Thiếu máu ở trẻ sơ sinh: Nguyên nhân, biểu hiện và những biến chứng sức khỏe đối với trẻ

admin 08/06/2023

Trẻ sơ sinh là luôn là đối tượng dễ dàng bị tổn thương và cần được lưu tâm trong mọi trường hợp. Thiếu máu ở trẻ sơ sinh là một hội chứng khá phổ biến nhưng lại diễn biến âm thầm, do đó nó dễ dẫn đến nhiều biến chứng sức khỏe cho trẻ nếu không phát hiện kịp thời. Cùng Trung tâm VMC tìm hiểu về hội chứng thiếu máu trên để có thể chăm sóc sức khỏe chủ động cho trẻ bạn nhé!

1. Thiếu máu ở trẻ sơ sinh là gì?

Theo Pampers, máu được tạo thành từ các loại tế bào khác nhau, gần một nửa trong số đó là các tế bào hồng cầu. Những tế bào hồng cầu chứa một loại protein có sắc tố màu đỏ được gọi là huyết sắc tố. Vai trò của huyết sắc tố là vận chuyển oxy đến các mô trong cơ thể và loại bỏ khí carbon dioxide (CO2). Thiếu máu xảy ra khi không có đủ huyết sắc tố trong hồng cầu hoặc khi không có đủ tế bào hồng cầu khỏe mạnh để vận chuyển oxy đi khắp cơ thể.

thieu mau o tre so sinh
Thiếu máu ở trẻ sơ sinh

Theo MSD Manual, thông thường, tủy xương của trẻ chỉ có thể tạo ra rất ít tế bào hồng cầu mới trong khoảng thời gian sơ sinh đến từ 3 đến 4 tuần tuổi. Điều này sẽ dẫn đến việc số lượng hồng cầu của trẻ sẽ giảm chậm (hay còn gọi là thiếu máu sinh lý) trong 2 đến 3 tháng đầu đời.

Trẻ sơ sinh non tháng có số lượng hồng cầu lại càng giảm nhiều hơn. Tình trạng này được gọi là thiếu máu khi sinh non. Thiếu máu do sinh non thường ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh có tuổi thai (thời gian nằm trong tử cung sau khi trứng được thụ tinh) dưới 32 tuần và trẻ sơ sinh đã nằm viện nhiều ngày.

Thiếu máu ở trẻ sơ sinh sẽ khiến các mô trong cơ thể trẻ không thể nhận đủ oxy, từ đó khiến bé cảm thấy mệt mỏi và ít năng lượng hơn.

2. Các dấu hiệu và triệu chứng thiếu máu ở trẻ sơ sinh

thieu mau o tre so sinh

Theo News Medical, thiếu máu ở trẻ sơ sinh thường rất phổ biến ở trẻ sinh non. Trẻ sơ sinh thiếu máu nhẹ có thể không có bất kỳ dấu hiệu hay triệu chứng đặc biệt nào. Tuy nhiên nếu tình trạng thiếu máu dần trở nên nghiêm trọng hơn, cơ thể trẻ sẽ xuất hiện những dấu hiệu cảnh báo:

  • Trẻ sơ sinh có làn da nhợt nhạt
  • Trẻ rất dễ mệt mỏi và khó thở, thở nhanh, đôi khi sẽ bị ngưng thở trong thời gian ngắn
  • Có thể dễ trở nên cáu kỉnh mọi lúc
  • Kén ăn và ăn ít hơn bình thường
  • Trẻ bị giảm khả năng chú ý và có thể kém tỉnh táo
  • Có thể bị đau lưỡi, móng tay có thể trở nên giòn hơn
  • Lòng trắng của mắt có thể xuất hiện màu xanh
  • Một số trẻ có thể sẽ xuất hiện tình trạng sưng tấy nghiêm trọng (ứ thủy dịch).

3. Nguyên nhân dẫn đến thiếu máu ở trẻ sơ sinh

Theo các thông tin tổng hợp từ MSD Manual và Cleveland Clinic, Trẻ sơ sinh có thể bị thiếu máu vì nhiều lý do. Chúng có thể bao gồm:

3.1. Thiếu máu tán huyết: Sự phân hủy nhanh chóng của các tế bào hồng cầu

Thiếu máu tán huyết ở trẻ sơ sinh là tình trạng có thể khiến các tế bào hồng cầu của trẻ sơ sinh bị phá hủy nhanh chóng bởi các kháng thể từ máu của người mẹ. Sự phân hủy hồng cầu nghiêm trọng này sẽ dẫn đến thiếu máu và khiến nồng độ bilirubin trong máu tăng cao.

thieu mau o tre so sinh
Thiếu máu ở trẻ sơ sinh

Các tế bào hồng cầu cũng có thể bị phá hủy nhanh chóng nếu trẻ sơ sinh có bất thường di truyền về hồng cầu. Một ví dụ điển hình là hội chứng hồng cầu hình cầu di truyền sẽ khiến các tế bào hồng cầu trông giống như những quả cầu nhỏ khi nhìn dưới kính hiển vi.

Thiếu máu tán huyết cũng có thể xảy ra với hội chứng huyết sắc tố (Hemoglobin S-Beta-Thalassemia). Đây là một hội chứng rối loạn di truyền ảnh hưởng đến cấu trúc hoặc việc sản xuất huyết sắc tố.

Nhiễm trùng mắc phải trước khi sinh, chẳng hạn như nhiễm rubella, nhiễm vi rút herpes simplex, giang mai hoặc các nhiễm trùng do vi khuẩn ở trẻ sơ sinh mắc phải trong hoặc sau khi sinh đều có thể nhanh chóng phá hủy các tế bào hồng cầu ở trẻ dẫn đến tình trạng thiếu máu ở trẻ sơ sinh.

>> BÀI VIẾT LIÊN QUAN: Mẹ bầu thiếu máu nên ăn gì và không nên ăn gì?

3.2. Trẻ bị mất quá nhiều máu

thieu mau o tre so sinh
Thiếu máu ở trẻ sơ sinh

Mất máu là nguyên nhân phổ biến khác gây thiếu máu ở trẻ sơ sinh. Mất máu ở trẻ sơ sinh có thể xảy ra theo nhiều cách:

  • Trẻ sẽ bị mất máu nếu một lượng lớn máu của thai nhi di chuyển qua nhau thai và đi vào hệ tuần hoàn máu của mẹ.
  • Trẻ bị mất máu nếu một lượng máu lớn bị mắc kẹt trong nhau thai khi sinh. Điều này có thể xảy ra khi trẻ sơ sinh được bế trên bụng của người mẹ quá lâu trước khi được kẹp dây rốn.
  • Truyền máu song thai: Đây là tình trạng máu chảy từ thai nhi này sang thai nhi kia, có thể gây thiếu máu ở một thai nhi và hội chứng đa hồng cầu ở thai nhi còn lại.
  • Nhau thai bị tách ra khỏi tử cung trước khi sinh (nhau bong non), hoặc nhau thai bám sai vị trí cũng có thể dẫn đến việc thai nhi bị mất máu.
  • Mất máu cũng có thể xảy ra khi thực hiện một số thủ thuật xâm lấn (đưa dụng cụ vào cơ thể người mẹ) đối với thai nhi để phát hiện những bất thường về gen và nhiễm sắc thể. Bao gồm chọc ối, lấy mẫu lông nhung màng đệm và lấy mẫu máu rốn.
  • Trẻ sơ sinh bị thương trong khi sinh. Ví dụ, vỡ gan hoặc lá lách trong khi sinh có thể gây chảy máu trong.
  • Trẻ sơ sinh thiếu vitamin K cũng dễ bị mất máu. Bởi vitamin K là chất giúp cơ thể hình thành cục máu đông và giúp kiểm soát sự chảy máu.

>> BÀI VIẾT LIÊN QUAN: Vitamin k có trong trái cây nào?

3.3. Thiếu máu ở trẻ sơ sinh: Do giảm sản xuất hồng cầu

cham soc suc khoe chu dong
Thiếu máu ở trẻ sơ sinh

Hầu hết trẻ sơ sinh đều bị thiếu máu trong vài tháng đầu đời. Điều này được gọi là thiếu máu sinh lý. Nguyên nhân của tình trạng thiếu máu này xảy ra là do cơ thể bé đang phát triển nhanh và cần thời gian để sản xuất hồng cầu bắt kịp.

Tuy nhiên cũng có thể xuất hiện tình trạng tủy xương của thai nhi không sản xuất đủ tế bào hồng cầu mới trước khi sinh. Tình trạng hiếm gặp này có thể dẫn đến thiếu máu trầm trọng ở trẻ sơ sinh. Hội chứng Fanconi và thiếu máu Diamond-Blackfan là các rối loạn di truyền hiếm gặp do giảm sản xuất hồng cầu

Sau khi sinh, một số tình trạng nhiễm trùng (chẳng hạn như nhiễm trùng cytomegalovirus, giang mai và HIV) cũng có thể ngăn tủy xương sản xuất đủ tế bào hồng cầu cho trẻ.

Dù khá hiếm gặp nhưng trẻ sơ sinh bị thiếu một số chất dinh dưỡng, chẳng hạn như sắt, folate (axit folic) và vitamin E cũng có thể gây thiếu máu vì tủy xương khi đó không thể tạo ra các tế bào hồng cầu.

3.4. Trẻ sinh non

cham soc suc khoe chu dong
Thiếu máu do sinh non

Trẻ sinh non thiếu tháng sẽ có số lượng hồng cầu thấp hơn và những tế bào hồng cầu của trẻ sinh non cũng có tuổi thọ ngắn hơn khi so sánh với các tế bào hồng cầu của trẻ đủ tháng. Tình trạng này được gọi là thiếu máu khi sinh non.

>> BÀI VIẾT LIÊN QUAN: Thực hư về việc thoái hóa đốt sống cổ gây thiếu máu não

4. Thiếu máu ở trẻ sơ sinh: Biện pháp chẩn đoán và cách chăm sóc trẻ bị thiếu máu

4.1. Chẩn đoán thiếu máu ở trẻ sơ sinh

Theo Cleveland Clinic, thiếu máu ở trẻ sơ sinh sẽ được chẩn đoán bằng xét nghiệm máu. Các xét nghiệm được sử dụng để giúp chẩn đoán thiếu máu ở trẻ bao gồm các chỉ số:

  • Hemoglobin: Protein trong các tế bào hồng cầu mang oxy.
  • Hematocrit: Phần trăm máu được tạo thành từ các tế bào hồng cầu.
  • Hồng cầu lưới: Phần trăm tế bào hồng cầu chưa trưởng thành trong máu. Đây là thước đo xem có bao nhiêu hồng cầu mới được tạo.

Tình trạng thiếu máu của trẻ sơ sinh diễn ra âm thầm và không có quá nhiều biểu hiện rõ rệt, các triệu chứng chỉ xuất hiện khi tình trạng dần chuyển nặng. Do đó các bậc phụ huynh cần chú ý theo dõi mọi biểu hiện bất thường của trẻ để có thể sớm có hướng chẩn đoán và xử lý thích hợp, giúp sớm cải thiện lượng hồng cầu của trẻ.

4.2. Cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị thiếu máu

cham soc suc khoe chu dong

Theo News Medical, trong trường hợp thiếu máu nghiêm trọng, có thể cần phải truyền máu thay thế cho trẻ sơ sinh để đáp nhu cầu máu ở trẻ. Điều này đóng vai trò rất quan trọng trong việc duy trì khả năng vận chuyển oxy của hồng cầu để trẻ sơ sinh có thể sống sót. Việc truyền máu sẽ được tiếp tục cho đến khi cơ thể trẻ sơ sinh có thể tự sản xuất đủ tế bào hồng cầu và tăng số lượng huyết sắc tố.

Đối với những tình trạng thiếu máu nhẹ, có thể cải thiện bằng cách bổ sung dinh dưỡng sắt, folate và vitamin E trong một khoảng thời gian nhất định.

>> BÀI VIẾT LIÊN QUAN: Vitamin E có trong thực phẩm nào?

Điều quan trọng cần lưu ý là lúc nào cũng phải theo dõi các nguyên nhân gây ra thiếu máu ở trẻ. Nếu được chẩn đoán chính xác và chăm sóc đúng cách, thiếu máu ở trẻ sơ sinh có thể dễ dàng được hồi phục hoàn toàn. Trong hầu hết các trường hợp nếu được xử lý đúng cách, trẻ sơ sinh sẽ có số lượng huyết sắc tố bình thường trong vòng vài tháng.

>> BÀI VIẾT LIÊN QUAN: Dinh dưỡng cho trẻ bị thiếu máu

Tổng kết

Hy vọng rằng những thông tin từ bài viết trên đã giúp bạn có thêm kiến thức về chứng thiếu máu ở trẻ sơ sinh, đặc biệt là những dấu hiệu nhận biết từ sớm để có thể tìm ra được hướng xử lý thích hợp. Từ đó có thể giúp chăm sóc sức khỏe chủ động cho trẻ bạn nhé!

Nguồn tham khảo:

  • Cleveland Clinic / Anemia in Newborns
  • MSD Manual / Anemia in the Newborn
  • News Medical / Anemia in Newborns
  • National Library of Medicine / Anemia in the Neonate: The Differential Diagnosis and Treatment
  • Pampers / Anemia in Babies

Thẻ:

Bài Viết Liên Quan

Cường giáp nên kiêng ăn gì, lưu ý chế độ ăn để phục hồi sức khỏe

vmcvietnam.org

Làm sao để hết mụn tuổi dậy thì? [An toàn – Hiệu quả]

Cường giáp có nên uống nước dừa không? Nên ăn gì?

Top 6 nguyên nhân gây vàng răng và cách khắc phục hiệu quả

Ù tai phải làm sao? Giải pháp an toàn cho người giảm thính lực

Nguyên nhân gây cường giáp là gì? Làm thế nào để khắc phục

Chào bạn. Chúng tôi có thể giúp gì ...

Xin thông báo thời gian hỗ trợ mới của vmcvietnam bắt đầu từ 8h00-17h00, thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần. Quý khách vui lòng để lại số điện thoại kèm lời nhắn, chúng tôi sẽ liên hệ trong thời gian sớm nhất. Xin cảm ơn.