người bị sốt xuất huyết truyền bệnh cho người khác thông qua vật trung gian là muỗi Aedes (muỗi vằn). Loài muỗi này có màu đen, trên thân và chân có những vệt trắng. 

Muỗi vằn đốt người bị sốt xuất huyết nhiễm virus sau đó truyền bệnh cho người lành qua vết đốt. Do đó, khi sống trong vùng dịch có người bị sốt xuất huyết vẫn tiềm ẩn nguy cơ lây bệnh cao từ trung gian muỗi vằn.

Một người bình thường có thể bị sốt xuất huyết 4 lần trong đời với các chủng huyết thanh khác nhau. Sốt xuất huyết có thể gặp phải ở bất kỳ lứa tuổi nào, đặc biệt là ở trẻ em.

Xem thêm: Có nên uống thuốc hạ sốt sau khi tiêm vắc xin COVID-19 không?

Những lưu ý quan trọng từ chuyên gia trong mùa dịch sốt xuất huyết

dịch sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây lan do muỗi vằn đốt người bị nhiễm virus, sau đó truyền bệnh cho người lành qua vết đốt. Không chỉ trẻ nhỏ mà ngay cả người lớn khi bị muỗi đốt cũng có nguy cơ mắc sốt xuất huyết. Do chưa có vắc xin phòng bệnh và thuốc điều trị đặc hiệu nên mỗi người cần nâng cao ý thức phòng tránh sốt xuất huyết với những biện pháp sau:

  • Hạn chế mầm bệnh bằng cách phun thuốc diệt muỗi định kỳ.
  • Dùng rèm mành tẩm hóa chất để che cửa và diệt muỗi. Sau đó, phòng tránh muỗi đốt bằng cách mặc áo dài tay, mắc màn khi đi ngủ. 
  • Tiêu diệt mầm bệnh bằng cách đậy kín chum, lu chứa nước để muỗi không có chỗ đẻ trứng.
  • Phát quang bụi rậm, khai thông cống rãnh, tránh để nước tù đọng.

Để tìm hiểu, đăng ký các khóa học chăm sóc sức khỏe chủ động của Trung tâm VMC, bạn có thể xem thêm ở website này hoặc liên hệ qua Hotline: 0966.000.643 để được hỗ trợ nhanh nhất!

Bài Viết Liên Quan

Cường giáp nên kiêng ăn gì, lưu ý chế độ ăn để phục hồi sức khỏe

vmcvietnam.org

Làm sao để hết mụn tuổi dậy thì? [An toàn – Hiệu quả]

Cường giáp có nên uống nước dừa không? Nên ăn gì?

Top 6 nguyên nhân gây vàng răng và cách khắc phục hiệu quả

Ù tai phải làm sao? Giải pháp an toàn cho người giảm thính lực

Nguyên nhân gây cường giáp là gì? Làm thế nào để khắc phục

Chào bạn. Chúng tôi có thể giúp gì ...

Xin thông báo thời gian hỗ trợ mới của vmcvietnam bắt đầu từ 8h00-17h00, thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần. Quý khách vui lòng để lại số điện thoại kèm lời nhắn, chúng tôi sẽ liên hệ trong thời gian sớm nhất. Xin cảm ơn.