Trẻ hóa bệnh đau dạ dày, vì sao ngày càng có nhiều người mắc các triệu chứng khó chịu này?
admin 17/02/2022
Đau bao tử, hay còn gọi là đau dạ dày là một vấn đề cực kỳ phổ biến, đặc biệt là đối với những người trẻ ngày nay. Khoảng 70% người Việt Nam mắc các triệu chứng của đau dạ dày nói chung, các tình trạng khác như viêm, loét cũng chiếm tỷ lệ rất lớn. Vậy, Đau bao tử là đau ở đâu, điều gì đã gây ra tình trạng này và cần lưu ý những gì để bảo vệ, trân trọng sức khỏe của chính bản thân mình. Cùng Trung tâm VMC tìm hiểu qua bài viết dưới đây
1. Đau bao tử là đau ở đâu?
Bao tử (dạ dày) là cơ quan cực kỳ quan trọng của cơ thể, nằm ở phần giữa bụng, trên rốn và dưới thượng vị (vùng nằm giữa 2 bên xương sườn và dưới xương ức).
Vậy Đau bao tử là đau ở đâu? Vị trí đau dạ dày có rất nhiều, tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra vấn đề này. Có thể kể đến như:
- Đau vùng thượng vị: những cơn đau âm ỉ sẽ gây nhiều cảm giác khó chịu, và tốc độ lan ra các vùng khác (ngực, bụng,…) khá nhanh.
- Đau vùng bụng giữa: Khu vực này tập trung nhiều cơ quan tiêu hóa quan trọng nên khó mà xác định liệu có phải chỉ đau bao tử hay không. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng đau tại vị trí này có kèm theo ợ chua, khó tiêu, ợ hơi khó chịu thì phần lớn là do đau bao tử.
- Đau vùng thượng vị chếch trái: đau âm ỉ, đau quặn, đau nhói ở vùng bụng trái ngang rốn sẽ cực kỳ khó chịu, đặc biệt khi về đêm
2. Các triệu chứng của đau bao tử (dạ dày)
- Đau là dấu hiệu đầu tiên và dễ nhận thấy nhất của tình trạng này. Những cơn đau có thể từ âm ỉ tới quặn thắt, đặc biệt rất dễ lan sang những vùng khác như ngực và bụng. Cơn đau dễ xuất hiện về đêm, gây khó chịu và ức chế sau khi cơ thể nạp đủ hoặc thiếu thức ăn.
Ngoài ra, còn có một số các triệu chứng khác để nhận diện, như:
- Buồn nôn: cảm giác buồn nôn khi đánh răng vào buổi sáng
- Ợ chua, ợ hơi, khó tiêu, sau khi ăn từ 3-4 tiếng, kèm theo mệt mỏi, chán ăn, sụt cân
- Nếu tình trạng trở nặng, thậm chí dẫn đến viêm, loét, chảy máu dạ dày. Bạn cần chú ý để đi thăm khám kịp thời.
Trường hợp các triệu chứng diễn biến lâu mà không được thăm khám để hạn chế và chấm dứt, thì rất dễ gây ra các biến chứng nguy hiểm hơn: Viêm loét dạ dày tá tràng, Trào ngược dạ dày, Xuất huyết dạ dày, Thủng dạ dày,…
Xem thêm: Ngừng ngay những thực phẩm này nếu bạn bị cơn đau dạ dày hành hạ
3. Nguyên nhân nào dẫn đến đau bao tử
Những năm gần đây, tỷ lệ những người mắc các vấn đề về đau dạ dày ở Việt Nam tăng nhanh chóng mặt, đặc biệt này càng trẻ hóa. Guồng quay của xã hội quá nhanh, khiến nhiều người trẻ buộc phải nhanh chóng thích nghi để không bị đào thải. Trong quá trình đó, nhiều vấn đề về sức khỏe bị bỏ lại, đau dạ dày là một trong những hệ quả đó, thường đến từ những nguyên nhân như:
- Chế độ ăn uống không lành mạnh: Dạ dày là nơi tiêu hóa toàn bộ thức ăn và hoạt động theo một lộ trình nghiêm khắc. Theo Y học cổ truyền, bất kỳ cơ quan nào cũng hoạt động theo một chu kỳ liên tục mỗi ngày, nên ăn gì, ăn vào lúc nào cũng cần phải kiểm soát. Từ 7 – 9h sáng là khung giờ dạ dày co bóp mạnh nhất, là khung giờ vàng để ăn sáng. Nhưng nếu bạn bỏ bữa sáng, lâu dần sẽ khiến dạ dày xuất hiện các triệu chứng không tốt.
- Căng thẳng mệt mỏi kéo dài: mỗi khi bạn căng thẳng, dạ dày sẽ co thắt như một phản xạ tự nhiên của cơ thể. Nếu tình trạng căng thẳng cứ kéo dài từ ngày này qua ngày khác, dạ dày bị ép phải làm việc liên tục cả ngày lẫn đêm sẽ kích thích quá trình nhu động. Hãy tìm cách thả lỏng tinh thần để cơ thể cũng có thể buông xuống những nỗi lo sức khỏe.
- Sử dụng đồ uống có chất kích thích, rượu, bia: “Uống vừa chứ không thừa” là biện pháp an toàn để bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày trước những chất có hại trong các đồ uống này.
- Hút thuốc lá: Pepsin và HCl sẽ bị kích thích khi hút nhiều thuốc lá, trực tiếp ảnh hưởng đến lớp niêm mạc dạ dày (có thể gây viêm, loét). Ngoài ra, thuốc lá cũng được khuyến cáo không nên hút để tránh các vấn đề nguy hiểm từ phổi, họng,…
- Nhiễm khuẩn HP (Helicobacter Pylori): thường tồn tại và hoạt động trong dạ dày của con người. Thống kê cho thấy, có đến hơn 80% những người bị đau dạ dày là do nhiễm khuẩn HP.
Xem thêm: Tác dụng của tam thất mật ong: Thần dược cho dạ dày và hệ tiêu hóa khỏe mạnh
4. Lời khuyên nào để bảo vệ sức khỏe?
- Ăn uống với chế độ ăn hợp lý, thức ăn lành mạnh đảm bảo vệ sinh
- Không ăn quá no, không để bụng quá đói, không vận động mạnh (tập thể dục cường độ cao,…) để giảm bớt áp lực lên dạ dày
- Không hoặc hạn chế tối đa các chất kích thích, rượu bia,…
Nếu những cơn đau đã xuất hiện, bạn nên dành thời gian nghỉ ngơi để cơ thể được thả lỏng, chườm nóng hoặc uống nước gừng sẽ giúp những cơn đau nhẹ giảm bớt.
Nếu các triệu chứng đã trở nặng, cần đến các cơ sở y tế để nhận được sự thăm khám tốt nhất.
Bên cạnh đó, Trung tâm VMC cũng đang cung cấp Khóa học “Chăm sóc dạ dày và hệ tiêu hóa chủ động”, an toàn cả với những người đang sử dụng thuốc Tây hoặc Đông y, làm giảm tình trạng đau và kích thích cảm giác thèm ăn.
Để tìm hiểu, đăng ký các khóa học chăm sóc sức khỏe chủ động của Trung tâm VMC, bạn có thể xem thêm ở website này hoặc liên hệ qua Hotline: 0966.000.643 để được hỗ trợ nhanh nhất!