Vai trò của việc tập hơi thở trong thanh nhạc và những bài tập hơi thở cho người học nhạc

Lê Thanh Hiền 19/05/2023

Đối với người học thanh nhạc thì việc tập hơi thở trong thanh nhạc đóng vai trò vô cùng quan trọng. Bởi vì nắm rõ được kỹ thuật thanh nhạc này sẽ giúp giảm khả năng mắc lỗi khi hát và giúp ích rất nhiều cho việc học lâu dài về sau. Cùng Trung tâm VMC tìm hiểu về chủ đề trên từ đó giúp việc học thanh nhạc cho người mới bắt đầu trở nên dễ dàng hơn nhé!

1. Tại sao cần phải luyện tập hơi thở trong thanh nhạc

Theo Music Grotto, việc hít thở đúng cách mang đến cho ca sĩ giọng hát đầy đặn và hát được các nốt với đúng cao độ và đúng kỹ thuật, đồng thời có thể giảm sự căng thẳng cho toàn cơ thể.

Việc kiểm soát hơi thở sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giọng hát cũng như âm lượng, cao độ và âm sắc của người hất. Vì vậy để hát hay hơn, tránh những lỗi kỹ thuật không đáng có thì cần phải thường xuyên luyện tập hơi thở.

hoc thanh nhac cho nguoi moi bat dau

Ngược lại, sử dụng hơi thở sai kỹ thuật trong thời gian dài có thể dần làm tổn thương giọng hát của người ca sĩ.

Hơi thở là một phần chủ yếu của ca hát vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến cả chất lượng giọng hát và mức âm lượng. Nếu không kiểm soát tốt lượng không khí đi qua các nếp gấp thanh quản thì âm thanh phát ra sẽ không đạt tiêu chuẩn. Đó là lý do tại sao các bài tập thở rất quan trọng đối với sự thành công của mọi ca sĩ hoặc người học thanh nhạc.

Cải thiện kỹ thuật thở cho phép người hát kiểm soát tốt hơn giọng hát của mình. Và khi đã thành thạo kỹ năng kiểm soát hơi thở sẽ giúp bạn mở rộng phạm vi nốt rộng hơn, hát được các âm và bán âm chính xác hơn.

Khi đã có kiến thức về các bài tập kiểm soát hơi thở bằng giọng hát cũng sẽ giúp khả năng hát được bền bỉ hơn và thực hiện được các kỹ thuật nâng cao như vibrato và tremolo.

>> ĐỌC THÊM: Học thanh nhạc là học những gì?

2. Tập hơi thở trong thanh nhạc: Lý do khiến bạn kiểm soát nhịp thở sai cách

Theo Zing Instruments, có nhiều nguyên nhân có thể khiến bạn vô tình thở sai cách từ đó ảnh hưởng đến giọng hát, nhưng 3 nguyên nhân chính thường bao gồm: Thở gấp, hô hấp yếu và không biết cách giữ hơi thở.

hoc thanh nhac cho nguoi moi bat dau
Tập hơi thở trong thanh nhạc

Người chưa biết kỹ thuật kiểm soát hơi thở lúc hát thường sẽ lấy hơi từ các cơ vùng cổ, ngực và vai. Trong khi lấy hơi từ cơ hoành mới là kỹ thuật lấy hơi chính xác. Khi ca sĩ không sử dụng cơ hoành một cách chính xác, thì chỉ có phần phổi phía trên có thể chứa đầy không khí, dẫn đến việc giọng hát không đủ nội lực.

Tuy nhiên, cũng có nhiều lý do khác khiến người hát không thể lấy hơi bằng cơ hoành, chẳng hạn như:

  • Hút thuốc lá: Hút thuốc gây ra một loạt các vấn đề, từ viêm phế quản mãn tính, sưng ống phế quản đến các tình trạng như khí thũng. Các nguyên nhân trên đều hạn chế lượng không khí mà phổi có thể bơm ra và khiến bạn gần như không thể thở bằng cơ hoành.
  • Ngồi quá nhiều: Nếu ngồi liên tục trong thời gian dài thì việc thở và lấy hơi từ cơ hoành có thể sẽ gây cảm giác khó chịu, khiến cơ thể sẽ dần mất khả năng thở và lấy hơi bằng cơ hoành.
  • Ít sử dụng cơ hoành: Nếu không tập thể dục đúng cách và sử dụng cơ hoành thường xuyên thì cơ hoành có thể mất đi sức mạnh, khiến việc lấy hơi từ vùng cơ này trở nên khó khăn.

>> ĐỌC THÊM: Học thanh nhạc cho người mới bắt đầu như thế nào?

3. Gợi ý 6 bài tập hơi thở trong thanh nhạc

Theo các thông tin tổng hợp từ Music Grotto, Zing Instruments, Sing Wise, và College of Contemporary Music, một số bài tập hiệu quả trong luyện tập hơi thở trong thanh nhạc bao gồm:

3.1. Bài tập hơi thở trong thanh nhạc: Tập thở chậm để có hơi thở sâu hơn

tap hoi tho trong thanh nhac
Tập hơi thở trong thanh nhạc

Khi luyện thở chậm, bạn cần phải lấy hơi từ cơ hoành và giúp hơi thở trở nên sâu hơn. Trong khi đó, lấy hơi từ ngực lại tạo ra hơi thở ngắn và nông. Thở bằng ngực cũng khiến bạn tốn nhiều sức lực hơn, giọng nói nhanh mệt hơn và cạn kiệt không khí nhanh hơn.

Việc luyện thở chậm sẽ giúp hơi thở trở nên sâu hơn, chậm hơn để kích hoạt các cơ và tạo ra âm thanh phù hợp thông qua các nếp gấp thanh quản.

Bắt đầu bằng cách bước chân rộng ngang vai, dùng ngón tay bịt lỗ mũi phải, hít vào và thở ra bằng lỗ mũi trái. Hít thở vài lần và đổi bên, lưu ý khi thở ra nên thở nên nhẹ nhất có thể và nên giảm âm thanh xuống mức thấp khi thở ra.

>> ĐỌC THÊM: Hát dở có học thanh nhạc được không

3.2. Luyện tiếng rít giúp kiểm soát hơi thở tối ưu

tap hoi tho trong thanh nhac
Tập hơi thở trong thanh nhạc

Kỹ thuật thở này giúp bạn tập luyện hơi thở để hát được những nốt thấp hơn mà không làm tổn thương thanh quản.

Bạn có thể ngồi hoặc đứng trong tư thế chuẩn bị. Để bắt đầu, hãy hít vào từ từ và khi thở ra thì hãy rít lên bằng cách nghiến răng và nhả không khí trong khoang miệng ra bằng lưỡi.

Luyện tập hơi thở bằng cách sử dụng bài tập này thường xuyên và nên duy trì tư thế thích hợp khi hít vào và thở ra. Cần thở bằng cơ hoành và miệng thay vì cử động vùng vai và cổ khi hít vào. Bạn có thể thực hiện thêm thử thách nín thở bằng cách:

  • Bước 1: Hít vào 4 nhịp; thở ra 4 nhịp
  • Bước 2: Hít vào 4 nhịp; thở ra 8 nhịp
  • Bước 3: Hít vào 4 nhịp; thở ra 12 nhịp
  • Bước 4: Hít vào 4 nhịp; thở ra 16 nhịp
  • Bước 5: Hít vào 2 nhịp; thở ra 4 nhịp
  • Bước 6: Hít vào 2 nhịp; thở ra 8 nhịp
  • Bước 7: Hít vào 2 nhịp; thở ra 12 nhịp
  • Bước 8: Hít vào 2 nhịp; thở ra 16 nhịp
  • Bước 9: Hít vào 1 nhịp; thở ra 4 nhịp
  • Bước 10: Hít vào 1 nhịp; thở ra 8 nhịp
  • Bước 11: Hít vào 1 nhịp; thở ra 12 nhịp
  • Bước 12: Hít vào 1 nhịp; thở ra 16 nhịp.

Lưu ý rằng bạn phải hít thở sâu giữa các bước để đảm bảo không bị choáng váng sau bài tập. Đồng thời bài tập này cũng yêu cầu bạn phải đứng thẳng và giữ cho cơ thể thư giãn để có thể giải phóng căng thẳng, thả lỏng các cơ.

3.3. Tập hơi thở trong thanh nhạc: Duy trì tư thế đúng khi hát

tap hoi tho trong thanh nhac
Tập hơi thở trong thanh nhạc

Khi tập hơi thở trong thanh nhạc, tư thế hát đúng rất quan trọng đối với bất kỳ bài tập nào, đặc biệt là trong việc rèn luyện sức bền của giọng hát. Đứng thẳng và dang rộng hai tay, hít thở chậm, giữ cánh tay song song với vai sau đó chầm chậm hít vào và thở ra.

Bạn có thể làm cho bài tập khó hơn một chút bằng cách hai tay nâng hai đồ vật bất kỳ khi giơ tay ra, chẳng hạn như một chiếc ghế nhỏ. Giữ tư thế thẳng với lưng thẳng và từ từ tập thở chậm đúng cách.

>> ĐỌC THÊM: Belting trong thanh nhạc là gì?

3.4. Nằm phẳng

Một cách hữu ích khác để luyện thở là nằm ngửa khi hát, điều này buộc cơ thể chỉ thở bằng cơ hoành. Bài tập này rất hữu ích nếu bạn mới học hát hoặc gặp khó khăn khi lấy hơi từ cơ hoành.

Hãy thử nằm ngửa với hai tay đặt trên bụng, hát một đoạn ở tư thế này và bạn sẽ nhận thấy dạ dày của mình phình ra sau mỗi lần hít vào.

3.5. Tập thở yoga

tap hoi tho trong thanh nhac
Tập hơi thở trong thanh nhạc

Đây là kỹ thuật đầu tiên bạn cần học trong yoga, hơi thở yoga tập trung vào cơ hoành do đó nó cũng hữu ích trong việc luyện ca hát.

Bạn có thể đứng hoặc ngồi trên sàn để hoàn thành bài tập. Bắt đầu bằng cách nhắm mắt lại để bản thân chỉ tập trung vào hơi thở. Bắt đầu luyện thở theo các bước sau:

  • Hít vào từ từ bằng mũi cho đến khi phổi đầy khoảng 25% và nín thở trong khoảng 6 đến 12 giây.
  • Tiếp tục hít vào một lần nữa bằng mũi để đạt được khoảng 50% dung tích phổi và giữ mức này trong 6-12 giây nữa.
  • Sau đó cũng đừng vội thở ra mà hãy tiếp tục hít vào một hơi chậm khác để thêm không khí vào phổi cho đến khi phổi đạt 75% dung tích tiếp tục nín thở khoảng 6 đến 12 giây.
  • Hoàn thành một lần hít vào cuối cùng để không khí lấp đầy phổi, nín thở khoảng 6 đến 12 giây và cuối cùng thở ra từ từ bằng miệng.
  • Cuối cùng thì mở mắt ra, hít một vài hơi thở bình thường và lặp lại quá trình trên.

3.6. Bài tập hơi thở trong thanh nhạc: Bài tập ngáp

Các bài tập ngáp không những không nhàm chán như tên của chúng mà còn có thể giúp bạn học cách thở đúng cách, cải thiện giọng hát và đồng thời giúp các cơ thanh quản của bạn được thư giãn và thả lỏng. Thêm động tác ngáp vào các bài tập hơi thở trong thanh nhạc cũng giúp củng cố cơ hoành và cổ họng.

Để bắt đầu tập, bạn nên đứng thẳng người ở một vị trí thoải mái sau đó thực hiện các bước:

  • Hít vào thở ra chậm rãi, tập trung vào toàn bộ quá trình hít thở
  • Lúc này bạn sẽ cảm thấy cơ bụng và xương sườn mở rộng ra
  • Ngáp. Khi ngáp, các cơ quanh mặt và miệng của bạn phải căng ra. Cố gắng giữ cho cằm ngang bằng và không di chuyển phần đầu, cổ hoặc vai.

Kết luận

Hy vọng rằng những thông tin về cách tập hơi thở trong thanh nhạc từ bài viết trên đã giúp bạn tìm ra được những bài tập hơi thở phù hợp và hiệu quả nhất. Từ đó có thể giúp việc học thanh nhạc và luyện hát của bạn trở nên tốt hơn nhé!

Nguồn tham khảo:

  • College of Contemporary Music / Breathing Techniques for Singers
  • Zing Instruments / 12 Effective Breathing Exercises for Singing
  • Music Grotto / 6 Breathing Exercises For Singers – Learn The Best Way To Breathe
  • Sing Wise / Correct Breathing and “Support” for Singing

Thẻ:,

Bài Viết Liên Quan

Cường giáp nên kiêng ăn gì, lưu ý chế độ ăn để phục hồi sức khỏe

vmcvietnam.org

Làm sao để hết mụn tuổi dậy thì? [An toàn – Hiệu quả]

Cường giáp có nên uống nước dừa không? Nên ăn gì?

Top 6 nguyên nhân gây vàng răng và cách khắc phục hiệu quả

Ù tai phải làm sao? Giải pháp an toàn cho người giảm thính lực

Nguyên nhân gây cường giáp là gì? Làm thế nào để khắc phục

Chào bạn. Chúng tôi có thể giúp gì ...

Xin thông báo thời gian hỗ trợ mới của vmcvietnam bắt đầu từ 8h00-17h00, thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần. Quý khách vui lòng để lại số điện thoại kèm lời nhắn, chúng tôi sẽ liên hệ trong thời gian sớm nhất. Xin cảm ơn.