Những cách giảm huyết áp cao khi mang thai. Hãy yêu thương và chăm lo sức khỏe mẹ và bé
admin 14/07/2022
Tăng huyết áp trong giai đoạn mang thai là vấn đề đang ngày càng trở nên phổ biến và có thể gây nên nhiều rủi ro sức khỏe cho cả mẹ bầu và thai nhi. Chính thì vậy, phát hiện và kiểm soát kịp thời tình trạng này là điều vô cùng cần thiết. Cùng Trung tâm VMC tìm hiểu về cao huyết áp thai kỳ và những cách giảm huyết áp cao khi mang thai để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé nhé!
Cách nhận biết cao huyết áp thai kỳ
Cách chính xác nhất để xác định cao huyết áp thai kỳ là thường xuyên theo dõi huyết áp.
Sau 20 tuần của thai kỳ, nếu huyết áp vượt quá 140/90 mmHg sau ít nhất 2 lần đo, cách nhau ít nhất 4 giờ mà không có bất kỳ tổn thương cơ quan nào khác, thì được xác định là cao huyết áp thai kỳ.
Các triệu chứng của cao huyết áp thai kỳ có thể có hoặc không xuất hiện. Tùy thuộc vào từng người và các triệu chứng cũng có thể không giống nhau ở mỗi thai phụ. Một số triệu chứng có thể kể đến như:
- Xuất hiện tình trạng sưng phù tay chân;
- Tăng cân đột ngột
- Rối loạn thị lực (nhìn mờ, mất thị lực thoáng qua,…)
- Buồn nôn, nôn mửa
- Đau đầu dữ dội, đau vùng thượng vị, đau ngực sau xương ức và khó thở
- Yếu tố nguy cơ của cao huyết áp trong giai đoạn mang thai
Bất kỳ thai phụ nào cũng có thể bị cao huyết áp trong khi mang thai, nhưng bạn sẽ có nhiều nguy cơ hơn nếu:
- Có các bệnh nền như: thận, tiểu đường, một số vấn đề tự miễn hoặc tăng huyết áp mãn tính
- Mang thai lần đầu hoặc thai phụ lớn hơn 35 tuổi
- Thừa cân hoặc béo phì
- Mang song thai trở lên
- Hút thuốc, uống rượu không hoạt động thể chất đủ
- Bạn đã bị tiền sản giật trước đây hoặc gia đình có thành viên đã từng bị tiền sản giật
Những loại cao huyết áp mẹ bầu có thể gặp trong thai kỳ
Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) đã đưa ra phân loại các dạng cao huyết áp cao trước, trong và sau khi mang thai, cụ thể như sau:
Cao huyết áp mãn tính
Cao huyết áp mãn tính là khi bạn đã mắc cao huyết áp từ trước khi mang thai hoặc trước tuần thứ 20 của thai kỳ. Phụ nữ bị cao huyết áp mãn tính cũng có thể bị tiền sản giật trong 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ.
>> Xem thêm: Bà bầu hay bị đau đầu khi mang thai? 4 nguyên nhân khiến mẹ bầu bị đau đầu
Cao huyết áp thai kỳ
Tình trạng này được xác định khi bạn chỉ bị huyết áp cao trong khi mang thai và không có protein trong nước tiểu hoặc các vấn đề khác về về tim thận. Nó thường được chẩn đoán sau 20 tuần của thai kỳ hoặc gần đến ngày sinh nở.
Tăng huyết áp thai kỳ thường biến mất sau khi bạn sinh con. Tuy nhiên, một số phụ nữ bị tăng huyết áp thai kỳ có nguy cơ cao chuyển biến thành tăng huyết áp mãn tính sau khi sinh.
>> Xem thêm: Cách phát hiện huyết áp cao khi mang thai tháng cuối?
Tiền sản giật / Sản giật
Tiền sản giật xảy ra khi một phụ nữ trước đó có huyết áp bình thường đột nhiên bị cao huyết áp. Đồng thời có protein trong nước tiểu hoặc các vấn đề khác sau 20 tuần của thai kỳ. Phụ nữ bị tăng huyết áp mãn tính cũng có thể bị tiền sản giật.
Theo Nghiên cứu tại Hoa Kỳ, cứ 25 phụ nữ mang thai thì sẽ có một người bị tiền sản giật. Một số có thể dẫn đến biến chứng lên cơn co giật, hay là sản giật. Đây là một trường hợp nguy hiểm cần được cấp cứu y tế.
Các triệu chứng của tiền sản giật bao gồm:
- Đau đầu dai dẳng
- Rối loạn thị lực, bao gồm nhìn mờ, hoặc giảm khả năng thị lực
- Đau vùng trên dạ dày (vùng thượng vị)
- Buồn nôn hoặc nôn mửa
- Sưng mặt hoặc tay chân
- Tăng cân đột ngột
Những rủi ro sức khỏe của cao huyết áp thai kỳ
Nếu cao huyết áp không được kiểm soát kịp thời có thể diễn tiến nặng và thể gây ra các biến chứng trong và sau khi mang thai cho cả thai phụ và em bé.
Cao huyết áp khi mang thai có thể gây ra nhiều rủi ro khác nhau, bao gồm:
Giảm lượng máu đến nhau thai
Nếu nhau thai không nhận đủ máu, thai nhi sẽ bị thiếu oxy và chất dinh dưỡng dẫn đến tăng trưởng chậm, bé bị nhẹ cân hoặc sinh non. Sinh non có thể dẫn đến các vấn đề về hô hấp, tăng nguy cơ nhiễm trùng và các biến chứng khác cho bé.
Nhau bong non
Tiền sản giật làm tăng nguy cơ mắc tình trạng nhau thai tách khỏi thành trong của tử cung trước khi sinh. Diễn tiến nặng có thể gây chảy máu nhiều, nguy hiểm đến tính mạng của mẹ và thai nhi.
Thai nhi bị hạn chế tăng trưởng
Cao huyết áp có thể làm chậm hoặc giảm sự phát triển của thai nhi.
Tổn thương các cơ quan khác của mẹ
Cao huyết áp không được kiểm soát tốt có thể dẫn đến tổn thương não, tim, phổi, thận, gan và các cơ quan chính khác của thai phụ. Trong trường hợp nghiêm trọng, nó có thể nguy hiểm đến tính mạng của cả mẹ và bé.
Nguy cơ mắc các vấn đề tim mạch
Bị tiền sản giật có thể làm sản phụ bị tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch trong tương lai. Nguy cơ mắc này sẽ cao hơn nếu bạn bị tiền sản giật nhiều lần hoặc sinh non do huyết áp cao khi mang thai.
Biện pháp phòng ngừa và những cách giảm huyết áp cao khi mang thai
Tăng huyết áp thường không gây ra triệu chứng gì, vì vậy việc theo dõi huyết áp thường xuyên trong suốt thai kỳ, đặc biệt với những thai phụ có yếu tố nguy cơ cao là điều vô cùng cần thiết.
Tạp chí y khoa Medical News Today đã đưa ra những biện pháp phòng ngừa và cách giảm huyết áp cao khi mang thai như sau:
- Tập thể dục thường xuyên
- Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, tập trung vào ngũ cốc, trái cây, rau quả và ít muối
- Bỏ hút thuốc (nếu có) và tránh hít phải khói thuốc thụ động
- Hạn chế uống rượu bia (đối với những thai phụ hay uống rượu)
- Kiểm tra sức khỏe và theo dõi huyết áp thường xuyên
- Thực hiện các biện pháp để giảm căng thẳng
- Đạt hoặc duy trì trọng lượng cơ thể vừa phải
- Kiểm soát phòng ngừa các tình trạng liên quan có thể mắc phải trong thai kỳ như bệnh tiểu đường
- Nếu thai phụ mắc các bệnh nền khác thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để sử dụng các loại thuốc an toàn cho thai kỳ
Chăm sóc mẹ bầu toàn diện để mẹ vui – con khỏe
Phụ nữ khi mang thai xứng đáng được chăm sóc cẩn thận, yêu thương từ người thân và gia đình. Việc được chính người thân, người chồng của mình tận tay chăm sóc không những rất tốt cho sức khoẻ thể chất và tinh thần của người mẹ, mà còn tạo ra sợi dây vô hình kết nối cả gia đình với thai nhi.
Với khóa học Massage chăm sóc mẹ bầu toàn diện, bạn sẽ nhận được:
- Hiểu biết về các kiến thức cơ bản khi massage chăm sóc cho mẹ bầu
- Thực hành kỹ năng chăm sóc massage toàn diện hàng ngày giúp mẹ bầu khỏe mạnh, khí huyết lưu thông
- Mẹ bầu biết cách thư giãn với huyệt vị và tác động 9 vị trí đặc biệt hiệu quả trên cơ thể
- Kỹ năng giúp người thân trong gia đình biến ngôi nhà trở thành spa tại gia giúp đánh bay đau nhức, giảm phù nề chân, giảm tê tay chân cho mẹ bầu
- Mẹ bầu sinh nhẹ nhàng và nuôi con những ngày đầu thuận lợi hơn nhờ tác động một số huyệt vị đặc biệt.
Kết luận
Cao huyết áp trong giai đoạn mang thai nếu không phát hiện và có các hướng giải quyết kịp thời thì sẽ gây ra những rủi ro sức khỏe rất lớn đối cả mẹ và bé. Chính vì thế việc phòng ngừa và sớm phát hiện các vấn đề cao huyết áp là vô cùng cần thiết.
Hy vọng rằng những thông tin được cung cấp trên đây có thể giúp bạn biết được những cách giảm huyết áp cao khi mang thai cũng như những biện pháp phòng ngừa có thể thực hiện ngay từ giai đoạn chuẩn bị mang thai để có thể đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé trong suốt thai kỳ nhé!
Massage Chăm sóc mẹ bầu toàn diện
Khóa học đề cao việc chủ động chăm sóc bản thân và người thân chăm sóc cho mẹ bầu. Thông qua đó mang lại cảm giác thoải mái nhất cho mẹ bầu về cả thể chất lẫn tinh thần, tăng cường sự gắn kết của mọi thành viên trong gia đình.
Để biết thêm thông tin và nhận tư vấn miễn phí, bạn vui lòng để lại số điện thoại. Hoặc gọi theo HOTLINE 0966.000.643, Trung tâm VMC sẽ liên hệ với bạn ngay nhé.
Nguồn tham khảo:
- Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) / High Blood Pressure During Pregnancy
- Medical News Today / What to know about high blood pressure during pregnancy
- National Health Service (NHS) / High blood pressure (hypertension) and pregnancy