Tinh hoa của Y học cổ truyền, Hoàng Kỳ đến nay đã được ứng dụng như thế nào?

admin 18/02/2022

Y học cổ truyền vốn là một phương pháp chữa bệnh lâu đời rất hay, và hiện đang được tiếp tục nghiên cứu, duy trì và phát triển. Người xưa biết cách tận dụng từng cành cây, ngọn cỏ để ứng dụng nó vào trong Y học. Ngày nay, chúng ta lại càng có thêm nhiều cơ hội để “mổ xẻ” những điều “chưa lường, chưa tường, chưa tận” nhờ vào nền y học đang vươn lên không ngừng với nhiều công cụ hiện đại. Hoàng Kỳ là một trong những vị thuốc rất phổ biến trong Y học cổ truyền, hãy cùng Trung tâm VMC tìm hiểu, Hoàng Kỳ là gì, Hoàng Kỳ có tác dụng gì?

1. Hoàng Kỳ là vị thuốc gì?

Hoàng Kỳ có tác dụng gì

Hoàng Kỳ (Astragalus membranaceus (Fisch) Bunge) là một vị thuốc thân thảo sống lâu năm, họ Đậu/ Cánh Bướm và phát triển mạnh ở vùng đất pha cát, đặc biệt tại các tỉnh Trung Quốc như Tứ Xuyên, Hoa Bắc, Bảo Cửu. Tại Việt Nam, loài cây này không đạt được mức sinh trưởng mạnh, và chỉ trồng rất ít tại Đà Lạt và Sapa. 

Cây thường cao từ 60 – 70 cm, mọc thẳng, lá có hình trứng mọc kép. Phần giá trị nhất của loại cây này nằm ở bộ rễ của nó. Rễ cây Hoàng Kỳ là một dược liệu khá nổi tiếng và được nghiên cứu nhiều để cải thiện các vấn đề về thận.

Thời gian tối thiểu để thu hoạch rễ cây Hoàng Kỳ là từ năm thứ 3, thường vào mùa xuân và mùa thu. Tuy nhiên, nếu thu hoạch khi rễ được 6 -7 năm tuổi sẽ càng tốt hơn. 

2. Hoàng Kỳ dễ bị nhầm với loại nào?

Để tránh bị nhầm lẫn với các loại thuốc khác, bạn nên tìm hiểu rõ cách để phân biệt cách loại sau:

  • Hồng Kỳ (Hedysarum polybotrys Hand. – Mazz.): cũng thuộc loại họ Đậu, được nhập từ Trung Quốc, và có công dụng gần giống với Hoàng Kỳ. Về hình dáng và màu sắc, Hồng Kỳ có màu nâu đỏ. Nếu xem xét tỉ mỉ dưới lớp kính Y học hiện đại, thì Hồng Kỳ có tinh thể calci oxalat hình khối, sắc ký lớp mỏng không có Astragalosid IV.
Hoàng Kỳ có tác dụng gì
  • Hoàng Kỳ nam: tên gần giống, nhưng vị thuốc này xuất phát từ họ Dâu tằm, là rễ của cây vú bò (Ficus heterrophyllus L.). Trong Y học cổ truyền, Hoàng Kỳ nam là thuốc bổ dùng cho người hư lao, khí hư, bạch đới, hoặc tắc tia sữa và chữa phong thấp.

3. Hoàng Kỳ có tác dụng gì?

Trong Tây Y

Hiện nay, chất Astragalosid IV có trong Hoàng kỳ đã được nghiên cứu chứng minh có tác dụng trong việc bảo vệ tim mạch, gan, hệ miễn dịch, hệ tiêu hóa, kháng viêm, kháng virus,… và hiện đang được tiếp tục nghiên cứu sâu hơn để phát triển thành các hoạt chất làm thuốc.

Ngoài ra, nhiều nghiên cứu cũng cho thấy các isoflavonoid có trong Hoàng kỳ có tác dụng chống oxy hóa, chống thiếu máu cục bộ, và kháng viêm trong các bệnh về viêm xương khớp mãn tính, kháng virus…

Trong Đông Y

Hoàng kỳ có vị ngọt, tính ôn

Các tác dụng:

  • Nếu là Hoàng kỳ sống, có công dụng lợi tiểu, cải thiện tình trạng tiểu buốt, tiểu đục, đái tháo đường, giải độc và sinh cơ 
  • Nếu là Chích kỳ (Hoàng kỳ tẩm mật sao) thì có tác dụng ôn trung, cố biểu, bổ khí huyết, tỳ vị.
  • Nếu là Hoàng kỳ tẩm muối: có tác dụng bổ thận.

Cách dùng và liều lượng: Ngày chỉ dùng từ 9g đến 30 g, dưới dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán.

Các tác dụng phụ của Hoàng Kỳ cũng khó để xác nhận vì nó thường được dùng chung với rất nhiều các vị thuốc khác. Tuy nhiên, Hoàng Kỳ cũng được đánh giá là an toàn cho đa số người lớn và cho trẻ nhỏ (chỉ dùng dưới 15g/1 ngày). Khi sử dụng, tốt nhất hãy nên gặp bác sĩ để tránh chọn nhầm Hoàng Kỳ, vì một số loại có thể gây độc cho người.

Đối với phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú, hiện chưa có kết luận nào cho thấy Hoàng Kỳ sẽ an toàn đối với mẹ bầu, nên hãy báo với bác sĩ chẩn trị để họ đánh giá đúng tình trạng cơ thể. Ngoài ra, cần tránh dùng cho những người đang nhiễm trùng cấp tính hoặc người đang bị nhiễm trùng hoặc bị sốt.

4. Ứng dụng trong cuộc sống hàng ngày

Thời gian dùng Hoàng Kỳ tốt nhất là vào buổi sáng. 

Nếu là Hoàng Kỳ có tác dụng gì, thì Hoàng Kỳ có thể kết hợp với rất nhiều các vị thuốc khác hoặc là với các thực phẩm khác như cá chép, nấm hương, thịt gà,… để tạo thành các bài thuốc nhằm hỗ trợ, cải thiện các vấn đề về cảm cúm, hồi hộp, tức ngực, đau đầu quên lẫn, hoặc sa tử cung, sa thận, thoát vị, hoặc tẩm bổ sau khi mổ…

Ngoài ra, Hoàng Kỳ thái lát mỏng cũng có thể ngâm thành trà để uống, có tác dụng rất tốt trong tăng cường trao đổi chất và phòng ngừa cảm cúm,…

Tuy nhiên, Hoàng Kỳ không thể dùng bừa bãi với liều lượng lớn (chỉ dùng dưới 30g/1 ngày cho người trưởng thành), nên nếu dùng Hoàng Kỳ như một bài thuốc, bạn cần cẩn thận tham khảo ý kiến từ các Bác sĩ có chuyên môn để đạt được lợi ích tốt nhất, tránh chọn nhầm Hoàng Kỳ, vì một số loại có thể gây độc cho người.

Để tìm hiểu, đăng ký các khóa học chăm sóc sức khỏe của Trung tâm VMC, bạn có thể xem thêm ở website này hoặc liên hệ qua Hotline: 0966.000.643 để được hỗ trợ nhanh nhất!

Bài Viết Liên Quan

Lễ Hội Ra Mắt Tháng 9 Chính Thức Khép Lại Cùng VMC

Cường giáp nên kiêng ăn gì, lưu ý chế độ ăn để phục hồi sức khỏe

vmcvietnam.org

Làm sao để hết mụn tuổi dậy thì? [An toàn – Hiệu quả]

Cường giáp có nên uống nước dừa không? Nên ăn gì?

Top 6 nguyên nhân gây vàng răng và cách khắc phục hiệu quả

Ù tai phải làm sao? Giải pháp an toàn cho người giảm thính lực

Chào bạn. Chúng tôi có thể giúp gì ...

Xin thông báo thời gian hỗ trợ mới của vmcvietnam bắt đầu từ 8h00-17h00, thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần. Quý khách vui lòng để lại số điện thoại kèm lời nhắn, chúng tôi sẽ liên hệ trong thời gian sớm nhất. Xin cảm ơn.