Sức khỏe sinh sản: Mẹ nên chơi gì với bé ở tuổi sơ sinh?
admin 22/07/2021
Trẻ sơ sinh là độ tuổi dễ phát triển, dễ dạy bảo nhất. Vì vậy, cha mẹ hãy tận dụng thời gian để dạy bảo, chơi cùng bé. Điều này sẽ giúp bé tăng cường trí não, phát triển toàn diện. Vậy “Mẹ nên chơi gì với bé ở tuổi sơ sinh?”, ba mẹ tham khảo qua bài viết này nhé!
Xem thêm:
Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu xuyên suốt 9 tháng thai kỳ
Sức khỏe sinh sản: Dự phòng và điều trị nứt vú ở phụ nữ cho con bú tại nhà
5 loại đồ chơi giúp trẻ phát triển toàn diện
Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi: Trò “biến mất rồi”
Đối với em bé 1 tháng tuổi, chúng ta nên chơi với trẻ trò “biến mất rồi”.
Vật liệu
Các đồ vật nhỏ, mềm, khăn khô, khăn khô, khăn phủ hoặc chăn mỏng.
Cách chơi
- Mẹ để nằm đối diện hoặc trên ghế rung, nôi trước mặt
- Đưa những đồ vật sặc sỡ để thu hút sự chú ý của bé
- Khi trẻ đang tập trung quan sát sự vật thì mẹ nhanh tay lấy khăn phủ lên và nói to “biến mất rồi”.
- Chờ một vài giây. Sau đó lại đưa món đồ chơi ra và thông báo vui vẻ với bé “đây rồi”.
- Lặp lại nhiều lần với những món đồ chơi khác.
Trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi: Massage cho bé
Trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi bắt đầu cảm nhận rất rõ về tiếp xúc da thịt. Vì vậy, bạn hãy dành cho bé những bài massage nhẹ nhàng.
Vật liệu
- Kem dưỡng da trẻ em
- Khăn khô, chăn phủ hoặc khăn mỏng
Cách chơi
- Chải một tấm chăn hoặc tấm khăn lên tấm thảm mềm
- Cởi quần áo cho bé và để bé nằm sấp trên mặt chăn
- Đổ một ít dầu vào lòng bàn tay, chà xát hai tay để làm nóng
- Nhẹ nhàng xoa từ cổ đến vai bé rồi đến cánh tay theo hình chữ O hoặc chữ X
- Nắn hai tay và hai chân bé cho thẳng
Trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi: Trò “đạp xe đạp”
Trẻ sơ sinh 3 tháng bắt đầu thích vận động. Nằm nhiều cũng khiến bé mỏi chân. Đây là thời điểm mẹ và bé nên vận động, chơi trò “đạp xe đạp”.
Vật liệu
Giọng nói của mẹ, khăn khô, khăn phủ hoặc chăn mỏng
Cách chơi
- Mẹ để bé nằm lên tấm chăn hoặc khăn tắm
- Hãy hát các bài hát thiếu nhi, lặp lại theo câu “đạp xe đạp”. Đồng thời cầm cổ chân bé di chuyển lên xuống theo đúng động tác đạp xe đạp. Bé sẽ tỏ ra rất thích thú đấy.
Trẻ sơ sinh 4 tháng tuổi : Trò “Cởi mũ nào”
Trẻ sơ sinh 4 tháng bắt đầu nhận biết được khuôn mặt. Mẹ có thể chơi trò “cởi mũ” với bé vào giai đoạn này.
Vật liệu
Nhiều loại mũ khác nhau
Cách chơi
- Đặt bé nằm hoặc ngồi trên ghế, nôi đối diện với mẹ.
- Đội mũ lên đầu và làm những biểu cảm ngộ nghĩnh rồi nói với con những câu nói vui vẻ như “nhìn mẹ này” hay “mẹ là chú công an này”…
- Tiến gần tới con để bé có thể cởi mũ ra
- Lặp đi lặp lại vài lần trước khi đổi mũ mới
Trẻ sơ sinh 5 tháng: Trò “đóng và mở”
Trẻ sơ sinh 5 tháng biết cầm, nắm đồ vật nhưng vẫn vứt đi một cách có chủ đích. Trò chơi này giúp bé sử dụng đôi tay linh hoạt hơn.
Vật liệu
- Những đồ chơi nhỏ xinh, vừa tay bé và phải an toàn.
- Bàn và ghế cao
Cách chơi
- Mẹ để bé ngồi trên lòng hoặc ngồi trên ghế
- Bày đồ chơi ở vị trí thu hút bé. Khi bé cầm lên và ngắm nghía, mẹ gỡ tay bé và để đồ chơi lên bàn.
- Tiếp tục khi bé cầm đồ chơi thì mẹ nói “đóng nào” và “mở nào” để bé thả đồ chơi ra.
- Lặp đi lặp lại nhiều lần.
Trẻ sơ sinh 6 tháng tuổi: Trò chơi “ảo thuật”
Trò chơi ảo thuật giúp bé phát triển khả năng quan sát và nhận biết của não bộ.
Vật liệu
Món đồ chơi mà bé thích.
Cách chơi
- Đặt bé nằm ngửa để bé nhìn thấy đồ chơi.
- Bé sẽ với tay lấy đồ chơi. Mẹ nhẹ nhàng lấy đồ chơi từ tay bé đặt vào lòng bàn tay của mình và đóng lại. Sau đó hỏi bé “đồ chơi đi đâu mất rồi?”.
- Sau đó khi bé bắt đầu bối rối, mẹ mở bàn tay cho bé thấy đồ chơi và nói “đây rồi”.
Trẻ sơ sinh 7 tháng tuổi: Nên cho bé chơi trò “Đi sở thú”
Thời điểm này, bé rất thích bi bô tập nói. Hãy giúp bé phát huy!
Vật liệu
Các con thú nhồi bông
Cách chơi
- Cho bé ngồi hoặc nằm đối diện mẹ
- Đặt thú bông gần với mặt mẹ để bé quan sát được khuôn miệng của mẹ.
- Bắt đầu giả tiếng kêu của các loài vật.
- Sau đó chờ phản ứng của bé. Mẹ nên cho bé cơ hội nói và bắt chước âm thanh của mẹ.
- Lặp lại vài lần rồi chuyển sang con vật khác.
Trẻ 8 tháng tuổi: Mẹ nên cho trẻ chơi trò tiếng Trống
Thời điểm này, bé rất thích nghe nhạc. Đặc biệt là nhạc quảng cáo. Mẹ hãy cho bé tập chơi nhạc nhé!
Vật liệu
- Ghế và bàn ăn
- Thìa nhựa
- Các đồ vật có thể phát ra tiếng kêu bằng nhựa gỗ
Cách chơi
- Đặt bé lên ghế
- Cho con cầm thìa để có thể gõ vào các đồ vật
- Cho bé gõ vài lần vào mỗi đồ vật để bé cảm nhận rõ âm thanh của từng đồ vật
Trẻ 9 tháng tuổi: Chơi trò “nói với bóng”
Trẻ 9 tháng đang trong giai đoạn tập nói. Vì vậy, mẹ hãy giúp bé phát huy khả năng nói.
Vật liệu
Iphone, Ipad, điện thoại có chức năng quay video
Cách chơi
- Mẹ để bé ngồi trong lòng mẹ.
- Bật camera trước hướng về hai mẹ con.
- Nói chuyện, chọc bé và hát những bài hát mà bé yêu thích.
- Sau mỗi câu nói hãy để bé có thời gian tự trả lời.
- Ấn nút bật lại và cho bé xem nhé.
Trẻ 10 tháng tuổi: Trò “rung chuông vàng”
Giống như trò chơi trốn tìm, bé sẽ tìm đồ vật phát ra âm thanh
Cách chơi
- Để bé ngồi giữa các món đồ chơi
- Giơ món đồ chơi phát ra âm thanh để bé chú ý
- Sau đó giấu đồ chơi đi và hỏi bé “đồ chơi đâu rồi con”
- Tiếp tục để bé nghe âm thanh nhưng không nhìn thấy đồ chơi. Hãy để bé tự tìm kiếm.
Trẻ 11 tháng tuổi: Trò chơi “bắt đom đóm”
Khi bé biết bò và đang tập đi, bé rất thích trò chơi này.
Vật liệu
Giấy bìa, kéo băng dính, đèn pin
Cách chơi
- Mẹ và bé cắt hình các con vật và dán lên đèn pin
- Tắt hết đèn rồi chiếu đèn pin lên tường, di chuyển đèn trên tường để bé chú ý đến. Nói chuyện và khuyến khích bé đuổi theo con vật.
- Thực hiện nhanh hay chậm tùy thuộc vào thời gian vận động của bé.
Trẻ 12 tháng tuổi: Trò chơi “xếp hộp”
Hãy giúp bé phát triển logic và định hình qua trò chơi này nhé!
Vật liệu
Các món đồ chơi bát nhựa hay hộp giấy có nhiều kích thước có thể xếp chồng lên nhau
Cách chơi
- Mẹ xếp các hộp chồng lên nhau theo thứ tự từ lớn đến bé
- Để bé ngồi trước mặt và chú ý vào các hình xếp
- Hỏi bé “trong hộp có gì vậy con” để khuyến khích bé khám phá từng chiếc hộp.
- Sau đó giúp bé xếp lại hộp như cũ
- Lặp đi lặp lại nhiều lần
Hi vọng với bài viết trên, Trung tâm đào tạo và chăm sóc sức khỏe cộng đồng VMC Việt Nam đã giúp bạn trả lời được câu hỏi: “Mẹ nên chơi gì với bé ở tuổi sơ sinh?” Hãy cùng chúng tôi xem thêm các bài viết hữu ích về sức khỏe sinh sản tại trang web chính thức của VMC nhé!
VMC rất hân hạnh vì được đồng hành cùng sức khỏe của người Việt!