Trẻ trằn trọc khó ngủ thiếu chất gì? Làm sao để trẻ ngủ ngon
admin 11/11/2022
Trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc, hay lăn lộn, trằn trọc, giật mình quấy khóc… là những vấn đề thường gặp và là nỗi lo lắng lớn của những phụ huynh có con nhỏ. Vậy trẻ trằn trọc khó ngủ thiếu chất gì? Làm sao để dễ ngủ. Để khắc phục vấn đề này đòi hỏi các bậc cha mẹ cần phải trang bị cho mình kiến thức trong việc xử lý trẻ sơ sinh khó ngủ hay lăn lộn. Cùng tham khảo ở bài viết dưới đây nhé.
Trẻ trằn trọc khó ngủ thiếu chất gì?
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng khó ngủ ở trẻ em như thay đổi về giấc ngủ, ngủ không đủ giấc, không quen ngủ xa mẹ hoặc do thiếu hụt dinh dưỡng… Trong đó, tình trạng thiếu chất là nguyên nhân hàng đầu gây nên tình trạng khó ngủ ở trẻ. Một vài dưỡng chất sau đây nếu bị thiếu sẽ gây nên tình trạng khó ngủ có thể kể đến như:
1.1 Thiếu Vitamin D
Đầu tiên không thể không nhắc đến vitamin D! Trẻ thiếu vitamin D thường ngủ không sâu và hay giật mình, dễ quấy khóc… Những biểu hiện thiếu vitamin D ở trẻ khá giống như khi thiếu canxi do vitamin D có vai trò rất quan trọng trong quá trình hấp thu canxi.
>> Xem thêm: Thở khò khè vào ban đêm ở trẻ và cách xử lý đơn giản tại nhà
1.2 Thiếu Canxi
Thiếu canxi sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của xương khớp. Từ đó khiến bé gặp phải các hiện tượng nhức mỏi cơ, mỏi xương khớp, hay trằn trọc, giật mình tỉnh dậy, quấy khóc, khó đi vào giấc ngủ và ngủ không sâu giấc.
1.3 Trẻ trằn trọc khó ngủ thiếu chất gì: Magie
Magie có tác dụng làm tăng sản xuất hormone, melatonin giúp tinh thần được thư giãn, điều hòa nhịp sinh học của cơ thể. Đồng thời, nó còn giúp tăng nồng độ GABA là chất dẫn truyền thần kinh hóa học trong não giúp làm dịu thần kinh và ngủ ngon hơn. Nếu bị thiếu hụt magie thì nhiều khả năng bé sẽ có vấn đề về giấc ngủ.
>> Xem thêm: Mẹo giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon vào ban đêm để trẻ ăn ngon ngủ khỏe
1.4 Thiếu Protein
Trong protein có chứa các acid amin, các acid amin này đóng vai trò quan trọng hình thành nên chất dẫn thần kinh hóa học trong não như endorphin, GABA, serotonin. Từ đó, giúp cho tinh thần thoải mái, dễ dàng bình tĩnh và có giấc ngủ sâu hơn khi thần kinh đã được xoa dịu. Nếu trẻ bỗng nhiên khó ngủ, ngủ không sâu giấc hay bị giật mình thức giấc thì rất có thể do thiếu hụt protein.
1.5 Trẻ trằn trọc khó ngủ thiếu chất gì: Chất béo
Tương tự như protein, chất béo cũng là thành phần rất quan trọng trong chế độ dinh dưỡng của trẻ. Đặc biệt là omega 3 có vai trò giúp ổn định tâm trạng và giữ cân bằng hormone từ đó ổn định các hoạt động của não. Thiếu chất béo sẽ khiến cơ thể thường xuyên bị mệt mỏi, khó chịu và khó đi vào giấc ngủ.
>> Xem thêm: Trẻ sơ sinh bao lâu thì rụng rốn? Cách chăm sóc bé sau khi rụng rốn
1.6 Thiếu vitamin B12
Thiếu vitamin B12 cũng là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng khó ngủ ở trẻ. Ngoài ra bé cũng dễ bị tiêu chảy kéo dài, chậm phát triển, viêm kết mạc, giác mạc, chốc mép dẫn đến lười ăn.
1.7 Thiếu vitamin C
Vitamin C có vai trò rất quan trọng trong việc tạo ra collagen, là một protein quan trọng giúp nâng đỡ xương, sụn, mạch máu, các mô dưới da. Ngoài ra, vitamin C còn tham gia vào việc chuyển hóa acid folic và tăng hấp thu sắt. Mất ngủ cũng chính là biểu hiện của trẻ đang thiếu hụt vitamin C.
>> Xem thêm: Nhạc dễ ngủ cho trẻ sơ sinh và những lưu ý khi cho trẻ nghe nhạc
1.8 Trẻ trằn trọc khó ngủ thiếu chất gì: Sắt
Đây cũng là một chất không thể bỏ qua cho giấc ngủ và sự phát triển của trẻ. Thiếu hụt sắt sẽ gây ra nhiều vấn đề về não bộ khiến trẻ thường xuyên lo lắng và suy giảm nhận thức. Do sợ hãi, căng thẳng kéo dài nên sẽ gây nên tình trạng mệt mỏi, mất ngủ ở trẻ
1.9 Thiếu kẽm
Kẽm có vai trò quan trọng trong hệ tiêu hóa, giúp cho quá trình trao đổi chất của cơ thể được diễn ra bình thường. Đồng thời, kẽm cũng góp phần đảm bảo các tế bào tăng trưởng và hồi phục được diễn ra tốt nhất. Ngoài ra, kẽm còn giúp trẻ ngủ ngon giấc, đặc biệt là những trẻ hay thức đêm, khóc đêm. Theo thống kê, tỷ lệ thiếu kẽm ở trẻ em nước ra hiện nay trong khoảng từ 25 – 40%.
Làm sao để trẻ ngủ ngon?
- Lập thói quen ngủ: Ngủ dậy đúng giờ và duy trì các hoạt động trước ngủ theo thói quen có thể giúp trẻ ngủ ngon hơn như đảm bảo phòng ngủ yên tĩnh, thư giãn trước ngủ, bật đèn ngủ, khuyến khích trẻ đọc sách hoặc nghe nhạc nhẹ trước khi ngủ.
- Bổ sung các vi chất giúp bé ngủ ngon: Như chúng ta vừa phân tích, bé khó ngủ do thiếu các vi chất quan trọng cho cơ thể như sắt, magie, kẽm và các loại vitamin. Vì vậy, mẹ cần phải bổ sung vào chế độ ăn uống của bé những thực phẩm chứa đầy đủ các vi chất ấy. Ngoài ra cần tránh những thức ăn, nước uống có chứa caffeine sẽ khiến trẻ tỉnh táo vào ban đêm gây nên tình trạng khó ngủ
- Không để trẻ lớn tuổi ngủ ngày: Hầu hết bé sẽ ngừng ngủ ngày khi được 3 – 5 tuổi. Nếu bé ngoài 5 tuổi mà vẫn còn ngủ ngày thì cố gắng giữ cho giấc ngủ không kéo dài quá 20 phút vào đầu giờ chiều. Giấc ngủ dài và muộn hơn có thể khiến bé khó ngủ vào ban đêm.
- Ăn vừa đủ, đúng giờ: Đói hoặc no quá trước khi ngủ có thể khiến trẻ tỉnh táo hơn và tạo cảm giác không thoải mái, gây khó ngủ cho trẻ. Bữa sáng cần được ăn lành mạnh và đầy đủ dinh dưỡng để khởi động đồng hồ sinh học cho trẻ đúng thời gian.
- Tiếp xúc nhiều ánh sáng tự nhiên trong ngày: Nhận ánh sáng từ thiên nhiên vào buổi sáng giúp ngăn tiết melatonin và giúp trẻ cảm thấy tỉnh táo vào ban ngày. Khi đó, giấc ngủ ban đêm sẽ được đảm bảo chất lượng.
Kết luận
Hi vọng với những thông tin ở bài viết trên có thể giúp các bậc phụ huynh giải đáp thắc mắc trẻ trằn trọc khó ngủ thiếu chất gì? Làm sao để dễ ngủ. Từ đó cha mẹ hãy bổ sung thêm vi chất cần thiết giúp con ngủ sâu giấc và có cơ thể thật khỏe mạnh. Nếu đã bổ sung đầy đủ dinh dưỡng và cải thiện theo những cách trên mà tình trạng không được cải thiện cần đưa bé đến các cơ sở y tế để đươc kiểm tra và hỗ trợ kịp thời.
Nguồn tham khảo: vinmec, chamsocbeyeu