Tại sao bệnh nhân COVID-19 tái dương tính trở lại?

VMC-Admin 06/09/2021

Từ khi dịch bệnh COVID diễn ra đến hiện nay, đã có nhiều trường hợp tái dương tính với COVID-19, tức sau khi khỏi bệnh và xuất viện thì họ lại mắc bệnh trở lại. Có những nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng tái dương tính với COVID? Và làm sao để giải quyết vấn đề này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. 

Xem thêm: Các giải pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả trong giai đoạn dịch COVID-19

Nguyên nhân của hiện tượng tái dương tính với COVID:

covid

Đã có nhiều trường hợp bệnh nhân mắc COVID tái dương tính được ghi nhận tại Việt Nam cũng như các quốc gia trên thế giới. Các chuyên gia y tế đã giải thích về nguyên nhân vì sao lại có hiện tượng tái dương tính như sau: 

  • Thứ nhất: Do họ chưa khỏi bệnh hoàn toàn, tức là trong quá trình điều trị chưa đào thải hết mầm bệnh, vi-rút vẫn có khả năng tồn tại trong cơ thể, đặc biệt là trong tế bào niêm mạc phổi.
  • Thứ hai: khả năng người này đã khỏi bệnh và trong quá trình đào thải vi-rút, nhưng ở dạng bất hoạt xác vi-rút. Bởi khi khuếch đại gen thì gen của vi-rút này có thể xác định được. Nghĩa là đào thải mầm bệnh nhưng mầm bệnh này không hoạt động được. Vì vậy, khi xét nghiệm thì kết quả vẫn dương tính với COVID.
  • Thứ ba: Người lành mang trùng, xảy ra khi cơ thể người mang vi-rút chưa sản xuất đủ kháng thể chống, kiểm soát và tiêu diệt vi-rút. (Điều này là đặc điểm có thể có ở một số người mà hệ miễn dịch của họ không mạnh mẽ)Vi-rút tồn dư có khả năng tồn tại và phát triển mà không bị tiêu diệt hết. Điều này xảy ra khi lượng kháng thể họ sinh ra không đủ để trung hòa lượng vi-rút trong cơ thể, dẫn đến tình trạng là có thể vi-rút đã được trung hòa nhưng vẫn được đào thải ra trên bề mặt niêm mạc và khi ngoáy họng để xét nghiệm thì vẫn tìm thấy vi-rút.
  • Thứ tư: Do kết quả xét nghiệm sai (Nhưng đây là tỷ lệ rất nhỏ) 

Xem thêm:  Tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng – Vũ khí lợi hại chống lại dịch bệnh COVID-19

Bệnh nhân tái dương tính với COVID có khả năng lây nhiễm cho người khác không?

covid

Nhiều chuyên gia cho rằng vi-rút có trong người bệnh nhân tái dương tính không đủ khả năng lây nhiễm hay gây nguy hiểm cho người khác. Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương thông tin: Từ những nghiên cứu đã thực hiện cho thấy, với những xét nghiệm dù tái dương tính, thì khi mang vi-rút này đi cấy lại trong các tế bào dùng để phân lập trước đó thì kết quả mang lại khá khả quan. Khi đem cấy những con vi-rút đó vào các tế bào dùng để phân lập vi-rút thì những con vi-rút đó không tiếp tục mọc trên các tế bào này. Như vậy, đây có thể chỉ là vật liệu di truyền còn sót lại của con vi-rút đó (ví dụ như mảnh vỡ tế bào) chứ không phải là vi-rút vẫn còn hoạt động.

Theo các chuyên gia, đến này không thấy bằng chứng nào về khả năng lây nhiễm của bệnh nhân sau khi đã hồi phục. Do đó, có thể yên tâm về nguy cơ lây nhiễm từ các ca tái dương tính

Tuy nhiên vẫn có trường hợp người lành mang chủng: Khi đã hết bệnh, có một số người vẫn mang vi-rút, nhưng họ không nhiễm bệnh mà gọi là hiện tượng cộng sinh. Thậm chí, có một số trường hợp, vi-rút vẫn còn trong họng người đó, và có thể lây lan cho người khác. 

Bộ Y tế đã và đang chỉ đạo nghiên cứu sâu các trường hợp tái dương tính với vi-rút. 

Xem thêm:  Cách chăm sóc sức khỏe sau khi tiêm vắc-xin phòng COVID

Người khỏi bệnh cần làm gì để chủ động phòng tránh cho cộng đồng

covid
  • Chủ động kéo dài thêm thời gian cách ly hơn 14 ngày sau khi đã ra viện. Sau khi khỏi bệnh, người đó nên cách ly thêm tại bệnh viện để được theo dõi kỹ sức khỏe cũng như phục vụ công tác giám sát, nghiên cứu thêm về cơ chế gây bệnh của vi-rút Corona và có phương án xử lý kịp thời hơn.
  • Tiếp tục đeo khẩu trang khi ở trong không gian có nhiều người. Bởi vì người khỏi bệnh có thể không bị nhiễm bệnh nữa, nhưng vẫn có thể là người mang chủng và có thể lây nhiễm vi-rút cho người khác.
  • Vệ sinh cá nhân thường xuyên. Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ và thông thoáng, cọ rửa bề mặt đồ đạc để hạn chế sự phát triển của vi khuẩn, vi-rút
  • Hạn chế tiếp xúc với người lớn tuổi
  • Thực hiện các biện pháp để gia tăng sức đề kháng, làm cho hệ miễn dịch khỏe mạnh. 

Xem thêm: Cách tự chăm sóc sức khỏe nhờ y học cổ truyền trong mùa dịch

Đã có nhiều trường hợp tái dương tính với vi-rút Corona, điều này có nghĩa những người đã khỏi bệnh cũng nên đăng ký tiêm phòng COVID. Việc này giúp tăng khả năng đảm bảo cho sức khỏe của những người này cũng như cộng đồng. Bên cạnh đó, bạn hãy chủ động chăm sóc sức khỏe để gia tăng sức khỏe hệ miễn dịch của mình, giúp chống lại các tác nhân gây hại như vi-rút.

Bài Viết Liên Quan

Cường giáp nên kiêng ăn gì, lưu ý chế độ ăn để phục hồi sức khỏe

vmcvietnam.org

Làm sao để hết mụn tuổi dậy thì? [An toàn – Hiệu quả]

Cường giáp có nên uống nước dừa không? Nên ăn gì?

Top 6 nguyên nhân gây vàng răng và cách khắc phục hiệu quả

Ù tai phải làm sao? Giải pháp an toàn cho người giảm thính lực

Nguyên nhân gây cường giáp là gì? Làm thế nào để khắc phục

Chào bạn. Chúng tôi có thể giúp gì ...

Xin thông báo thời gian hỗ trợ mới của vmcvietnam bắt đầu từ 8h00-17h00, thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần. Quý khách vui lòng để lại số điện thoại kèm lời nhắn, chúng tôi sẽ liên hệ trong thời gian sớm nhất. Xin cảm ơn.