Tiêu chuẩn chẩn đoán tăng huyết áp và những lưu ý khi đo huyết áp tại nhà

admin 10/04/2023

Cao huyết áp là một trong những vấn đề sức khỏe mạn tính phổ biến nhất thế giới. Do đó biết được các tiêu chuẩn chẩn đoán tăng huyết áp đóng vai trò vô cùng quan trọng trong công tác quản lý tăng huyết áp cũng như biết được huyết áp cao nên làm gì. Cùng Trung tâm VMC tìm hiểu về chủ đề trên để biết được những kiến thức hữu ích giúp nâng cao sức khỏe cả gia đình nhé!

1. Tiêu chuẩn chẩn đoán tăng huyết áp là gì?

tieu chuan chan doan tang huyet ap
Tiêu chuẩn chẩn đoán tăng huyết áp

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), những người bị huyết áp cao có thể sẽ không cảm thấy các triệu chứng. Cách duy nhất để biết là đo huyết áp, tiêu chuẩn chẩn đoán tăng huyết áp sẽ dựa vào các chỉ số huyết áp đo được.

Huyết áp được đo bằng đơn vị milimet thủy ngân (mmHg). Chỉ số huyết áp bao gồm hai con số:

  • Số đầu tiên hoặc số trên được gọi là huyết áp tâm thu, dùng để đo áp suất trong động mạch khi tim đập.
  • Số phía sau hoặc số ở dưới được gọi là huyết áp tâm trương, dùng để đo áp suất trong động mạch giữa các nhịp tim.

>> ĐỌC CHI TIẾT: Bảng huyết áp theo độ tuổi

Theo Mayo Clinic, bác sĩ đôi khi sẽ cần nghe nhịp tim và điều tra tiền sử sức khỏe để chẩn đoán cao huyết áp.

Huyết áp được kiểm tra bằng cách sử dụng máy đo huyết áp kèm vòng bít để quấn quanh cánh tay. Vòng bít được bơm căng bằng bơm tay hoặc máy. Cần lưu ý rằng vòng bít phải được quấn quanh tay với độ chặt vừa phải, bởi điều này cũng có thể ảnh hưởng đến kết quả chỉ số huyết áp.

Lần đầu tiên kiểm tra huyết áp, nên đo ở cả hai tay để xem chỉ số huyết áp đo được có sự chênh lệch hay không. Sau đó nên sử dụng số liệu đo được ở cánh tay có chỉ số huyết áp cao hơn.

2. Tiêu chuẩn chẩn đoán tăng huyết áp: Phân loại tăng huyết áp

Theo Healthline, tăng huyết áp có thể bao gồm các dạng:

2.1. Tăng huyết áp nguyên phát (Primary hypertension)

tieu chuan chan doan tang huyet ap
Tiêu chuẩn chẩn đoán tăng huyết áp

Tăng huyết áp nguyên phát hay còn được gọi là tăng huyết áp vô căn, hầu hết người trưởng thành bị tăng huyết áp đều thuộc dạng này.

Mặc dù đã trải qua năm nghiên cứu về chứng tăng huyết áp, nhưng nguyên nhân cụ thể của tăng huyết áp nguyên phát đến nay vẫn chưa rõ ràng. Nguyên nhân phổ biến thường được cho là do sự kết hợp của di truyền học, chế độ ăn uống, lối sống và tuổi tác.

Các yếu tố lối sống làm tăng nguy cơ tăng huyết áp nguyên phát bao gồm hút thuốc, uống quá nhiều rượu, căng thẳng, thừa cân, ăn quá nhiều muối và không tập thể dục đầy đủ. Do đó những thay đổi trong chế độ ăn uống và lối sống có thể làm hạ huyết áp và giảm các nguy cơ biến chứng do tăng huyết áp.

>> ĐỌC THÊM: Tại sao ăn mặn lại tăng huyết áp?

2.2. Tăng huyết áp thứ phát (Secondary hypertension)

Tăng huyết áp thứ phát xảy ra khi có thể xác định được một nguyên nhân nào đó dẫn đến chứng tăng huyết áp và giải quyết nguyên nhân này thì có khả năng sẽ cải thiện và ổn định được huyết áp.

Tuy nhiên chỉ có khoảng 5% đến 10% các trường hợp tăng huyết áp thuộc loại thứ phát và thường phổ biến hơn ở những người trẻ tuổi. Ước tính có khoảng 30% những người trong độ tuổi từ 18 đến 40 bị tăng huyết áp dạng thứ phát.

Các nguyên nhân cơ bản của tăng huyết áp thứ phát bao gồm:

  • Thu hẹp các động mạch cung cấp máu cho thận
  • Các vấn đề sức khỏe liên quan tuyến thượng thận
  • Tác dụng phụ của một số loại thuốc: thuốc tránh thai, hỗ trợ ăn kiêng, chất kích thích, thuốc chống trầm cảm và một số loại thuốc không kê đơn khác.
  • Hội chứng ngưng thở khi ngủ (Obstructive Sleep Apnea – OSA)
  • Bất thường nội tiết tố
  • Bất thường tuyến giáp
  • Co thắt động mạch chủ

>> ĐỌC THÊM: Sau khi tập thể dục huyết áp tăng hay giảm?

2.3. Tăng huyết áp kháng trị (Resistant hypertension)

tieu chuan chan doan tang huyet ap
Tiêu chuẩn chẩn đoán tăng huyết áp

Tăng huyết áp kháng trị là tên gọi của dạng cao huyết áp khó kiểm soát và cần dùng đến nhiều loại thuốc khác nhau.

Tăng huyết áp được coi là kháng trị khi huyết áp của bạn cao hơn huyết áp mục tiêu mặc dù bạn đang dùng kết hợp ba loại thuốc hạ huyết áp khác nhau bao gồm cả thuốc lợi tiểu.

Theo ứớc tính hiện nay có khoảng 10% những người bị huyết áp cao thuộc dạng kháng trị. Những người bị tăng huyết áp kháng trị có thể bị tăng huyết áp thứ phát nhưng nguyên nhân vẫn chưa được xác định, do đó cần phải tìm kiếm và giải quyết sớm các nguyên nhân thứ phát này.

Hầu hết những người bị tăng huyết áp kháng trị có thể ổn định huyết áp lâu dài thành công bằng nhiều loại thuốc kết hợp hoặc bằng cách xác định và giải quyết các nguyên nhân thứ phát.

2.4. Tăng huyết áp ác tính (Malignant hypertension)

tieu chuan chan doan tang huyet ap
Tiêu chuẩn chẩn đoán tăng huyết áp

Tăng huyết áp ác tính là thuật ngữ dùng để mô tả tình trạng huyết áp cao gây tổn thương đến các cơ quan khác trong cơ thể.

Tăng huyết áp ác tính là loại tăng huyết áp nghiêm trọng nhất, được đặc trưng bởi huyết áp tăng thường ở mức lớn hơn 180 mmHg đối với tâm thu hoặc lớn hơn từ 120 đến 130 mmHg đối với tâm trương, kết hợp với dấu hiện tổn thương đa cơ quan gồm: đau ngực, đau đầu, hụt hơi, chóng mặt, suy giảm thị lực.

Tỷ lệ tăng huyết áp ác tính thường rất thấp, trong 100.000 trường hợp tăng huyết áp thì chỉ có khoảng 1% đến 2% các trường hợp là tăng huyết áp ác tính. Tỷ lệ có thể cao hơn đối với người da đen.

Tăng huyết áp ác tính đây là một tình trạng y tế khẩn cấp và cần được xử lý y tế nhanh chóng kịp thời. Do đó cần đảm bảo duy trì uống thuốc huyết áp theo toa, tránh sử dụng các chất kích thích hệ thần kinh, vì đây là những nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng tăng huyết áp ác tính ở người có nền tăng huyết áp.

>> ĐỌC THÊM: Cao huyết áp không nên ăn trái cây gì để ổn định chỉ số?

2.5. Tăng huyết áp tâm thu đơn độc (Isolated systolic hypertension)

tieu chuan chan doan tang huyet ap
Tiêu chuẩn chẩn đoán tăng huyết áp

Tăng huyết áp tâm thu đơn độc đặc trưng với tiêu chuẩn chẩn đoán tăng huyết áp, là chỉ số huyết áp tâm thu trên 140 mmHg và huyết áp tâm trương dưới 90 mmHg.

Đây là loại tăng huyết áp thường gặp nhất ở người lớn tuổi. Ước tính có đến 15% những người từ 60 tuổi trở lên bị tăng huyết áp dạng tâm thu đơn độc và nguyên nhân được cho là do xơ cứng động mạch theo tuổi tác do lão hóa.

Dù tỉ lệ khá thấp nhưng những người trẻ tuổi cũng có thể bị tăng huyết áp tâm thu đơn độc. Một nghiên cứu vào năm 2016 đã cho thấy rằng tăng huyết áp tâm thu đơn độc xuất hiện từ 2% đến 8% ở những người trẻ tuổi. Cũng theo một cuộc khảo sát tại Anh, đây là dạng tăng huyết áp phổ biến nhất ở thanh niên tuổi từ 17 đến 27.

Một nghiên cứu lớn được công bố vào năm 2015 với thời gian theo dõi trung bình đến 31 năm cho thấy những người trẻ tuổi và trung niên bị tăng huyết áp tâm thu đơn độc có nguy cơ đột quỵ và đau tim cao hơn so với những người có huyết áp bình thường.

2.6. Tăng huyết áp áo choàng trắng (White coat hypertension)

huyet ap cao nen lam gi
Tiêu chuẩn chẩn đoán tăng huyết áp

Tăng huyết áp áo choàng trắng là thuật ngữ này chỉ tình trạng huyết áp của bạn có thể tạm thời tăng đột ngột khi gặp bác sĩ hoặc khi trải qua trạng thái căng thẳng.

Trước đây tình trạng này được xem là lành tính vì có thể sớm tự ổn định trở lại và không gây ra những hệ quả sức khỏe bất lợi về sau. Tuy nhiên các nghiên cứu gần đây lại cho thấy tăng huyết áp áo choàng trắng có liên quan đến việc tăng nguy cơ xuất hiện các vấn đề về tim mạch.

>> ĐỌC THÊM: Uống nước chanh có giảm huyết áp không?

3. Những lưu ý khi đo huyết áp tại nhà

huyet ap cao nen lam gi
Tiêu chuẩn chẩn đoán tăng huyết áp

Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA), để thu được kết quả chuẩn xác nhất khi đo huyết áp tại nhà cần lưu ý những điều sau đây:

  • Trước khi đo: Không hút thuốc, uống đồ uống chứa caffein hoặc tập thể dục trong vòng 30 phút trước khi đo huyết áp. Nên đi tiểu trước khi đo để đảm bảo bàng quang rỗng, vì bàng quang đầy có thể tạm thời làm tăng huyết áp.
  • Chuẩn bị vòng bít để đo vừa với cánh tay và quấn chặt vừa phải, vòng bít quá nhỏ có thể làm tăng chỉ số huyết áp làm sai lệch kết quả đo.
  • Tiến hành đo huyết áp: Quấn vòng bít trên cánh tay trần, ngồi ở tư thế thẳng lưng, bàn chân đặt trên sàn và cánh tay đặt trên bàn ngang vị trí tim. Đảm bảo phần dưới của vòng bít nằm ngay phía trên chỗ uốn cong của khuỷu tay. Thư giãn khoảng năm phút trước khi đo, hạn chế nói chuyện hoặc sử dụng điện thoại di động trong lúc này.

Cần lưu ý các yếu tố kích thích như rượu, caffein, hút thuốc, ăn nhiều muối và căng thẳng cùng một số loại thuốc như: thuốc giảm đau NSAID, thuốc thông mũi có thể làm tăng huyết áp. Do đó hạn chế sử dụng trước khi đo huyết áp.

>> ĐỌC THÊM: Những món ăn làm tăng huyết áp, người huyết áp cao cần tránh

Kết luận

Mong rằng những thông tin được cung cấp từ bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ được tiêu chuẩn chẩn đoán tăng huyết áp là gì cũng như gặt hái được những kiến thức bổ ích về tăng huyết áp, từ đó có thể chủ động hơn trong việc phòng ngừa và nâng cao sức khỏe cho cả gia đình.

Nguồn tham khảo:

  • Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA) / How to accurately measure blood pressure at home
  • Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) / Hypertension
  • Healthline / Types and Stages of Hypertension
  • Mayo Clinic / High blood pressure (hypertension)

Thẻ:,

Bài Viết Liên Quan

Lễ Hội Ra Mắt Tháng 9 Chính Thức Khép Lại Cùng VMC

Cường giáp nên kiêng ăn gì, lưu ý chế độ ăn để phục hồi sức khỏe

vmcvietnam.org

Làm sao để hết mụn tuổi dậy thì? [An toàn – Hiệu quả]

Cường giáp có nên uống nước dừa không? Nên ăn gì?

Top 6 nguyên nhân gây vàng răng và cách khắc phục hiệu quả

Ù tai phải làm sao? Giải pháp an toàn cho người giảm thính lực

Chào bạn. Chúng tôi có thể giúp gì ...

Xin thông báo thời gian hỗ trợ mới của vmcvietnam bắt đầu từ 8h00-17h00, thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần. Quý khách vui lòng để lại số điện thoại kèm lời nhắn, chúng tôi sẽ liên hệ trong thời gian sớm nhất. Xin cảm ơn.