Tại sao ăn mãi không tăng cân? Tổng hợp các mẹo hiệu quả giúp tăng cân lành mạnh
admin 21/02/2023
Dù việc sở hữu một thân hình cân đối khỏe mạnh luôn là mong ước của rất nhiều người nhưng nó chưa bao giờ là dễ dàng. Tại sao ăn mãi không tăng cân hiện nay vẫn luôn là nỗi bận tâm của khá nhiều người. Cùng Trung tâm VMC tìm hiểu các thông tin để lý giải câu hỏi trên, từ đó đưa ra những biện pháp tăng cân an toàn, hiệu quả có thể áp dụng trong chăm sóc sức khỏe chủ động hàng ngày nhé!
1. Lý giải nguyên nhân tại sao ăn mãi không tăng cân?
Theo Healthy Eating, xu hướng tăng, giảm hoặc duy trì cân nặng cơ thể của chúng ta rất phức tạp và có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như di truyền, yếu tố dinh dưỡng và hành vi. Mức độ mà mỗi yếu tố đó ảnh hưởng đến cân nặng của chúng ta khác nhau, tùy theo thể trạng của mỗi người. Cụ thể như sau:
1.1. Yếu tố di truyền
Một nghiên cứu vào năm 2019 được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu từ Đại học Cambridge cho thấy có hàng trăm gen trong cơ thể đã được tìm thấy có khả năng ảnh hưởng đến cân nặng cơ thể.
Theo Michael Cowley, giám đốc Viện Béo phì và Tiểu đường của Đại học Monash, có tới 70% yếu tố ảnh hưởng đến trọng lượng cơ thể của mỗi người là do di truyền. Những người có vẻ ngoài thon thả thậm khí gầy ốm có thể chịu ảnh hưởng từ kiểu gen di truyền theo kiểu cơ thể thon gầy. Ngoài ra, họ cũng có thể chịu ảnh hưởng từ những gen liên quan đến việc điều chỉnh sự thèm ăn theo một cách riêng biệt, khiến họ ít có cảm giác thèm ăn và ăn ít hơn.
Theo Harvard Health, các gen cũng góp phần vào khả năng tăng hoặc giảm cân của một người thông qua việc ảnh hưởng đến sự thèm ăn, cảm giác no, quá trình trao đổi chất, cảm giác thèm ăn, sự phân bố mỡ trong cơ thể và tình trạng rối loạn ăn uống.
1.2. Hoạt động thể chất
Tại sao ăn mãi không tăng cân? Những người rất thường xuyên vận động hoặc vận động với cường độ cao có thể duy trì vóc dáng thon gầy dù ăn nhiều. Bởi vì lượng calo bị đốt cháy mỗi ngày đều rất lớn và cơ thể cần nhiều calo hơn để cung cấp năng lượng cho các hoạt động thể chất.
Những người thường xuyên hoạt động thể chất hay các vận động viên thường có khối lượng cơ nạc nhiều hơn những người ít vận động. Khối lượng cơ bắp của họ cũng dày đặc hơn so với lượng mỡ trong cơ thể. Chính vì vậy, một số người dù có tạng người gầy nhỏ nhìn có vẻ mảnh mai nhưng cân nặng thực tế lại có thể bằng hoặc hơn những người có chiều cao tương đương nhưng có lượng mỡ trong cơ thể nhiều hơn họ.
>> ĐỌC THÊM: Mách bạn bí quyết giảm mỡ bụng dưới cho người gầy
1.3. Tỷ lệ trao đổi chất
Một yếu tố khác ảnh hưởng đến cân nặng của bạn là tỷ lệ trao đổi chất cơ bản, hay BMR – số lượng calo mà cơ thể bạn đốt cháy trong trạng thái nghỉ ngơi mỗi ngày. Người có tỷ lệ trao đổi chất cao, có thể ăn nhiều hơn người khác mà vẫn không tăng cân. Gen di truyền cũng là một biến số ảnh hưởng đến BMR. Ngoài ra còn có những yếu tố ảnh hưởng khác bao gồm tuổi tác, chiều cao, cân nặng ban đầu, mức độ hoạt động thể chất và tỷ lệ phần trăm khối lượng cơ bắp.
2. Tại sao ăn mãi không tăng cân: Những rủi ro sức khỏe
Theo thông tin tổng hợp từ Medical News Today và Cigna (Hồng Kông), những người không rõ tại sao ăn mãi không tăng cân có thể gặp phải các rủi ro sức khỏe bao gồm:
2.1. Loãng xương và Các vấn đề về da, tóc và răng
Theo một nghiên cứu vào năm 2016, tình trạng gầy yếu, thiếu cân có thể làm tăng nguy cơ mắc loãng xương ở phụ nữ, khiến cho khớp xương giòn và dễ gãy hơn.
Không nhận đủ chất dinh dưỡng từ chế độ ăn uống hàng ngày do tiêu hóa kém cản trở hấp thu hoặc tỷ lệ trao đổi chất cao sẽ gây ra các triệu chứng thể chất bao gồm: Da mỏng, rụng tóc, da khô hoặc sức khỏe răng miệng kém.
2.2. Giảm sức đề kháng, bị ốm thường xuyên
Thiếu cân khiến cơ thể không đủ sức để duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh chống lại các yếu tố bất lợi xâm nhập vào gây hại cho cơ thể. Do đó sẽ dẫn đến tình trạng bị ốm thường xuyên hơn và dễ gặp phải các vấn đề sức khỏe thông thường, chẳng hạn như các cơn cảm cúm, cảm lạnh có thể kéo dài hơn bình thường.
>> ĐỌC THÊM: Bấm huyệt tăng cường hệ miễn dịch: giải pháp bảo vệ sức khỏe hữu hiệu
2.3. Thiếu máu, kinh nguyệt không đều
Những người ăn nhiều vẫn gầy yếu, thiếu cân có nhiều khả năng bị thiếu máu dẫn đến tình trạng thường xuyên chóng mặt, nhức đầu và mệt mỏi. Những phụ nữ nhẹ cân có thể bị chậm kinh, tắc kinh, rối loạn kinh nguyệt, có thể dẫn đến tình trạng vô sinh.
2.4. Khó nhận biết tình trạng béo phì
Những người nhẹ cân có bề ngoài trông mảnh mai, nhẹ nhàng nhưng không có nghĩa là họ khỏe mạnh hơn những người khác. Người gầy cũng có thể mắc các vấn đề liên quan đến béo phì do lượng cơ ít nhưng lượng mỡ trong cơ thể quá nhiều. Tuy nhiên vì nhìn bên ngoài họ vẫn không béo lên nên có nhiều khả năng sẽ bị bỏ qua và không được phát hiện kịp thời.
3. Biện pháp giúp tăng cân một cách lành mạnh
Theo các thông tin tổng hợp từ Family Doctor và Cigna (Hồng Kông), một số biện pháp hiệu quả giúp tăng cân lành mạnh có thể kể đến:
3.1. Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý
Ăn nhiều nhưng vẫn gầy xuất phát từ nhiều nguyên nhân và chế độ ăn uống chưa thích hợp là nguyên nhân chủ yếu. Một chế độ ăn giàu protein với các loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng kết hợp với việc tập thể dục và rèn luyện sức mạnh có thể giúp bạn dần tăng cân một cách khỏe mạnh.
Tối đa hóa lượng thức ăn bổ dưỡng trong chế độ ăn bằng cách chuyển sang các thực phẩm lành mạnh hơn như gạo lứt, sữa nhiều chất béo và thịt giàu protein. Một số thực phẩm giàu chất dinh dưỡng có thể giúp tăng cân lành mạnh bao gồm:
- Các loại hạt: Hạnh nhân, quả óc chó, hạt mắc ca,…
- Trái cây sấy khô: Nho khô, chà là, mận khô,…
- Sữa giàu chất béo: Sữa nguyên chất, sữa chua nguyên kem,…
- Chất béo và dầu: Quả bơ, dầu ô liu nguyên chất,…
- Ngũ cốc: Yến mạch, gạo lứt,…
- Các loại củ: Khoai lang, khoai mỡ,…
- Thịt: Thịt gà, thịt bò, thịt lợn, thịt cừu,…
3.2. Cải thiện hệ tiêu hóa
Đối với những người ăn mãi không tăng cân do tiêu hóa kém cản trở quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng, bên cạnh việc lựa chọn những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng thì việc cải thiện hệ tiêu hóa và tăng cường hấp thu chất dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng giúp tăng cân lành mạnh. Một số biện pháp giúp cải thiện hệ tiêu hóa bao gồm:
- Sử dụng những thực phẩm có chứa men vi sinh như sữa chua và natto để cải thiện hệ vi sinh đường ruột
- Chọn thức ăn chứa prebiotic như tỏi, hành và lúa mì để cải thiện sức khỏe đường ruột
- Ăn nhiều trái cây giàu enzyme như dứa và kiwi để giúp tăng cường hoạt động tiêu hóa thức ăn
- Tránh các thực phẩm chiên rán, đường hóa học, rượu và các thực phẩm khó tiêu hóa khác để tránh nhu động ruột quá nhanh ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng
- Tránh thức ăn khó tiêu như cơm nếp để tránh trường hợp ruột di chuyển quá chậm gây cảm giác đầy bụng và không tiêu hóa được.
>> ĐỌC THÊM: Trẻ hóa bệnh đau dạ dày, vì sao ngày càng có nhiều người mắc?
3.3. Tập luyện giúp tăng cơ bắp
Mặc dù luyện tập thể dục thể thao quá nhiều sẽ đốt cháy calo và đi ngược lại mục tiêu tăng cân ban đầu nhưng các bài tập rèn luyện sức mạnh như cử tạ và yoga có thể hữu ích trong việc xây dựng cơ bắp, giúp tăng cân và chăm sóc sức khỏe chủ động hằng ngày
Kết luận
Hy vọng bài viết trên sẽ giúp mọi người nắm được các thông tin liên quan đến vấn đề “Tại sao ăn mãi không tăng cân“. Nếu cơ thể bạn đang gặp phải tình trạng này, thì điều tốt nhất là bạn không nên chủ quan, vì “gầy mãi” có thể làm lung lay hàng rào miễn dịch, mà điều này ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe tổng thể.
Nguồn tham khảo:
- Healthy Eating / How Can Someone Eat So Much & Still Be Skinny?
- Medical News Today / What are the risks of being underweight?
- Cigna (Hồng Kông) / 4 Reasons Why Some People Eat A Lot But Never Get Fat
- Family Doctor / Healthy Ways to Gain Weight If You’re Underweight