Tiểu đường ăn gì thay cơm? Người tiểu đường nên chú ý những nguyên tắc ăn uống nào?
admin 11/08/2022
Những người tiểu đường cần có một chế độ ăn uống riêng và tuân thủ theo một số nguyên tắc nhất định để đảm bảo sức khỏe. Cơm trắng có lượng đường khá cao và không thích hợp ăn nhiều với những ai bị tiểu đường. Vậy tiểu đường ăn gì thay cơm?
Nguyên tắc trong ăn uống cho những người tiểu đường
Tiểu đường là một vấn đề sức khỏe không lây nhiễm nhưng lại gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Bởi vậy, người bị tiểu đường cần đặc biệt chú ý đến chế độ ăn uống, luyện tập hàng ngày.
– Nguyên tắc 1: Hãy chia nhỏ các bữa ăn trong ngày. Thay vì 3 bữa sáng – trưa- tối, thì nên chia thành 5 hoặc 6 bữa nhỏ: bữa sáng – bữa phụ – bữa trưa – bữa chiều – bữa tối. Mỗi lần chỉ nên ăn vừa phải, không ăn quá nhiều cũng không để quá đói. Và không bỏ bữa.
– Nguyên tắc 2: Hãy hạn chế tinh bột và đường từ gạo trắng, mì, miến, bánh, kẹo, nước ép hoa quả, thịt mỡ, sữa có đường, phô mai, rượu bia, chất kích thích,… trong các bữa ăn. Nên ăn nhiều chất xơ có trong rau xanh, các loại hoa quả, thịt nạc, đậu phụ, cá, và các loại ngũ cốc nguyên hạt (gạo lứt, yến mạch, đậu đỗ,…).
– Nguyên tắc 3: uống nhiều nước, sẽ giúp giảm và hạ đường huyết rất tốt
– Nguyên tắc 4: duy trì chế độ ăn uống – tập luyện đều đặn hằng ngày để tránh đường huyết tăng cao trở lại.
Tiểu đường ăn gì thay cơm? Chế độ ăn cho người tiểu đường
Thay thế cơm bằng gạo lứt
So với cơm trắng (Gl = 83), thì gạo lứt có chỉ số đường huyết (Gl = 68) và hàm lượng tinh bột thấp hơn. Bên cạnh đó, nó vẫn còn giữ được lớp cám chứa nhiều chất xơ hòa tan giúp quá trình tiêu hóa diễn ra chậm hơn. Bởi vậy, ăn gạo lứt sẽ giúp giữ được cảm giác no lâu hơn, giảm sự thèm ăn và ngăn ngừa đường huyết tăng cao sau khi ăn.
Vitamin B1 có trong gạo lứt cũng sẽ giúp làm giảm các triệu chứng tê phù chân tay.
>> Xem thêm: Người bị tiểu đường nên ăn gì và kiêng gì?
Khoai lang
Với những ai đang phải sống chung với tiểu đường, thì vấn đề tiểu đường ăn gì thay cơm luôn cần được quan tâm đến. Tinh bột có trong khoai lang là tinh bột kháng đường, sẽ không làm tăng đường huyết nhiều sau khi ăn. Khoai lang cũng còn có chất làm tăng khả năng sản sinh insulin để chuyển hóa đường nhanh hơn, giảm cảm giác chướng bụng.
Nên nướng hoặc chiên khoai lang sẽ tốt cho người tiểu đường hơn là luộc khoai lang.
Tiểu đường ăn gì thay cơm: Yến mạch
Yến mạch có lượng đường huyết thấp hơn cả gạo lứt (Gl = 55). Yến mạch nguyên chất cũng có lớp màng nguyên chất, chứa nhiều dưỡng chất hỗ trợ rất tốt cho những ai bị tiểu đường
Bên cạnh đó. yến mạch có chứa hàm lượng lớn chất xơ là các beta-glucan giúp làm chậm quá trình phân hủy đường, nhờ đó hạn chế sự tăng vọt lượng đường và insulin trong máu. Đồng thời, các beta glucan còn có khả năng làm giảm các cholesterol xấu và tăng độ nhạy insulin, giúp ngăn ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường rất tốt.
Theo Bộ nông nghiệp quốc gia Hoa Kỳ (USDA), trong ½ chén yến mạch có chứa:
- Lượng calo: 304
- Chất xơ: 8g
- Chất đạm: 13g
- Chất béo: 5g
- Carbohydrate: 52g
- Magie: 138mg
- Phospho: 408mg
>> Xem thêm: 6 loại thực phẩm ngăn ngừa tiểu đường
Sử dụng hạt chia, hạt lanh
Hạt chia, hạt lanh cung cấp rất nhiều chất xơ hòa tan, vitamin K, sắt, photpho, và axit béo omega-3… Hai loại hạt này không chỉ tốt trong việc kiểm soát đường huyết mà còn giúp ngăn ngừa các biến chứng tim mạch, cải thiện tình trạng bệnh xương khớp và hỗ trợ giảm huyết áp,…
Tiểu đường ăn gì thay cơm: Đậu đỗ
Đậu đỗ (đậu xanh, đậu đen xanh lòng, đậu đỏ) cũng là một món ăn tốt cho những người tiểu đường. Đậu đỗ có chỉ số đường huyết thấp hơn so với cơm trắng (Gl = 18). Không chỉ giàu dinh dưỡng, nhiều nghiên cứu đã chứng minh được hiệu quả giúp ổn định đường huyết của loại thực phẩm này.
Đậu có chứa nhiều chất xơ và các carbohydrate phức hợp, nhờ đó, làm chậm quá trình tiêu hóa và ổn định đường huyết lâu hơn. Ngoài ra, đậu đỗ còn cung cấp rất nhiều protein, cơ thể chúng ta sẽ phân hủy các protein này thành glucose và chuyển hóa thành năng lượng hoạt động.
Hạt diêm mạch
Với chỉ số đường huyết Gl = 58, hạt diêm mạch là loại thực phẩm rất tốt cho những người bị tiểu đường.
Ngoài ra, hạt diêm mạch còn giàu chất chống oxy hóa, giúp kháng viêm, giảm cholesterol máu và hỗ trợ ngăn ngừa các biến chứng do tiểu đường gây ra như cao huyết áp và vữa xơ động mạch…
Kết luận
Hiện vẫn chưa có loại thuốc nào có thể chữa khỏi tiểu đường, nên thực phẩm ăn uống hàng ngày đóng vai trò rất quan trọng trong việc kiểm soát chỉ số đường huyết của cơ thể. Mong rằng bài viết “Tiểu đường ăn gì thay cơm” có thể giúp bạn nắm rõ hơn về những thực phẩm nên ăn trong thực đơn hàng ngày.
Bên cạnh đó, kiểm soát tiểu đường bằng Y học cổ truyền cũng đang là một phương pháp an toàn được nhiều người tin tưởng.
Khóa học “Kiểm soát tiểu đường bằng Y học cổ truyền” được thiết kế bởi Bác sĩ CKI Y học cổ truyền, dựa trên hơn 10 năm kinh nghiệm trong việc thực hành, giảng dạy xoa bóp bấm huyệt và trị liệu tự nhiên.
Khóa học sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức về kiểm soát tiểu đường thông qua:
- Xoa bóp, bấm huyệt
- Bài thực hành chăm sóc bàn chân giúp kiểm soát đường huyết bằng đôi bàn tay và những dụng cụ đơn giản
- Cách điều chỉnh chế độ ăn uống, tập luyện để kiểm soát tiểu đường, mỡ máu theo nguyên lý Y học Cổ Truyền.
Kiểm soát tiểu đường bằng Y học cổ truyền
Những kiến thức và kỹ năng được đưa ra trong khóa học sẽ giúp chúng ta chủ động nâng cao hiểu biết và tự biết cách chăm sóc sức khỏe cho chính mình và người thân bằng các phương pháp dựa trên nguyên lý Y học Cổ truyền. Từ đó, không chỉ phòng ngừa được tiểu đường mà còn giúp chúng ta nâng cao sức khỏe toàn diện
Để biết thêm thông tin và nhận tư vấn miễn phí các khóa học về sức khỏe tinh thần, bạn vui lòng để lại số điện thoại. Hoặc gọi theo HOTLINE 0966.000.643, Trung tâm VMC sẽ liên hệ với bạn ngay nhé