Top 5 công việc dễ gặp các vấn đề cổ-vai-gáy

admin 06/01/2021

Triệu chứng điển hình của đau mỏi cổ vai gáy là những cơn đau âm ỉ hoặc dữ dội ở cổ vùng vai gáy. Nếu như kéo dài, cơn đau có thể lan lên đầu, dẫn đến ù tai, đau thái dương, thậm chí rối loạn tiền đình.

Đau cổ vai gáy có thể bắt gặp ở bất cứ ai, bất cứ độ tuổi nào, gây ảnh hưởng đên sức khỏe cũng như khả năng làm việc. Cùng điểm mặt những nghề được liệt vào “danh sách đen” có nguy cơ bị đau mỏi vùng cổ vai gáy!

Những nghề nghiệp dễ gặp phải các vấn đề cổ-vai-gáy

1. Những người làm công việc văn phòng

Nghề văn phòng được xếp vào top đầu trong danh sách các nghề nghiệp dễ gặp phải các vấn đề cổ-vai-gáy. Bởi đặc thù của dân văn phòng là ngồi lâu một chỗ, ở một tư thế cố định, kèm theo là it vận động, điều này tạo ra áp lực lên vùng cơ vai, dẫn tới đau mỏi vai gáy.

Ngoài ra, dân văn phòng thường nghỉ trưa tại nơi làm việc bằng cách ngủ gục xuống bàn, ngửa cổ ra đằng sau ghế… Thói quen ngủ sai tư thế này sẽ làm căng các cơ ở vai gáy, lâu dần dẫn tới hiện tượng nhức mỏi.

>> Đọc thêm: Bạn có đang ngủ đúng tư thế?

Chính vì thế, để ngăn ngừa các vấn đề vai gáy, người làm văn phòng cần đứng lên đi lại thường xuyên, ngồi đúng tư thế. Cứ khoảng 1 tiếng nên đứng lên di chuyển nhẹ như đi vệ sinh, giao lưu với các đồng nghiệp cũng giúp hạn chế đau mỏi vai gáy. Ngoài ra, thay vì ngủ gục trên bàn làm việc, người làm văn phòng có thể ngồi thiền 30 phút để thư giãn vào buổi trưa, sẽ tỉnh táo và sảng khoái trong cả buổi chiều.

2. Những người làm nghề lái xe

Những người lái xe thường xuyên phải ngồi lâu ở một tư thế cố định, đồng thời trong quá trình di chuyển cũng chịu ảnh hưởng bởi sự rung lắc nên rất dễ đau vai gáy. Không những thế, những người làm nghề lái xe phải tập trung cao độ, mắt luôn nhìn thẳng, hạn chế cử động vùng cổ. Điều này làm hạn chế lượng máu lưu thông tới nuôi dưỡng vùng cột sống cổ, gây thoái hóa đốt sống cổ.

3. Những người làm nghề bốc vác nặng

Người làm việc nặng, thường xuyên phải khuân vác đồ với trọng lượng lớn trên vai sẽ khiến cho vùng cơ vai bị căng, dẫn đến tình trạng đau nhức vai gáy. Bởi vùng vai gáy có nhiều gân cơ và dây chằng, mang vác các đồ có trọng lượng lớn trong thời gian dài sẽ gây chèn ép vùng vai, dẫn tới hiện tượng tê bì và đau nhức vùng vai gáy.

>> Đọc thêm: Giảm đau vai gáy nhanh chóng không cần dùng thuốc giảm đau

4. Giáo viên

Không hề nhàn hạ như nhiều người nghĩ, gần như 80% các thầy cô giáo luôn phải đối mặt với những cơn đau thường xuyên liên quan đến các vấn đề về cơ – xương khớp. Một nghiên cứu của các chuyên gia cho thấy, các vị trí đau mỏi phổ biến nhất thường sảy ra đối với những người làm nghề giáo viên chính là thắt lưng, vai, cổ, gáy. Nguyên nhân là do những đặc thù công việc hàng ngày như đứng nhiều, thường xuyên viết bảng với những tư thế bất thường: vươn tay, rướn cổ, cúi người giảng bài bên bàn học sinh.

5. Học sinh, sinh viên

Sở dĩ đây là đối tượng dễ bị đau mỏi vai gáy là do đặc điểm của đối tượng này cũng giống như dân văn phòng, tức là thường xuyên ngồi lâu một chỗ, đặc biệt là những người ngồi học sai tư thế và hay ngủ gục trên bàn… Điều này khiến gân cơ ở vùng vai gáy căng cứng, rồi gây ra đau vai gáy.

Chăm sóc sức khỏe vùng cổ-vai-gáy

chăm sóc cổ vai gáyTính chất công việc là nguyên nhân dẫn đến các vấn đề về cổ-vai-gáy. Tuy nhiên nếu bạn biết cách chăm sóc sức khỏe chủ động, thì dù là ngành nghề nào bạn cũng có thể đẩy lùi được những nguy cơ mắc bệnh.

– Tránh ngồi quá lâu. Để ngăn ngừa tình trạng nhức mỏi vai gáy, các đối tượng trên cần chú ý đi lại vận động thường xuyên. Vận động sẽ giúp gân cốt thả lỏng, thúc đẩy lưu thông máu tốt hơn đến toàn cơ thể cũng như vùng cổ-vai-gáy.

– Đảm bảo ngồi đúng tư thế. Để tránh đau cổ, điều quan trọng nhất là giữ mắt song song với màn hình. Nếu cần thiết, có thể sử dụng giá đỡ để sao cho màn hình ngang với mắt. Màn hình phải ở ngay trước mặt bạn chứ không phải ở bên cạnh, như thế áp lực lên đầu và cổ mới được giảm tối thiểu.

ngồi đúng tư thế– Tăng cường tập luyện. Sau khi kết thúc giờ làm hoặc học bạn nên tập luyện thể dục thể thao. Chỉ 30 phút mỗi ngày cũng giúp giảm nguy cơ mắc bệnh xuống mức thấp nhất có thể.

– Sử dụng điều hòa ở nhiệt độ vừa phải. Cơ thể con người ổn định ở mức 37 độ C, do vậy nếu thường xuyên ngồi trong điều hòa có nhiệt độ quá thấp sẽ dẫn tới sự chênh lệch nhiệt độ bên trong và bên ngoài cơ thể. Sự chênh lệch này tạo áp lực lên mạch máu, khiến máu lưu thông kém, gân cơ cũng co cứng bất thường nên gây ra đau mỏi cổ vai gáy. Chính vì thế để hạn chế đau mỏi vai gáy thì bạn nên chỉnh nhiệt độ ở 25 độ C là tốt nhất.

– Lắng nghe cơ thể và kịp thời xử lý các vấn đề cổ-vai-gáy. Tác động kịp thời và chăm sóc thường xuyên các vùng cổ-vai-gáy sẽ tốt hơn là xử lý sau những cơn đau kéo dài. Thay vì phụ thuộc vào các nhà trị liệu, bạn có thể trở thành bác sĩ của chính mình và thực hiện các động tác xoa bóp thư giãn, làm mềm các cơ vùng cổ-vai-gáy mỗi ngày.

           >> TÌM HIỂU thêm: Chăm sóc sức khỏe vùng cổ-vai-gáy

 

Bài Viết Liên Quan

THÔNG BÁO SỐ PHÁT SÓNG TRUYỀN HÌNH TUẦN TỪ 21/10- 27/10

THÔNG BÁO SỐ PHÁT SÓNG TRUYỀN HÌNH TUẦN TỪ 14/10- 20/10

THÔNG BÁO SỐ PHÁT SÓNG TRUYỀN HÌNH TUẦN TỪ 7/10 – 13/10

DINH DƯỠNG CHO MẸ SAU SINH VÀ ĐANG CHO CON BÚ

DINH DƯỠNG CHO PHỤ NỮ SAU SINH VÀ ĐANG CHO CON BÚ

THÔNG BÁO SỐ PHÁT SÓNG TRUYỀN HÌNH

Chào bạn. Chúng tôi có thể giúp gì ...

Xin thông báo thời gian hỗ trợ mới của vmcvietnam bắt đầu từ 8h00-17h00, thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần. Quý khách vui lòng để lại số điện thoại kèm lời nhắn, chúng tôi sẽ liên hệ trong thời gian sớm nhất. Xin cảm ơn.