Trẻ tự kỷ có nói được không? Cách nhận biết trẻ có dấu hiệu tự kỷ

admin 11/01/2023

Kỹ năng ngôn ngữ kém là một trong những dấu hiệu điển hình của trẻ khi mắc tự kỷ. Có thể mọi người đang hiểu lầm về việc không nói được và chậm nói ở trẻ mắc tự kỷ. Cùng Trung tâm VMC tìm hiểu, “trẻ tự kỷ có nói được không”? Và liệu có phải chậm nói đều là do tự kỷ?

1. Nhận biết trẻ có dấu hiệu tự kỷ

Theo Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), số người tự kỷ ở Việt Nam đang có xu hướng tăng với khoảng 1 triệu trường hợp, trẻ tự kỷ chiếm khoảng 1% số trẻ được sinh ra hằng năm. Số lượng bé trai được chuẩn đoán tự kỷ nhiều hơn bé gái từ 4 đến 6 lần.

tre tu ky co noi duoc khong
Trẻ tự kỷ có nói được không

Để xem xét một cách toàn diện, các bậc cha mẹ có thể quan sát một số các biểu hiện sau để phỏng đoán sơ bộ, trước khi đưa con đến các cơ sở uy tín để thăm khám:

  • Kỹ năng tương tác xã hội rất kém, hoặc không có: không biết chỉ tay, ít giao tiếp bằng mắt, thích chơi một mình và không thích chia sẻ,… Thường gắn bó với đồ vật, hơn là với người
  • Có thói quen và ý thích thu hẹp: luôn làm một việc theo một trình tự như chỉ mặc 1 bộ quần áo, đi về đúng 1 đường,…
  • Không phải ứng với nguy hiểm: có khoảng trên 70% trẻ tự kỷ có biểu hiện tăng động, không phải ứng với những nguy hiểm gần kề
  • Có những hành vi bất thường lặp đi lặp lại: đi kiễng gót, quay tròn người, ngắm nhìn tay, nhìn nghiêng, lắc lư người, nhảy chân sáo, chạy vòng quanh, nhảy lên, … la hét hoặc tự làm tổn thương khi giận dữ hoặc không đồng ý
  • Bất thường về ngôn ngữ: chậm nói, hoặc đã nói được nhưng sau lại không nói, phát âm vô nghĩa, không chịu nói theo khi được dạy. Không biết đặt câu hỏi, hoặc hỏi lại nhiều lần một câu hỏi. Giọng nói khác thường, thiếu diễn cảm hoặc nói rất to và nhanh.

2. Trẻ tự kỳ có nói được không?

tre tu ky co noi duoc khong
Trẻ tự kỷ có nói được không

Vậy “trẻ tự kỷ có nói được không”? Câu trả lời là “có thể nói”. Trẻ tự kỷ có thể nói, nhưng thường gặp nhiều rào cản ngôn ngữ khiến trẻ giao tiếp khó khăn, hoặc không muốn giao tiếp. Bên cạnh đó, trẻ tự kỷ cũng thường chậm nói hơn những đứa trẻ khác. Hiện nay, có khoảng ¼ trẻ sinh sinh bị chậm nói. Nhưng không có nghĩa rằng những đứa trẻ này đang mắc chứng tự kỷ. Một số các biểu hiện khi trẻ chậm nói do tự kỳ là:

  • Trẻ được 1 tuổi nhưng chưa biết bập bẹ, không biết gây chú ý, không có động tác giơ tay đòi bế
  • Trẻ không nói được bất kỳ từ nào khi được 16 tháng tuổi.
  • Khi được 14 – 16 tháng tuổi, trẻ đã có một số kỹ năng ngôn ngữ nhưng bỗng nhiên mất hẳn do một biến cố (ốm, sốt cao,…)
  • Khi 24 tháng chưa nói được câu 2 từ hoặc nói chưa rõ
  • Không có hứng thú kết bạn.
  • Trẻ không trả lời, không ngoảnh mặt khi được nghe gọi tên.
  • Không hay nhìn ai nhưng lại nhìn lâu vào đồ vật có động tác đơn giản như quạt đang quay.
  • Phản ứng mạnh (thét lên, đập tay xuống sàn, bứt tóc, đập đầu,…) khi giận dữ hoặc không đồng ý.
  • Cực kỳ nhạy cảm với một số mùi vị và âm thanh.

>> XEM THÊM: Làm sao để nhận biết trẻ bị rối loạn phát triển?

3. Hỗ trợ trẻ tự kỷ chậm nói

tre tu ky co noi duoc khong
Trẻ tự kỷ có nói được không

Các vấn đề về trẻ tự kỷ đã được chú ý trong khoảng từ 20-25 năm trở lại đây. Đây là một nỗ lực tuyệt vời trong việc thay đổi nhận thức, để các bậc cha mẹ thoát khỏi nỗi đau tinh thần “trời đày, trời phạt” và đến bên con nhiều hơn.

Nhiều biện pháp giáo dục đặc biệt đang được triển khai để giúp trẻ tự kỷ có được môi trường giáo dục công bằng. Bên cạnh đó, từ phía gia đình, phụ huynh cũng cần:

  • Dành thời gian với con nhiều hơn: có thể là hát, thực hiện hành động, giao tiếp đơn giản với con.
  • Khuyến khích và dạy bé nói: cha mẹ nên chọn những loại sách có hình ảnh và khuyến khích trẻ chạm vào, ngay từ khi 6 tháng tuổi. Những nỗ lực này có thể sẽ chưa có kết quả ngay, nhưng sẽ giúp trẻ có những thay đổi tích cực trong quá trình giáo dục đặc biệt sau này.
  • Cha mẹ cũng có thể tham gia các lớp giáo dục đặc biệt để tìm ra phương pháp cải thiện cho trẻ tự kỷ. Đây là một việc làm cần thiết để hỗ trợ trẻ, vì những phương pháp giáo dục thông thường gần như không phù hợp với tình huống đặc thù này.

>> XEM THÊM: Giáo dục đặc biệt là gì

Cha mẹ có thể mua các khóa học Online để cùng con vừa học, vừa thực hành tại nhà, giúp trẻ làm quen được với cách dạy và học.

Kết luận

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn giải đáp thắc mắc “trẻ tự kỷ có nói được không“.

Hiện nay, Trung tâm VMC đang phối hợp cùng Thạc sĩ Nguyễn Trọng Dần để sản xuất các khóa học hỗ trợ trẻ rối loạn phát triển. Với cương vị là cán bộ Trung tâm Giáo dục Đặc biệt Quốc gia (NCSE) – Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, Thầy Nguyễn Trọng Dần đã có nhiều năm nghiên cứu và phát triển các dự án và xuất bản sách hướng đến đối tượng cần đến “giáo dục đặc biệt“.

.

Thẻ:,

Bài Viết Liên Quan

THÔNG BÁO SỐ PHÁT SÓNG TRUYỀN HÌNH TUẦN TỪ 18/11 – 24/11

THÔNG BÁO SỐ PHÁT SÓNG TRUYỀN HÌNH TUẦN TỪ 11/11 – 17/11

THÔNG BÁO SỐ PHÁT SÓNG TRUYỀN HÌNH TUẦN TỪ 04/11 – 10/11

THÔNG BÁO SỐ PHÁT SÓNG TRUYỀN HÌNH TUẦN TỪ 28/10- 3/11

THÔNG BÁO SỐ PHÁT SÓNG TRUYỀN HÌNH TUẦN TỪ 21/10- 27/10

THÔNG BÁO SỐ PHÁT SÓNG TRUYỀN HÌNH TUẦN TỪ 14/10- 20/10

Chào bạn. Chúng tôi có thể giúp gì ...

Xin thông báo thời gian hỗ trợ mới của vmcvietnam bắt đầu từ 8h00-17h00, thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần. Quý khách vui lòng để lại số điện thoại kèm lời nhắn, chúng tôi sẽ liên hệ trong thời gian sớm nhất. Xin cảm ơn.