Sáng ngủ dậy bị chóng mặt nên làm gì? 5 Lý do khiến bạn đau đầu chóng mặt khi ngủ dậy
admin 14/09/2022
Chóng mặt là tình trạng mất thăng bằng khiến bản thân bạn có cảm giác đang bị xoay vòng vòng hoặc có thể thế giới xung quanh bạn đang quay cuồng, khiến bạn có nguy cơ té ngã. Vậy sáng ngủ dậy bị chóng mặt nên làm gì?
5 Lý do khiến bạn đau đầu chóng mặt khi ngủ dậy
Gối và tư thế ngủ
Gối và tư thế nằm ngủ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng ngủ của bạn. Nằm gối quá cao khiến cổ bị cứng, gập, gây khó thở và đau đầu. Ngoài ra nếu bạn nằm đệm quá cứng cũng sẽ làm bạn khó có được giấc ngủ ngon, gây ra tình trạng chóng mặt và đau mỏi người khi thức dậy.
Khi ngủ bạn không nên nằm tư thế sấp vì ngực đè ép khiến hoạt động của tim và phổi bị ảnh hưởng, từ đó dẫn đến tình trạng không cung cấp đủ oxy khi ngủ và dẫn đến hiện tượng choáng váng.
Mất nước
Mất nước là tình trạng cơ thể không có đủ nước khiến não bộ và cơ thể của bạn khó hoạt động bình thường, thể tích máu giảm đồng thời huyết áp cũng giảm theo. Hệ quả dẫn đến thiếu máu lưu thông lên não gây ra hiện tượng ngủ dậy bị đau đầu, hoa mắt chóng mặt. Vì thế bạn nên uống 1 cốc nước trước khi đi ngủ để tránh bị mất nước và ảnh hưởng đến sức khỏe.
>> Xem thêm: Bị chóng mặt nên uống gì để nhanh hết?
Sử dụng thiết bị điện tử quá lâu trước khi đi ngủ
Bạn phải thường xuyên làm việc với máy tính, điện thoại hoặc chơi game trên các thiết bị điện tử quá lâu trước khi đi ngủ có thể khiến bạn mất giấc ngủ và khó đi vào giấc ngủ. Trong khi đó, thức khuya, ngủ trễ và thiếu ngủ chính là những nguyên nhân gây ra những cơn đau đầu và cảm giác chóng mặt, mệt mỏi sau khi thức dậy.
>> Xem thêm: Cách giảm mỏi mắt tức thì với 5 biện pháp đơn giản giúp đôi mắt sáng khỏe
Dùng đồ uống chứa chất kích thích
Trà, cà phê, … là những đồ ăn thức uống khiến bạn khó đi vào giấc ngủ. Caffeine chứa trong đó vừa là chất kích thích vừa có tính lợi tiểu nên khiến bạn đi tiểu nhiều lần trong đêm dẫn đến giấc ngủ của bạn không ngon. Rượu, bia có thể giúp ta dễ đi vào giấc ngủ nhưng lại khiến bạn bị đau đầu khi ngủ dậy.
Suy tim
Suy tim là trạng thái tim không hoạt động bình thường dẫn đến việc giảm khả năng bơm máu. Khi đó, huyết áp không thể ổn định dẫn tới hiện tượng chóng mặt buồn nôn sau khi ngủ dậy. Người bị suy tim cần sử dụng rất nhiều loại thuốc. Vậy nên đây cũng có thể là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng đau đầu chóng mặt khi ngủ dậy.
Sáng ngủ dậy bị chóng mặt nên làm gì
Sáng ngủ dậy bị chóng mặt nên làm gì? Dù là bất cứ nguyên nhân nào thì việc thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học là điều rất quan trọng. Không chỉ giúp bạn nâng cao sức khỏe mà còn giúp cải thiện các triệu chứng đau đầu chóng mặt, hoặc đau đầu chóng mặt buồn nôn sau khi ngủ dậy:
- Bổ sung các loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, nhất là thực phẩm bổ máu như thịt bò, bí đỏ, trứng, sữa…
- Tăng cường rau xanh, trái cây tươi nhất là rau, củ có màu xanh đậm.
- Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.
- Chăm chỉ tập thể dục, luyện tập thể thao giúp bạn nâng cao sức khỏe.
- Lựa chọn môi trường ngủ thoải mái, yên tĩnh và dọn dẹp phòng ngủ sạch sẽ để có giấc ngủ ngon.
>> Xem thêm: Thường xuyên bị chóng mặt khi đứng dậy có nguy hiểm không?
Bấm huyệt giảm chóng mặt đơn giản
Bấm huyệt là một trong những phương pháp an toàn để cải thiện vấn đề Sáng ngủ dậy bị chóng mặt nên làm gì? Ưu điểm của hương pháp bấm huyệt này là hoàn toàn tự nhiên, giúp kích hoạt quá trình tự phục hồi của cơ thể thông qua các thao tác xoa bóp bấm huyệt cực kỳ đơn giản.
Huyệt Nội Quan (ký hiệu P6)
Huyệt Nội Quan nằm ở vị trí cổ tay, cụ thể là khe tay, mặt trước của cổ tay, nằm giữa hai đường gân của cơ gan tay lớn và cơ gan tay bé.
Đây là một điểm bấm huyệt hiệu quả có tác dụng cải thiện chóng mặt và cũng hỗ trợ làm giảm các triệu chứng liên quan khác như say xe, buồn nôn và đau đầu.
Huyệt Bách Hội (ký hiệu GV20)
Huyệt Bách Hội là một trong các huyệt vị nằm trên đỉnh đầu, thuộc hệ 28 huyệt của mạch Đốc. Mạch Đốc ý chỉ các mạch nằm dọc phần cột sống lưng, tác động toàn bộ dương khí trong cơ thể.
Huyệt Phòng Trì (ký hiệu GB20)
Huyệt Phong Trì nằm ở phía sau cổ, bên dưới hộp sọ, trong rãnh nơi các cơ cổ gặp hộp sọ.
Kích hoạt huyệt này đặc biệt hữu ích để cải thiện nhanh chứng hoa mắt, chóng mặt, động kinh và liệt nửa người và cũng hữu ích để giải quyết các vấn đề về đau đầu, về mắt, huyết áp cao, đau cổ vai gáy và rối loạn thần kinh.
>> Xem thêm: Vị trí 108 huyệt đạo trên cơ thể và cơ chế tự bấm huyệt tay, chân tại nhà
Kết luận
Mong rằng, bài viết trên sẽ giúp bạn tìm ra câu trả lời cho vấn đề “Sáng ngủ dậy bị chóng mặt nên làm gì“.
Bên cạnh đó, Trung tâm VMC cũng đã phối hợp cùng bác sĩ CKI Y học cổ truyền – Bác sĩ Lê Hải để sản xuất khóa học “Nghệ thuật thư giãn bấm huyệt để có giấc ngủ ngon và cải thiện não bộ“. Khóa học sẽ giúp bạn:
- Dễ đi vào giấc ngủ hơn
- Ngủ ngon hơn, không mơ nhiều hay tỉnh giấc giữa đêm nhiều, nếu tỉnh giấc sẽ dễ ngủ lại
- Kích thích khả năng tự phục hồi mạnh mẽ của tế bào thần kinh nhờ tái tạo lại giấc ngủ sâu
- Giúp cải thiện trí nhớ, nâng cao khả năng tập trung, tăng tính sáng tạo, giúp tư duy tích cực hơn và mạch lạc hơn
Nghệ thuật thư giãn, tự bấm huyệt để có giấc ngủ ngon và cải thiện não bộ
Đến với khóa học “Nghệ thuật thư giãn, tự bấm huyệt để có giấc ngủ ngon và cải thiện não bộ”, chúng ta sẽ được chuyên gia của Trung tâm VMC Việt Nam dẫn dắt theo một lộ trình học tập và thực hành cụ thể, từ đó giúp bạn từng bước điều chỉnh giấc ngủ của mình về đúng quỹ đạo vốn có:
HOTLINE/ZALO hỗ trợ: 0966 000 643