Trẻ sơ sinh thở nhanh có đáng lo không?
admin 11/10/2022
Thở nhanh là một triệu chứng đường hô hấp, trẻ sơ sinh sẽ có nhịp thở không ổn định, lúc nhanh lúc chậm do hệ thống thần kinh điều khiển thở chưa hoàn thiện. Đặc trưng quan trọng của cơn thở nhanh thoáng qua là nhịp thở của trẻ nhanh hơn bình thường. Cùng đọc bài viết dưới đây để tìm hiểu xem liệu trẻ sơ sinh thở nhanh có đáng lo.
Dấu hiệu nhận biết cơn thở nhanh của trẻ sơ sinh
Thông thường, trẻ nhỏ thở nhanh hơn rất nhiều so với người lớn. Trung bình, trẻ sơ sinh dưới 6 tháng có khoảng 40 nhịp thở mỗi phút. Nhịp thở có thể chậm lại khoảng 20 nhịp thở mỗi phút khi trẻ sơ sinh ngủ. Trong quá trình thở định kỳ, nhịp thở của trẻ sơ sinh có thể ngừng trong 5 đến 10 giây và sau đó bắt đầu lại nhanh hơn – khoảng 50 đến 60 nhịp thở mỗi phút – trong 10 đến 15 giây. Đối với trẻ sơ sinh nhịp thở này thường cao hơn 60 lần/phút hoặc có trường hợp trẻ thở có thể tới 120 lần/phút.
Ngoài biểu hiện của tình trạng trẻ sơ sinh thở nhanh, trẻ còn có thể có các triệu chứng khác như:
- Rút lõm lồng ngực: Bạn có thể nhận biết nó bằng cách quan sát ngực- bụng, vì trẻ sơ sinh thông thường là thở bụng nên có thể thấy vùng ngực – bụng lõm sau khi trẻ hít vào.
- Trẻ sơ sinh có dấu hiệu nở cánh mũi
- Tím: Trẻ sơ sinh chân tay lúc đầu có thể tím do hệ thống vận mạch chưa tốt, nên dấu hiệu tím cần được quan sát ở vùng môi. Thường những trẻ này sẽ được đo bão hòa oxy máu (SpO2) sẽ thấy thấp hơn 95%
- Thở rên: Chứng tỏ trẻ đang gắng sức để giữ lại khí trong phổi, một trong các dấu hiệu nặng
>> Xem thêm: 5 cách tăng sức đề kháng ở trẻ sơ sinh giúp trẻ khỏe mạnh, không ốm vặt
Nguyên nhân gây ra việc thở nhanh ở trẻ sơ sinh
Phổi của thai nhi khác so với phổi sơ sinh vì trong lòng phế nang có chứa dịch, không có chức năng trao đổi khí mà thai nhận chất dinh dưỡng và oxy qua bánh nhau. Trong quá trình chuyển dạ, dịch trong phế nang của trẻ sẽ được hấp thu hết tạo điều kiện cho quá trình hô hấp sau sinh tốt. Tuy nhiên, quá trình hấp thu dịch phổi có thể bị ảnh hưởng bởi một số nguyên nhân sau:
Khóc hoặc bị đau
Trẻ thở nhanh hơn khi bị đau hoặc cơ thể khó chịu. Ví dụ trong trường hợp, trẻ quấy khóc hoặc khó chịu sau khi đi tiêm chủng cũng có thể dẫn đến tình trạng trên.
Quá nóng
Trẻ sơ sinh bị nóng có thể dẫn tới thở nhanh hơn. Quá nóng dẫn đến việc mất nước ở trẻ và các vấn đề khác. Sở dĩ, trẻ sơ sinh không thể tự làm mát cơ thể như người lớn, vì vậy hãy để trẻ nhỏ tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời và nhiệt độ nóng.
Suy hô hấp
Suy hô hấp có nghĩa là bé khó thở. Một số tình trạng có thể gây suy hô hấp, bao gồm:
- Sinh non: Phổi kém phát triển của trẻ sinh non khiến trẻ khó thở hơn.
- Nhiễm trùng và các tình trạng sức khỏe: Một số tình trạng sức khỏe có thể khiến trẻ khó thở. Ví dụ nếu trẻ nhiễm trùng phổi có thể khiến trẻ sơ sinh khó thở hơn bình thường.
- Tổn thương về thể chất: Tổn thương phổi hoặc các bộ phận khác trong hệ hô hấp của trẻ có thể khiến trẻ thở gấp hơn khi cố gắng lấy không khí.
>> Xem thêm: Bụng trẻ sơ sinh phình to có đáng lo không?
Trẻ sơ sinh thở nhanh có đáng lo
Trẻ sơ sinh thở nhanh là một triệu chứng về đường hô hấp. Biểu hiện của tình trạng này có thể thấy trẻ sơ sinh có nhịp thở không ổn định, lúc nhanh lúc chậm do hệ thống thần kinh điều khiển thở của bé chưa hoàn thiện đồng thời trẻ thở chủ yếu bằng mũi tuy nhiên ở giai đoạn sơ sinh trẻ dễ bị ngạt mũi.
Nếu trẻ thở nhanh với tần suất thấp và trẻ vẫn bú tốt, tăng cân tốt, không có các triệu chứng của tình trạng sức khỏe khác thì vẫn trong giới hạn sinh lý và dần dần nhịp thở của bé sẽ ổn định. Nhưng nếu bé thở nhanh mà kèm theo các dấu hiệu như: Bú kém, sốt, khó thở, ho, tím tái… thì bố mẹ cần đưa bé đến cơ sở y tế để kiểm tra và có các biện pháp can thiệp kịp thời.
Bố mẹ cũng cần có những kiến thức về hơi thở bình thường của trẻ. Bên cạnh đó, cha mẹ có thể kiểm tra tiếng thở của trẻ bằng những cách sau:
- Nghe: đặt tai của bạn ở cạnh mũi hoặc miệng của trẻ và chú ý lắng nghe âm thanh trẻ thở
- Nhìn: đưa mắt của bạn nằm ngang bằng ngực của trẻ rồi sau đó từ từ theo dõi các chuyển động lên xuống theo nhịp trẻ thở.
- Cảm giác: Bạn đưa má áp vào cạnh miệng và mũi rồi từ từ cảm nhận hơi thở của trẻ.
>> Xem thêm: Bật mí những bí quyết chăm sóc mẹ bầu để mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh
Trẻ sơ sinh thở nhanh phải làm sao?
Khi bạn cảm thấy trẻ sơ sinh thở nhanh thì cần chú ý các điểm sau:
- Cần đếm lại nhịp thở cho bé: Để đảm bảo chính xác thì cần đếm nhịp thở của trẻ ít nhất 2 lần, cách nhau ít nhất 10 phút. Quan sát vùng bụng (mỗi lần thở thì bụng phình lên tính là 1 nhịp) để đếm trong 1 phút. Khi thực hiện, bạn lưu ý để trẻ ở tư thế thoải mái, nằm yên, không quấy khóc.
- Nếu bé thở nhanh mà kèm theo các dấu hiệu như: Bú kém, sốt, khó thở, ho, tím tái… thì bố mẹ cần đưa bé đến cơ sở y tế để kiểm tra và có các biện pháp can thiệp kịp thời.
- Làm sạch các chất nhầy bằng nước muối sinh lý
>> Xem thêm: Mẹo giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon vào ban đêm
Nguồn: medicalnewstoday, vinmec