Sức khỏe sinh sản: Quá trình sinh thường diễn ra như thế nào?

VMC-Admin 22/07/2021

Việc tìm hiểu về quá trình sinh em bé rất quan trọng. Nó giúp các bà mẹ có sự chuẩn bị tốt nhất về mặt tâm lý và sức khỏe để đón con yêu chào đời.  Nếu bạn cảm thấy căng thẳng, hãy nghĩ rằng chỉ cần vượt qua giai đoạn này, việc sinh thường sẽ diễn ra thành công. Bạn sẽ được ôm cả “gia tài” trong vòng tay. Vậy “Quá trình sinh thường diễn ra như thế nào?”, hãy cùng VMC tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Quá trình sinh thường diễn ra như thế nào

Xem thêm:

Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu xuyên suốt 9 tháng thai kỳ

Sức khỏe sinh sản: dự phòng và điều trị nứt vú ở phụ nữ cho con bú tại nhà

Sản phụ mắc Covid-19 sinh con

Giai đoạn 1 của quá trình sinh thường: chuyển dạ

Quá trình sinh thường diễn ra như thế nào

Do cơ địa và chế độ ăn uống, hấp thụ của mỗi bà mẹ là khác nhau nên các giai đoạn  chuyển dạ cũng xuất hiện một cách khác nhau. Thời gian chuyển dạ linh hoạt, rất khó dự đoán. Tuy nhiên, bạn có thể trang bị, tìm hiểu những kiến thức về quá trình chuyển dạ trước khi hạ sinh bé nhé!

Giai đoạn chuyển dạ tích cực

Cổ tử cung giãn nở thêm 4-7 cm. Đây là lúc bắt đầu chuẩn bị cho việc sinh thường. 

Trung bình, nó thường kéo dài từ 3-6 giờ. Các cơn co thắt trở lên dữ dội dần, mỗi lần 3-5 phút.

Bạn có thể thấy khí hư đặc có lẫn ở quần lót hoặc máu trong bồn cầu.

Giai đoạn chuyển dạ chuyển tiếp

Giai đoạn này cổ tử cung sẽ mở rộng khoảng 10cm và thường kéo dài từ 20 phút đến 2 giờ.

Các cơn co thắt tử cung diễn ra rất mạnh. Cứ 2,5- 3 phút xảy ra một lần. Và mỗi lần kéo dài đến hơn 1 phút.

Giai đoạn 2 của quá trình sinh thường: Rặn bé ra ngoài

Quá trình sinh thường diễn ra như thế nào

Giai đoạn này thường kéo dài khoảng 2 giờ.

Nhiệm vụ của bạn lúc này là lấy hết sức, quyết tâm để rặn và đẩy em bé ra ngoài đường sinh. Trong quá trình này, bạn sẽ cảm thấy khó thở và mệt mỏi. say một khoảng thời gian, đáy xương chậu của bạn, phần mô giữa âm đạo và trực tràng bắt đầu phình ra cùng mỗi lần rặn đẩy.

Không lâu sau đó, đầu của em bé bắt đầu lộ ra ngoài. Đây sẽ là một khoảnh khắc tuyệt vời với bạn. Vào thời điểm này, nếu bạn gặp khó khăn thì bác sĩ có thể đề nghị rạch một đường nhỏ ở tầng sinh môn (khu vực giữa âm đạo và trực tràng) để mở rộng đường cho bé ra dễ dàng hơn.

Giai đoạn 3 của quá trình sinh thường: Sổ nhau thai

Đây là giai đoạn cuối cùng trong quá trình sinh thường.

Vài phút sau khi sinh, tử cung bắt đầu co thắt một lần nữa để tách nhau thai ra khỏi tử cung. Khi thấy có dấu hiệu tách này, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn rặn nhẹ để tống nhau thai ra ngoài. Việc này có thể chỉ cần một cú đẩy ngắn, không khó khăn và có thể đau nhẹ.

Hi vọng với bài viết trên, Trung tâm đào tạo và chăm sóc sức khỏe VMC Việt Nam đã giúp các mẹ hiểu được “Quá trình sinh thường diễn ra như thế nào”.  Từ đó có những chuẩn bị tốt nhất để chăm sóc sức khỏe chủ động, chào đón thiên thần bé nhỏ của mình. Hãy cùng chúng tôi xem thêm nhiều bài viết về chăm sóc sức khỏe sinh sản tại đây!

Bài Viết Liên Quan

Cường giáp nên kiêng ăn gì, lưu ý chế độ ăn để phục hồi sức khỏe

vmcvietnam.org

Làm sao để hết mụn tuổi dậy thì? [An toàn – Hiệu quả]

Cường giáp có nên uống nước dừa không? Nên ăn gì?

Top 6 nguyên nhân gây vàng răng và cách khắc phục hiệu quả

Ù tai phải làm sao? Giải pháp an toàn cho người giảm thính lực

Nguyên nhân gây cường giáp là gì? Làm thế nào để khắc phục

Chào bạn. Chúng tôi có thể giúp gì ...

Xin thông báo thời gian hỗ trợ mới của vmcvietnam bắt đầu từ 8h00-17h00, thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần. Quý khách vui lòng để lại số điện thoại kèm lời nhắn, chúng tôi sẽ liên hệ trong thời gian sớm nhất. Xin cảm ơn.