Rối loạn kinh nguyệt ảnh hưởng đến cơ thể như thế nào?

admin 17/08/2021

Với phụ nữ nếu chu kỳ kinh nguyệt không đều mỗi tháng gây nên nỗi lo lắng kèm theo đó là nỗi sợ không biết có ảnh hưởng gì nhiều đến sức khỏe không? Rối loạn kinh nguyệt ảnh hưởng như thế nào? Trong bài viết này Trung tâm Đào tạo và chăm sóc Sức khỏe Cộng đồng VMC Việt Nam gửi đến bạn những thông tin hữu ích về rối loạn kinh nguyệt và cách điều trị, hãy cùng tìm hiểu và chia sẻ cho người thân và bạn bè nhé.

1. Rối loạn kinh nguyệt là gì?

Rối loạn kinh nguyệt
Rối loạn kinh nguyệt là gì?

Kinh nguyệt là hiện tượng mà khi quá trình thụ thai không diễn ra ở cơ thể người phụ nữ, lúc đó lớp niêm mạc tử cung sẽ bị bong ra và xuất hiện máu chảy từ tử cung ra bên ngoài âm đạo. 

Chu kỳ kinh nguyệt thường bắt đầu ở tuổi dậy thì đó là đánh dấu cho sự thay đổi về sinh lý ở cơ thể người phụ nữ.

Chu kỳ kinh nguyệt diễn ra hàng tháng và mỗi chu kì thường là từ 28 – 32 ngày, nhưng ở một số người thì chu kì kinh nguyệt có thể nhỏ hơn 28 ngày hoặc lớn hơn 35 ngày, kinh nguyệt thường kéo dài từ 3 đến 5 ngày, mỗi tháng người phụ nữ sẽ mất đi từ 50 – 150ml sau mỗi kỳ hành kinh. 

Hiện tượng rối loạn kinh nguyệt hay còn gọi là kinh nguyệt bất thường là hiện tượng mà có sự thay đổi bất thường của chu kỳ kinh nguyệt và lượng máu mà chảy ra từ âm đạo nhiều hơn bình thường. Kinh nguyệt có thể đến sớm hơn, muộn hơn, kinh nguyệt kéo dài ở lại lâu hơn, hay thậm tệ hơn là mất kinh, … đây là một số dấu hiệu cho thấy rằng bạn đang bị rối loạn kinh nguyệt.

Tình trạng rối loạn kinh nguyệt xảy ra ở phụ nữ ở bất cứ độ tuổi nào nhưng thường ở giai đoạn tuổi dậy thì, sinh con và giai đoạn tiền mãn kinh sẽ xảy ra với khả năng nhiều hơn.

2. Biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt như thế nào?

Rối loạn kinh nguyệt
Rối loạn kinh nguyệt biểu hiện như thế nào?

Chu kỳ kinh nguyệt thay đổi:

Kinh thưa: chu kỳ kinh nguyệt kéo dài hơn 35 ngày, thậm chí vài tháng mới lại có kinh nguyệt.

Kinh mau: chu kỳ kinh nguyệt ngắn, từ 21 ngày trở xuống lại thấy hành kinh

Bất thường về máu kinh

Vô kinh: Đây là hiện tượng do bộ phận sinh dục không phát triển hoàn thiện.

  • Nếu sau 18 tuổi chưa có kinh nguyệt thì đó là hiện tượng vô kinh nguyên phát
  • Nếu trong khoảng từ 3 đến 6 tháng mà bạn không thấy kinh nguyệt xuất hiện thì đó là hiện tượng vô kinh thứ phát

Bế kinh: là hiện tượng máu kinh không thể ra ngoài. Các trường hợp hay gặp như:

  • Bế kinh do màng trinh không thủng
  • Bế kinh do âm đạo có vách ngăn
  • Bế kinh do không có âm đạo

Rong kinh, rong huyết: là hiện tượng mà có số ngày kinh lớn hơn 7 ngày và lượng máu ra nhiều hơn bình thường.

Thống kinh: là hiện tượng sẽ có các biểu hiện trước, trong và sau thời gian hành kinh như: đau quặn thắt bụng dưới, đau lưng, tức ngực, căng ngực, buồn nôn, …

Lượng máu ra nhiều hơn: Nếu lượng máu mỗi lần hành kinh mà ra ít hơn 50ml hay nhiều hơn 150ml thì đây là một số dấu hiệu của việc rối loạn kinh nguyệt.

Màu máu kinh nguyệt thay đổi: 

  • Máu kinh nguyệt bình thường: lúc mới đến ngày kinh thì màu máu sẽ tươi và vài ngày sau thì màu máu sẽ sẫm dần, máu có mùi hơi tanh. 
  • Máu kinh nguyệt bất thường: màu rất sẫm, đóng cục.

3. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng rối loạn kinh nguyệt?

Rối loạn kinh nguyệt
Nguyên nhân dẫn tới tình trạng rối loạn kinh nguyệt

Ảnh hưởng của nội tiết tố nữ

Phụ nữ ở giai đoạn dậy thì, mãn kinh, khi mang thai sinh con cho con bú, giai đoạn sau sinh thì đều bị ảnh hưởng và có sự thay đổi về nội tiết tố.

Khi đó estrogenprogesterone mất cân bằng, buồng trứng suy giảm, nội tiết tố thay đổi nên dẫn tới tình trạng bất thường về chu kỳ kinh nguyệt.

Thói quen sinh hoạt không tốt, tâm lý căng thẳng, stress

Điều kiện sống thay đổi, công việc, chuyện học hành, gia đình áp lực, căng thẳng dẫn đến tình trạng chán nản, buồn rầu, tâm lý thay đổi cũng là nguyên nhân dẫn tới tình trạng bất thường của chu kỳ kinh nguyệt.

Chế độ ăn uống chưa khoa học

Chế độ ăn uống thay đổi, ăn uống chưa khoa học, hay ăn đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, thức uống có ga, có cồn, …

Tăng cân, giảm cân quá nhanh ảnh hưởng đến nồng độ hormone trong cơ thể cũng dẫn tới tình trạng rối loạn kinh nguyệt. 

Tập luyện thể dục thể thao không đúng cách

Lười tập thể dục thể thao và nếu tập thì tập chưa đúng cách, tập với cường độ mạnh và các bài tập quá sức với cơ thể.  

Tác dụng phụ của một số loại thuốc 

Lạm dụng các loại thuốc như: thuốc kháng sinh, thuốc tránh thai, thuốc tăng cân, giảm cân, … khi sử dụng chúng quá liều lượng hoặc không phù hợp với thành phần có trong thuốc cũng là nguyên nhân dẫn tới tình trạng chu kỳ kinh nguyệt bất thường ở một số chị em phụ nữ.

Hội chứng buồng trứng đa nang
Đây là hiện tượng do sự gia tăng bất thường của các hormone Androgen làm cản trở quá trình phát triển của nang trứng, điều này làm cho chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn, gây ra hiện tượng chậm kinh hoặc máu kinh ra nhiều hơn so với bình thường.

Do các bệnh về tuyến giáp, tiểu đường

Hormone tuyến giáp phụ nữ sẽ có những thay đổi về chu kỳ kinh nguyệt gây ra tình trạng bất thường cho chu kỳ kinh nguyệt, cụ thể:

  • Khi hormone tuyến giáp bị thiếu sẽ dẫn tới tình trạng rong kinh, đa kinh.
  • Khi hormone tuyến giáp bị thừa sẽ dẫn tới tình trạng ít kinh, vô kinh.

Suy buồng trứng sớm

Với phụ nữ kinh nguyệt không đều hoặc mất kinh trong nhiều năm dẫn tới tình trạng suy buồng trứng sớm, khi đó trứng sẽ bị mất chức năng trước tuổi 40.

Bệnh viêm vùng chậu: tình trạng viêm nhiễm ở cơ quan sinh dục gây nên tình trạng kinh nguyệt không đều vì vậy bạn cần vệ sinh sạch sẽ để viêm nhiễm phụ khoa, nấm không phát triển.

U xơ tử cung

Đây là căn bệnh đáng sợ của phụ nữ, đó là tình trạng các khối u xuất hiện trong tử cung, ban đầu đó là những khối u lành tính nhưng do không được phát hiện và điều trị sớm thì càng ngày u sẽ càng to hơn, nếu ai gặp tình trạng này sẽ thấy chu kỳ kinh nguyệt dài hơn bình thường, đồng thời lượng máu khi hành kinh cũng ra nhiều hơn, kèm theo đó là hiện tượng đau bụng dưới, vùng thắt lưng và xương chậu.

4. Rối loạn kinh nguyệt ảnh hưởng như thế nào?

Rối loạn kinh nguyệt
Ảnh hưởng của rối loạn kinh nguyệt đến sức khỏe

Vậy rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm không? Câu trả lời là có vì nếu tình trạng càng để lâu mà chưa có phương pháp điều trị thì sẽ nguy hiểm và ảnh hưởng đến sức khỏe, cụ thể sẽ ảnh hưởng: 

Thiếu máu

Nếu lượng kinh ra quá nhiều so với bình thường thì sẽ gặp một số biểu hiện như: thiếu máu, mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, nhịp tim thất thường, khó thở, ngất xỉu,…

Ảnh hưởng nhan sắc

Khi bị rối loạn kinh nguyệt sẽ ảnh hưởng đến các hormone ở cơ thể người phụ nữ dẫn tới hay nổi nóng, cáu gắt, da xỉn màu, nhanh lão hóa, … khiến chị em hay lo lắng, nghĩ nhiều, mất tự tin tin khi giao tiếp.

Bệnh phụ khoa: lượng kinh ra nhiều bất thường khiến chị em không vệ sinh sạch sẽ kịp được sẽ khiến cho vi khuẩn phát triển, để lâu dần sẽ có nguy cơ dẫn tới mắc bệnh viêm nhiễm phụ khoa. 

Ảnh hưởng đến “chuyện ấy”

Khi kinh nguyệt không đều ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến tâm trạng người phụ nữ khiến cho “cuộc yêu” bị ảnh hưởng, làm giảm đi sự ham muốn với “chuyện ấy”, tình trạng nếu tiếp diễn sẽ ảnh hưởng tới hạnh phúc của gia đình. 

Có nguy cơ vô sinh

Chính vì chu kỳ kinh nguyệt của bạn không đều nên khó xác định được thời điểm rụng trứng, bên cạnh đó nếu bị viêm nhiễm còn dẫn tới tình trạng tắc vòi tử cung nên khó khăn trong việc muốn sinh con.

5. Cách điều chỉnh khi bị  rối loạn kinh nguyệt

  • Cải thiện chế độ ăn uống, ngủ nghỉ, làm việc phù hợp, khoa học là chìa khóa mang lại cho bạn một sức khỏe tốt, từ đó giúp tâm trạng thoải mái thì tình trạng kinh nguyệt bất thường sẽ được cải thiện.
  • Giữ tâm lý thật thoải mái: phụ nữ cần giữ cho mình một tâm lý thoải mái, tâm trạng tích cực, thư giãn đầu óc. 
  • Hạn chế sử dụng chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá và các chất kích thích khác: đây là các nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng đến nội tiết tố trong cơ thể, dẫn tới rối loạn kinh nguyệt.
  • Nếu mắc các bệnh lý như: Tuyến giáp, tiểu đường, ư xơ tử cung, buồng trứng đa nang, … thì nên điều trị các bệnh này càng sớm càng tốt.
  • Hạn chế sử dụng thuốc tránh thai: nếu lạm dụng quá nhiều sẽ ảnh hưởng tới chu kỳ kinh nguyệt, ảnh hưởng nội tiết tố trong cơ thể.
  • Tập thể dục, thể thao thường xuyên và với cường độ phù hợp.

Xem thêm: 

6. Lời khuyên khi bị rối loạn kinh nguyệt

Nếu bạn bị rối loạn kinh nguyệt thì đừng quá lo lắng rồi lại ảnh hưởng tâm lý, hãy thay đổi lối sống, giữ tinh thần thoải mái sau đó hãy ghi chép lại những chu kỳ hành kinh trong những tháng gần đây nhất, ghi chép cả những biểu hiện bạn gặp phải sau đó hãy đi khám và uống thuốc theo kê đơn của bác sĩ để cải thiện tình trạng rối loạn kinh nguyệt của mình.

Với tất cả những thông tin hữu ích về rối loạn kinh nguyệt mà chúng tôi đã đưa ra trong bài viết này, hy vọng bạn sẽ có những hiểu biết về nó, cũng như có cách cải thiện để nâng cao sức khỏe của mình. Bạn có thể tham khảo khóa học Chăm sóc điều hòa kinh nguyệt chủ động của Trung tâm Đào tạo và Chăm sóc Sức khỏe Cộng đồng VMC Việt Nam tại đây hoặc liên hệ qua Hotline: 0966.000.643 để được hỗ trợ nhanh nhất!

Bài Viết Liên Quan

THÔNG BÁO SỐ PHÁT SÓNG TRUYỀN HÌNH TUẦN TỪ 16/12-22/12

THÔNG BÁO SỐ PHÁT SÓNG TRUYỀN HÌNH TUẦN TỪ 9/12-15/12

THÔNG BÁO SỐ PHÁT SÓNG TRUYỀN HÌNH TUẦN TỪ 2/12-8/12

THÔNG BÁO SỐ PHÁT SÓNG TRUYỀN HÌNH TUẦN TỪ 25/11-1/12

THÔNG BÁO SỐ PHÁT SÓNG TRUYỀN HÌNH TUẦN TỪ 18/11 – 24/11

THÔNG BÁO SỐ PHÁT SÓNG TRUYỀN HÌNH TUẦN TỪ 11/11 – 17/11

Chào bạn. Chúng tôi có thể giúp gì ...

Xin thông báo thời gian hỗ trợ mới của vmcvietnam bắt đầu từ 8h00-17h00, thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần. Quý khách vui lòng để lại số điện thoại kèm lời nhắn, chúng tôi sẽ liên hệ trong thời gian sớm nhất. Xin cảm ơn.