Tiểu đường tuýp 2 là nặng hay nhẹ? Cách kiểm soát triệu chứng

Lê Thanh Hiền 04/12/2022

Khi mới nhận kết quả chẩn đoán bị tiểu đường type 2, nhiều người thường lo lắng tình trạng của mình là nặng hay nhẹ. Vậy thực sự mức độ nặng nhẹ của tiểu đường type 2 phụ thuộc vào những yếu tố gì? Tiểu đường tuýp 2 là nặng hay nhẹ? Hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé

1. Tiểu đường tuýp 2 là gì?

tieu duong tuyp 2 la nang hay nhe

Tiểu đường tuýp 2 trước đây thường được gọi là tiểu đường khởi phát hay tiểu đường không phụ thuộc insulin. Cho đến nay, loại tiểu đường này vẫn là dạng phổ biến nhất, gây ảnh hưởng đến 85 – 90 % tổng số người mắc tiểu đường.

Dù là tình trạng thường gặp ở người lớn tuổi tuy nhiên hiện nay ngày càng nhiều thanh niên, thậm chí là trẻ em cũng xuất hiện tiểu đường tuýp 2 do lối sống và chế độ ăn uống không lành mạnh, có nhiều liên quan đến những vấn đề như mỡ máu, cao huyết áp, béo phì, thừa cân…

Tiểu đường tuýp 2 thường kháng insulin, nghĩa là tuyến tụy vẫn tiết ra một lượng insulin nhất định tuy nhiên insulin này lại không hoạt động hiệu quả như mong muốn, chúng không thể tạo đủ để giúp cân bằng lượng đường trong máu.

>> XEM THÊM: Ăn nhiều đường có bị tiểu đường không? Thực hư thế nào?

2. Tiểu đường type 2 là nặng hay nhẹ?

tieu duong tuyp 2 la nang hay nhe

Mức độ nặng nhẹ của tiểu đường tuýp 2 phụ thuộc vào chính bản thân người mắc. Khi được hỗ trợ điều trị và kiểm soát biến chứng tốt sẽ duy trì được sức khỏe ổn định lâu dài. Tuy nhiên nếu chủ quan, họ phải đối diện với những biến chứng nguy hiểm của tiểu đường type 2 như:

  • Hạ đường huyết với biểu hiện đổ mồ hôi, run tay, nhìn mờ, tim đập nhanh, chóng mặt, đau đầu…
  • Nhiễm toan ceton gây khó thở, đau bụng, mất nước, hôn mê nếu không xử lý kịp thời.
  • Tổn thương võng mạc, tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể, phù hoàng điểm gây giảm thị lực, mù lòa.
  • Biến chứng về thận dẫn đến suy thận, tiểu bọt, tiểu đạm,…
  • Biến chứng đến thần kinh gây tê, ngứa ran, đau đớn và bỏng rát.
  • Tổn thương các mạch máu lớn nuôi tim, bàn chân, não làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, loét chân, đột quỵ.
  • Các vấn đề về da gây bong tróc, ngứa, dễ gây nhiễm trùng và nhiễm nấm

Chìa khóa để thay đổi mức độ nặng nhẹ của tiểu đường tuýp 2 là kiểm soát đường huyết và phòng ngừa sớm các biến chứng. Nếu làm tốt các yếu tố này hoàn toàn có thể giúp những người bị tiểu đường sống lâu và sống khỏe gần như người bình thường.

>> XEM THÊM: 6 triệu chứng tiểu đường giai đoạn đầu bạn cần nhớ

3. Tiểu đường tuýp 2 là nặng hay nhẹ hơn so với tuýp 1 và tuýp 3?

tieu duong tuyp 2 la nang hay nhe

Tiểu đường tuýp 2 là nặng hay nhẹ so với tiểu đường tuýp 1 và tuýp 3 cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm gần đây. Với tiểu đường tuýp 1 xảy ra do tuyến tụy không còn khả năng sản xuất insulin. Các triệu chứng của tiểu đường tuýp 1 rất trầm trọng nên thường dễ phát hiện gần như ngay lập tức. Thông thường người bị tiểu đường tuýp 1 bị giảm khoảng 20 năm tuổi thọ

Với tiểu đường tuýp 2 thường tiến triển âm thầm trong nhiều năm, bắt đầu bằng kháng insulin và dần dần là tuyến tụy giảm tiết insulin. Người bị tiểu đường có nhiều cách cải thiện nhưng lại thường phát hiện muộn. Người bị tiểu đường tuýp 2 thường bị giảm khoảng 10 năm tuổi thọ

Còn ở tiểu đường tuýp 3 hay tiểu đường Alzheimer, người mắc dễ bị suy giảm trí nhớ nên khó tuân thủ theo yêu cầu của bác sĩ. Vì vậy khả năng gây biến chứng và mức độ biến chứng cũng thường nặng hơn so với tuýp 1 và tuýp 2.

Như vậy, tiểu đường tuýp 1, 2 hay tuýp 3 chỉ là phân loại theo nguyên nhân, không đánh giá mức độ nặng nhẹ hay nguy hiểm của biến chứng. Quan trọng là bạn có biện pháp phòng ngừa và kiểm soát tốt đường huyết, thì dù tuýp nào vẫn có thể sống khỏe.

>> XEM THÊM: 4 HUYỆT ĐẠO GIÚP KIỂM SOÁT TIỂU ĐƯỜNG CÓ THỂ BẠN KHÔNG BIẾT

4. Cách giảm nhẹ triệu chứng tiểu đường tuýp 2

Để kiểm soát đường huyết cần có một chế độ ăn lành mạnh, kết hợp tập luyện và sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ. Dưới đây là một vài những lưu ý:

4.1. Kiểm soát tiểu đường bằng thuốc tây

Nhiều người mắc tiểu đường tuýp 2 thay vì sử dụng thuốc tây y thì lại quay sang dùng những loại thuốc dân gian chưa được kiểm định. Điều này khiến cho quá trình kiểm soát đường huyết ngày càng khó khăn. Tình trạng đái tháo đường xảy ra khi không có đủ insuline hoặc insuline hoạt động không hiệu quả. Do vậy cần sử dụng thuốc tây y và làm đúng theo chỉ định của bác sĩ khoa Nội tiết – Đái tháo đường giúp kiểm soát tiểu đường hiệu quả

>> XEM THÊM: Những loại trái cây người tiểu đường không nên ăn?

4.2. Chế độ dinh dưỡng

tieu duong tuyp 2 la nang hay nhe

Người bị tiểu đường không nên ăn uống kiêng khem quá mức dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng. Chế độ ăn uống nên cân bằng giữa các nhóm chất: đạm, tinh bột, vitamin, chất xơ, khoáng chất, nên ăn rau luộc vào đầu bữa, chia ra ăn nhiều bữa nhỏ, không ăn nhiều vào bữa tối; nên ăn thịt cá trước hoặc cùng lúc ăn tinh bột,…

Ngoài ra, bạn cũng cần đặc biệt quan tâm tới vấn đề TIỂU ĐƯỜNG ĂN GÌ THAY CƠM. Bởi chế độ dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng trong việc kiểm soát chỉ số đường huyết.

>> XEM THÊM: Cách ăn bơ đúng cách cho những người mắc tiểu đường

4.3. Chế độ tập luyện

Người bị đái tháo đường tuýp 2 nên thường xuyên vận động và luyện tập thể dục thao ít nhất 30 phút mỗi ngày giúp giảm kháng insulin rất hiệu quả. Ngoài ra còn giúp cơ thể lưu thông khí huyết, tăng cường trao đổi chất, cải thiện tâm trạng và giấc ngủ.

4.4. Thói quen sinh hoạt

Người bị đái tháo đường cần có một thói quen sinh hoạt lành mạnh: ăn ngủ đúng giấc, không thức khuya, không sử dụng thuốc lá, rượu bia hay các chất kích thích sẽ giúp kiểm soát tốt đái tháo đường.

>> XEM THÊM: Uống mật ong có bị tiểu đường không? Lưu ý khi uống mật ong

Kết luận

Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc cho câu hỏi “tiểu đường tuýp 2 là nặng hay nhẹ?”. Từ đó có được kiến thức bổ ích giúp kiểm soát và phòng ngừa biến chứng đái tháo đường tuýp 2 hiệu quả. Cám ơn bạn đã theo dõi bài viết!

Nguồn tham khảo: hellobacsi, kienthuctieuduong

Bài Viết Liên Quan

Cường giáp nên kiêng ăn gì, lưu ý chế độ ăn để phục hồi sức khỏe

vmcvietnam.org

Làm sao để hết mụn tuổi dậy thì? [An toàn – Hiệu quả]

Cường giáp có nên uống nước dừa không? Nên ăn gì?

Top 6 nguyên nhân gây vàng răng và cách khắc phục hiệu quả

Ù tai phải làm sao? Giải pháp an toàn cho người giảm thính lực

Nguyên nhân gây cường giáp là gì? Làm thế nào để khắc phục

Chào bạn. Chúng tôi có thể giúp gì ...

Xin thông báo thời gian hỗ trợ mới của vmcvietnam bắt đầu từ 8h00-17h00, thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần. Quý khách vui lòng để lại số điện thoại kèm lời nhắn, chúng tôi sẽ liên hệ trong thời gian sớm nhất. Xin cảm ơn.