Những loại rau người tiểu đường không nên ăn giúp đường huyết ổn định

admin 20/09/2022

Theo WHO, số người trưởng thành mắc tiểu đường đã tăng từ 108 triệu tới 422 triệu người trong vòng 24 năm (1980 – 2014), tương đương với khoảng 8.5%. Một chế độ ăn uống hợp lý là vô cùng cần thiết để điều chỉnh lượng đường, chủ động ngăn chặn tối đa tỷ lệ mắc tiểu đường. Cụ thể, bài viết dưới đây giúp bạn tránh được những loại rau người tiểu đường không nên ăn.

Tiểu đường có mấy loại?

Tiểu đường hay đái tháo đường là một tình trạng bệnh lý rối loạn chuyển hóa không đồng nhất, thường là do nồng độ Insulin trong cơ thể bị thiếu hoặc thừa, dẫn đến lượng đường trong máu luôn ở mức cao so với bình thường.
Tiểu đường có 3 loại chính, lần lượt là tiểu đường tuýp 1, tiểu đường tuýp 2 và tiểu đường thai kỳ.

Tiểu đường tuýp 1

nhung loai rau nguoi tieu duong khong nen an

Tiểu đường tuýp 1 là tình trạng phá hủy tế bào beta, gây ra sự thiếu hụt insulin dẫn đến cơ thể được cung cấp insulin từ bên ngoài.

>> Xem thêm: Tiểu đường 7.2 có nguy hiểm không?

Tiểu đường tuýp 2

Theo Healthline, đây là tình trạng tiểu đường phổ biến, chiếm khoảng 90 – 95%. Tiểu đường tuýp 2 là loại tiểu đường không phụ thuộc vào Insulin. Khi mắc tiểu đường tuýp 2, các tế bào kháng thể Insulin khiến cho tuyến tụy không thể sản xuất Insulin để cung cấp đủ cho cơ thể. Thay vì di chuyển để tạo ra năng lượng cho cơ thể, đường sẽ tích tụ trong máu.

Tiểu đường thai kỳ

nhung loai rau nguoi tieu duong khong nen an

Tiểu đường thai kỳ là loại tiểu đường xuất hiện vào thời kỳ mang thai của phụ nữ. Tình trạng này thường không có triệu chứng, thường xuất hiện trong khoảng giữa tuần thứ 24 và tuần thứ 28 trong giai đoạn mang thai và sẽ biến mất sau khi sinh.

>> Xem thêm: Bật mí những bí quyết chăm sóc mẹ bầu để mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh

Các yếu tố, nguyên nhân gây ra tiểu đường

Người mắc tiểu đường có thể gặp một số biểu hiện như khát nước, uống nhiều nước dẫn đến tiểu nhiều. Ngoài ra, cơ thể hay cảm thấy mệt mỏi và kiệt sức, đột nhiên sụt cân không rõ nguyên nhân, vết thương chậm và khó lành,… Vậy tiểu đường gây ra do đâu? Dưới đây là một số tác nhân gây ra tiểu đường.

Thừa cân, béo phì

Lối sống lười vận động dẫn đến béo phì và thừa cân là yếu tố nguy cơ chủ yếu cho sự phát triển tiểu đường tuýp 2, tuy nhiên không phải tất cả những người bị tiểu đường tuýp 2 đều thừa cân.

Hút thuốc lá

Thuốc lá chứa nicotine, làm tăng nồng độ hemoglobin A1C khiến lượng đường trong máu bị mất kiểm soát, tăng khả năng kháng insulin.

Bỏ bữa sáng

nhung loai rau nguoi tieu duong khong nen an

Nhịn đói vào buổi sáng trong một thời gian dài sẽ làm gián đoạn lượng insulin trong cơ thể. Điều này dẫn đến nồng độ insulin bị phá vỡ, khiến cho việc kiểm soát lượng đường trong máu trở nên khó khăn.

Thức khuya, ngủ không đủ giấc

Theo nghiên cứu của các chuyên gia thuộc Đại học Boston (Mỹ), những người ngủ ít hơn 5 giờ mỗi ngày sẽ dễ bị tiểu đường hơn những người ngủ 7 – 8 giờ.
Ban đêm là thời gian cơ thể bạn thực hiện quá trình trao đổi chất. Việc thực khuya sẽ khiến cho tuyến tụy hoạt động một cách gián đoạn.

Di truyền

Theo nhiều nghiên cứu và báo cáo, nếu trong gia đình có người có tiền sử bị tiểu đường thì bạn cũng có nguy cơ mắc tiểu đường. Tùy thuộc vào loại tiểu đường và thành viên nào (bố, mẹ hoặc cả bố và mẹ) đã bị tiểu đường mà tỷ lệ người con sẽ bị tiểu đường sẽ khác nhau.

Hiểu thêm về chỉ số đường huyết

Chỉ số đường huyết trong thực phẩm

Chỉ số đường huyết trong thực phẩm hay chỉ số Glycemic (GI) là một giá trị được sử dụng để đo lường mức độ mà từng thực phẩm cụ thể làm tăng lượng đường trong máu.
Thực phẩm được phân ra làm 3 loại: thấp, trung bình và cao và được xếp hạng theo tham số từ 0 đến 100. Chỉ số cụ thể của từng nhóm như sau:

  • Thấp: thực phẩm có GI < 55
  • Trung bình: thực phẩm có GI từ 56 – 69
  • Cao: thực phẩm có GI > 70

Bảng chỉ số đường huyết

nhung loai rau nguoi tieu duong khong nen an

Bảng chỉ số đường huyết có thể hiểu là bảng phân loại chỉ số đường huyết trong cơ thể. Từ các chỉ số, bạn sẽ biết được lượng đường huyết của cơ thể đang ở mức độ nào, sau đó có thể chẩn đoán trước được tình trạng cơ thể của mình.
Dựa vào bảng dưới đây, bạn có thể biết chỉ số đường huyết của mình đang ở mức nào, từ đó xem xem cơ thể đang ở trạng thái bình thường, tiền tiểu đường hay tiểu đường.

>> Đọc thêm: Chỉ số tiểu đường bao nhiêu là nguy hiểm? Mách bạn bí quyết giúp kiểm soát đường huyết ổn định

Điểm danh những loại rau người tiểu đường không nên ăn?

Ngoài chế độ tập luyện điều độ thì những người mắc tiểu đường cần theo dõi và tuân thủ nghiêm túc chế độ ăn. Rau củ thường chứa nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên có thể bạn chưa biết có những loại rau người tiểu đường không nên ăn.

Khoai tây

tieu duong an gi thay com

Khoai tây có hàm lượng tinh bột cao, ngọt và béo. Khoai tây có chỉ số đường huyết cao nên những người bị tiểu đường nên tránh ăn loại thực phẩm này để tránh việc tăng đường huyết đột ngột, dẫn đến tình trạng khó kiểm soát lượng đường trong cơ thể.

>> Đọc thêm: 6 loại thực phẩm ngăn ngừa tiểu đường

Những loại rau người tiểu đường không nên ăn: Bắp ngô

Tuy ngô có nhiều chất dinh dưỡng và tốt cho cơ thể nhưng chỉ số chuyển hóa đường huyết ở ngô cao (GI = 69). Đây là loại thực phẩm đem lại nhiều lợi ích nhưng được khuyên rằng người tiểu đường không nên ăn nhiều bởi chứa nguy cơ làm tăng lượng đường trong cơ thể.

Bí ngô

Thêm vào danh sách những loại rau người tiểu đường không nên ăn có thể kể đến bí ngô. Nó được xếp vào nhóm thực phẩm chứa hàm lượng lượng đường cao (GI = 75), do đó nếu sử dụng nhiều trong khẩu phần ăn, người tiểu đường sẽ khó kiểm soát lượng đường trong máu, có thể khiến tình trạng tiểu đường nghiêm trọng hơn.

>>Đọc thêm: Tiểu đường ăn gì thay cơm? Người tiểu đường nên chú ý những nguyên tắc ăn uống nào?

Khóa học dành cho bạn

Để giúp bạn trong việc phòng ngừa tiểu đường bằng một số phương pháp cổ truyền đã có từ lâu đời, Trung tâm VMC xin giới thiệu tới bạn Khóa học Kiểm soát tiểu đường bằng Y học cổ truyền. Thông qua khóa học, bạn sẽ có được:

  • Những hiểu biết đúng đắn về tiểu đường, hậu quả của tình trạng này.
  • Hướng dẫn tỉ mỉ bài xoa bóp, bấm huyệt giúp chủ động kiểm soát đường huyết và phục hồi tiểu đường.
  • Biết được cách điều chỉnh chế độ ăn uống, tập luyện để kiểm soát tiểu đường, giảm mỡ máu theo nguyên lý Y học Cổ Truyền.

HOTLINE/ZALO hỗ trợ: 0966.000.643

Kết luận

Hy vọng với những thông tin trên, bạn đã có cái nhìn tổng quan về tiểu đường, một số nguyên nhân, triệu chứng, chỉ số đường huyết và những loại rau người tiểu đường không nên ăn để biết cách kiểm soát lượng đường trong máu.

Bài Viết Liên Quan

THÔNG BÁO SỐ PHÁT SÓNG TRUYỀN HÌNH TUẦN TỪ 7/10 – 13/10

DINH DƯỠNG CHO MẸ SAU SINH VÀ ĐANG CHO CON BÚ

DINH DƯỠNG CHO PHỤ NỮ SAU SINH VÀ ĐANG CHO CON BÚ

THÔNG BÁO SỐ PHÁT SÓNG TRUYỀN HÌNH

Nhập Mã VNPAYVMCVN Giảm Tới 50K Khi Thanh Toán Qua VNPAY-QR

THÔNG BÁO SỐ PHÁT SÓNG TRUYỀN HÌNH

Chào bạn. Chúng tôi có thể giúp gì ...

Xin thông báo thời gian hỗ trợ mới của vmcvietnam bắt đầu từ 8h00-17h00, thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần. Quý khách vui lòng để lại số điện thoại kèm lời nhắn, chúng tôi sẽ liên hệ trong thời gian sớm nhất. Xin cảm ơn.