Nhận diện những triệu chứng ngộ độc thực phẩm nhẹ dễ gặp ngày Tết
admin 09/01/2023
Ngộ độc thực phẩm là tình trạng phổ biến có thể gặp ở nhiều người trong nhiều độ tuổi khác nhau. Tùy vào tác nhân gây ngộ độc và mức tiêu thụ thực phẩm mà tình trạng ngộ độc ở mỗi người sẽ có những biểu hiện khác nhau. Vậy, các triệu chứng ngộ độc thực phẩm nhẹ có biểu hiện như thế nào? Hãy cùng Trung tâm VMC tìm hiểu về vấn đề này trong nội dung bài viết dưới đây nhé!
1. Ngộ độc thực phẩm là gì?
Ngộ độc thực phẩm còn gọi là ngộ độc thức ăn hay trúng thực là tình trạng không hiếm gặp trong cuộc sống hàng ngày. Hiện tượng ngộ độc thực phẩm xảy ra khi bạn ăn phải thực phẩm có chứa hóa chất độc hại, độc tố mạnh, nấm, vi khuẩn, virus gây bệnh hoặc do ăn phải thức ăn ôi thiu có chứa nấm mốc.
Các triệu chứng khi bị ngộ độc thường xuất hiện rất nhanh và xảy ra trong thời gian ngắn, gọi là ngộ độc cấp tính. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp bị ngộ độc xảy ra trong vài giờ hoặc vài ngày sau khi ăn. Tùy theo mức độ bị ngộ độc mà mỗi người sẽ có những triệu chứng biểu hiện và ảnh hưởng khác nhau.
Tất cả mọi người đều có nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm nhưng rủi ro có thể cao hơn ở một số trường hợp như trẻ nhỏ, người cao tuổi, phụ nữ có thai, người bị tiểu đường hoặc một số vấn đề về suy giảm miễn dịch,.. Đây là những đối tượng dễ bị ngộ độc thực phẩm do sức khỏe và sức đề kháng kém hơn so với người bình thường.
>> XEM THÊM: Người bị gan nhiễm mỡ cần tránh xa 6 loại thực phẩm này
2. Những triệu chứng ngộ độc thực phẩm nhẹ
Ngộ độc thực phẩm nhẹ thường không gây nguy hiểm nhưng các triệu chứng ngộ độc thực phẩm nhẹ sẽ khiến cho người bị ngộ độc cảm thấy mệt mỏi và khó chịu. Vì vậy, dù bị ngộ độc ở mức độ nào thì mỗi người cũng cần được phát hiện sớm và có biện pháp khắc phục phù hợp, chăm sóc sức khỏe chủ động, hạn chế tối đa những ảnh hưởng do ngộ độc thực phẩm gây ra.
Một số triệu chứng ngộ độc thực phẩm nhẹ mọi người cần lưu ý là:
2.1. Đau bụng
Đây là một trong những triệu chứng biểu hiện đầu tiên của tình trạng ngộ độc thực phẩm. Khi bạn ăn vào thức ăn lạ có chứa vi khuẩn có hại hay thức ăn nhiễm nấm mốc, hóa chất độc hại thì biểu hiện đầu tiên sẽ là cảm thấy đau bụng. Mức độ đau bụng có thể đau âm ỉ hoặc đau cuộn từng cơn. Nguyên nhân do tác nhân gây hại tạo ra phản ứng kích thích tăng nhu động ruột để tăng tốc độ đào thải chất độc có hại ra ngoài.
>> XEM THÊM: 6 thực phẩm bồi bổ trí não nên ăn hằng ngày
2.2. Tiêu chảy
Sau khi bị đau bụng, một biểu hiện tiếp theo của triệu chứng ngộ độc thực phẩm nhẹ là tiêu chảy. Bạn có thể đi ngoài ra phân lỏng hoặc nước nhiều lần trong ngày. Nguyên nhân là do tác nhân gây ngộ độc khiến niêm mạc đường tiêu hóa của bạn bị viêm, làm giảm khả năng tái hấp thu nước, dẫn đến tiêu chảy.
Mặc dù tiêu chảy khiến bạn cảm thấy mệt mỏi vì đi cầu nhiều lần nhưng đây được cho là cách cơ thể đào thải chất độc nhanh hơn. Và, thông thường triệu chứng ngộ độc thực phẩm nhẹ là tiêu chảy thường kéo dài không quá 3 ngày, không gây tình trạng mất nước nặng nên mọi người không cần quá lo lắng.
2.3. Đau đầu, chóng mặt
Một số tác nhân gây độc có trong thực phẩm mà bạn ăn vào có thể gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương, dẫn đến triệu chứng ngộ độc thực phẩm nhẹ là đau đầu, chóng mặt. Có người bị đau nửa đầu, có người đau nhức cả hai bên thái dương, gây cảm giác rất khó chịu.
>> XEM THÊM: Tổng hợp danh sách 5 loại thực phẩm tốt cho thận yếu
2.4. Triệu chứng ngộ độc thực phẩm nhẹ: Buồn nôn và nôn
Tùy theo tình trạng sức khỏe và cơ địa của mỗi người mà khi bị ngộ độc thực phẩm sẽ có những triệu chứng khác nhau, thông thường nhiều người sẽ có biểu hiện buồn nôn và nôn. Đây là một cách tự nhiên giúp cơ thể tống hết các độc tố ra ngoài.
>> XEM THÊM: Hướng dẫn cách bấm huyệt giảm buồn nôn hiệu quả ngay tại chỗ
2.5. Mệt mỏi, chán ăn
Đây cũng là một trong những biểu hiện thường thấy của triệu chứng ngộ độc thực phẩm nhẹ nhiều người thường hay gặp phải. Sau khi bị ngộ độc, bạn có thể cảm thấy nhạt miệng, cơ thể mệt mỏi không muốn ăn, kèm theo cảm giác chướng bụng đầy hơi, khó tiêu khá khó chịu.
Nhìn chung, các triệu chứng ngộ độc thực phẩm nhẹ chỉ xuất hiện và xảy ra trong thời gian ngắn, từ 1-3 ngày. Tuy nhiên, mọi người không nên chủ quan mà cần theo dõi các phản ứng của cơ thể để có biện pháp chăm sóc sức khỏe chủ động. Nếu triệu chứng ngộ độc kéo dài trên 3 ngày thì cần đến cơ sở y tế thăm khám và kiểm tra để được hỗ trợ kịp thời.
3. Cách khắc phục triệu chứng ngộ độc thực phẩm nhẹ nhanh chóng ngay tại nhà
Cách sơ cứu khi bị ngộ độc thực phẩm là điều rất quan trọng giúp hạn chế và giảm thiểu các nguy cơ diễn tiến nặng do ngộ độc thực phẩm gây ra. Do đó, khi nhận thấy các triệu chứng ngộ độc thực phẩm nhẹ nêu trên, mọi người có thể áp dụng một số cách sơ cứu cơ bản sau:
3.1. Chủ động gây nôn
Có nhiều người khi bị ngộ độc thực phẩm có biểu hiện chóng mặt và buồn nôn nhưng không nôn ra được. Trong trường hợp này, bạn cần chủ động gây nôn để tống hết thức ăn trong dạ dày ra.
Cách thực hiện rất đơn giản, bạn chỉ cần rửa sạch ngón tay sau đó ấn nhẹ vào lưỡi để gây kích thích gây nôn. Việc nôn càng nhiều thức ăn càng tốt, giúp giảm thiểu những ảnh hưởng do trúng độc gây ra.
3.3. Sử dụng thuốc berberin
Đây là một trong những loại thuốc có tác dụng hỗ trợ khắc phục các triệu chứng ngộ độc thực phẩm nhẹ như đau bụng, tiêu chảy nhanh chóng và hiệu quả. Tùy theo độ tuổi, tình trạng ngộ độc mà sẽ có cách sử dụng thuốc khác nhau, mọi người cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
3.4. Xây dựng chế độ sinh hoạt phù hợp
Sau khi bị ngộ độc thực phẩm, việc xây dựng chế độ ăn uống sinh hoạt khoa học và lành mạnh là cách chăm sóc sức khỏe chủ động rất quan trọng, mọi người cần chú ý các vấn đề sau:
- Hạn chế ăn trong vài giờ để cho dạ dày nghỉ ngơi và có thời gian hồi phục lại bình thường.
- Uống nhiều nước và uống từng cốc nhỏ, uống nhiều lần trong ngày.
- Không sử dụng đồ uống có cồn, caffeine, rượu, bia.
- Khi bắt đầu ăn uống trở lại, nên ăn thức ăn thanh đạm, ít dầu mỡ và dễ tiêu như cháo, mì gạo, súp, thức ăn hấp – luộc, bột yến mạch.
- Bổ sung một số thực phẩm có chứa lợi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa giúp cân bằng lại hệ vi sinh cho đường ruột.
Dành thời gian nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc, tránh làm việc ngay khi cơ thể đang còn dấu hiệu mệt mỏi.
>> XEM THÊM: 12 loại thực phẩm giàu canxi giúp tăng chiều cao nhanh chóng
4. Phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, chăm sóc sức khỏe chủ động ngay từ hôm nay
Hiện nay tình trạng thực phẩm bẩn, thực phẩm ô nhiễm chứa nhiều thuốc trừ sâu và hóa chất độc hại đang gây ra những ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cộng đồng. Đặc biệt là vào dịp cận tết, nhiều người vì lợi nhuận mà không từ các biện pháp biến thực phẩm ôi thiu thành “thực phẩm sạch” bịt mắt người tiêu dùng bằng các loại hóa chất tẩy rửa.
Do đó, để phòng ngừa tình trạng ngộ độc thực phẩm, mọi người cần cảnh giác, chăm sóc sức khỏe chủ động để bảo vệ sự an toàn của bản thân và những người xung quanh bằng cách:
- Chọn mua thực phẩm tại cửa hàng uy tín, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
- Chọn mua thực phẩm tươi sống, còn hạn sử dụng dài
- Bảo quản thức ăn chưa chế biến đúng cách và thực phẩm đã chế biến trong tủ lạnh ở nhiệt độ phù hợp.
- Không nên sử dụng thức ăn đã nấu chín ở nhiệt độ thường quá 2 giờ.
- Thực hiện đúng quy tắc ăn chín uống sôi, đảm bảo dụng cụ chế biến thức ăn sạch sẽ.
- Khi đi ăn ở bên ngoài, nên chọn quán ăn sạch sẽ đảm bảo vệ sinh, tránh những quán ăn ẩm thấp, bụi bẩn.
- Rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng diệt khuẩn trước khi ăn hoặc chế biến thức ăn.
Chăm sóc sức khỏe chủ động nhằm phòng ngừa triệu chứng ngộ độc thực phẩm nhẹ chưa bao giờ là thừa và là một trong những cách bảo vệ sự an toàn của sức khỏe trong mọi trường hợp.
Kết luận
Hy vọng những thông tin chia sẻ trên đây sẽ giúp mọi người nhận biết được các triệu chứng ngộ độc thực phẩm nhẹ là như thế nào để có cách khắc phục kịp thời và hiệu quả. Đồng thời cảnh giác trước nguy cơ ngộ độc thực phẩm khi những ngày nghỉ lễ tết đang đến gần, duy trì sức khỏe ổn định và đón tết một cách vui vẻ, khỏe mạnh.
Nguồn tham khảo: vinmec.com, hellobacsi.com, tambinh.vn