Triệu chứng thoái hoá cột sống thắt lưng, bạn có đang gặp phải?

VMC-Admin 13/04/2022

Theo thống kê, tại Việt Nam có đến hơn 80% số người ở độ tuổi trên 50 mắc phải vấn đề về thoái hóa cột sống thắt lưng và đang có xu hướng ngày càng trẻ hoá. Những thói quen hay tư thế vận động không đúng hàng ngày của chúng ta càng làm tăng thêm áp lực này từ đó gây ra các vấn đề sức khỏe như thoái hóa, thoát vị đĩa đệm, cong vẹo cột sống, … Vậy, bạn có đang gặp phải những triệu chứng này? Cùng Trung tâm VMC tìm hiểu qua bài viết dưới đây

1.     Thoái hoá cột sống thắt lưng là gì?

Thoái hoá đốt sống thắt lưng
Vị trí thoái hóa cột sống thắt lưng

Thoái hóa cột sống thắt lưng (tên tiếng Anh – Degenerative spine back) là vấn đề xương khớp mãn tính tiến triển chậm, tăng từ từ về cấp độ, gây đau âm ỉ không dứt, yếu cơ hai chân, mất thăng bằng, và khiến ta bị hạn chế khả năng vận động do cột sống thắt lưng bị biến dạng trong khi không có biểu hiện viêm.

Tổn thương cơ bản của thoái hóa cột sống thắt lưng là tình trạng sụn khớp, đĩa đệm ở cột sống thắt lưng bị thoái, đồng thời phần xương dưới sụn và màng hoạt dịch cũng có những thay đổi về cấu trúc do mất nước, già cỗi.

2.     Nguyên nhân nào gây ra thoái hoá cột sống thắt lưng?

Nguyên nhân của thoái hoá cột sống thắt lưng thường do sụn khớp và đĩa đệm phải chịu áp lực lớn thường xuyên và diễn ra trong một thời gian dài dẫn đến hậu quả là sụn và phần xương dưới sụn bị tổn thương, giảm hoặc mất tính đàn hồi của đĩa đệm, xơ cứng dây chằng bao khớp, khiến cho cột sống thắt lưng bị biến dạng.

Thắt lưng bị thoái hóa là hậu quả của nhiều yếu tố khác nhau, có thể kể đến như:

  • Tuổi tác: là nguyên nhân hàng đầu. Theo thời gian, chức năng và cấu trúc xương khớp dần bị suy giảm. Đến một giai đoạn nhất định, tế bào sụn ở cột sống sẽ bị mất dần độ đàn hồi và khả năng chịu lực.
  • Tính chất công việc: người thường xuyên ngồi hoặc đứng quá lâu ở một tư thế, mang vác nặng trong thời gian dài… khiến quá trình lão hóa diễn ra nhanh và mạnh hơn, từ đó có nguy cơ khởi phát.
  • Vận động sai tư thế: ngồi làm việc sai tư thế, nằm ngủ sai tư thế,… những tư thế vận động sai vừa gây áp lực đến cột sống, đặc biệt là vùng thắt lưng.
  • Dinh dưỡng không cân đối: Người có chế độ dinh dưỡng kém hay bị rối loạn chức năng trao đổi chất trong cơ thể sẽ có nguy cơ mắc các vấn đề liên quanxương khớp cao hơn người bình thường.
thoái hoá đốt sống thắt lưng
Ngồi làm việc sai tư thế khiến cột sống thắt lưng bị thoái hóa
  • Các yếu tố khác: di truyền, dị tật bẩm sinh, chấn thương, người đã từng phẫu thuật,…

Xem thêm: 3 cách trị đau lưng đơn giản cho dân văn phòng

3.     Triệu chứng nào cho thấy, cột sống thắt lưng của bạn có nguy cơ thoái hoá?

Thông thường, những người bị thoái hoá cột sống liên quan đến tuổi không gặp bất kỳ triệu chứng nào. Một số người có triệu chứng thoái hóa cột sống thắt lưng trong một thời gian dài nhưng sau đó biến mất, tuy nhiên, tuỳ tiện hoặc đột ngột chuyển động hay vận động mạnh thì các triệu chứng lại xuất hiện.

Triệu chứng dễ dàng nhận biết cột sống của bạn gặp vấn đề là khi bị cứng khớp và đau nhẹ. Càng ngày, tần suất cơn đau suất hiện dài hơn và trở nặng, thường gặp khó khăn hoặc không thể vận động khi đứng hoặc ngồi trong thời gian dài.

Một số người gặp phải các triệu chứng ở mức nghiêm trọng hơn như:

  • Nghe thấy tiếng lục cục khi cử động cột sống thắt lưng, nhất là khi xoay người.
  • Cơ bắp vùng thắt lưng bị co thắt cứng, co giật, đau buốt
  • Mất thăng bằng và đi lại khó khăn
  • Cơn đau vùng thắt lưng kéo dài, lan xuống mông và hai chi dưới.
  • Đau dữ dội, đau âm ỉ làm hạn chế khả năng vận động của sụn khớp. Cơn đau lưng sẽ tăng lên khi vận động, thời tiết thay đổi,…

Xem thêm: 6 bài tập giảm đau thắt lưng cực hiệu quả

4.    Khoá học cải thiện thoái hoá cột sống thắt lưng tại nhà

thoái hóa đốt sống thắt lưng
Khóa học massage cải thiện thoái hóa cột sống thắt lưng tại nhà

Nếu có một trong các triệu chứng nêu trên, thì có khả năng, cột sống thắt lưng của bạn đang bị thoái hoá. Dù vậy, chúng ta hoàn toàn có thể cải thiện nếu phát hiện kịp thời bằng các phương pháp như châm cứu hay tự massage ngay tại nhà.

Bằng những nỗ lực tìm kiếm và chắt lọc kiến thức để đưa ra những kĩ thuật thực hành đơn giản, khóa học “Trị liệu vùng lưng và phòng chống thoái hóa, thoát vị đĩa đệm”, chuyên gia của Trung tâm VMC sẽ giúp chúng ta tìm hiểu, nắm rõ, hiểu thấu những kiến thức nền tảng về quá trình chăm sóc vùng thắt lưng phù hợp kiến thức Y học hiện đại và Y học Cổ truyền. Từ đó, ta có thể tự tin chủ động chăm sóc cho vùng thắt lưng của mình.

Khoá học bao gồm 4 giải pháp cơ bản:

  • Thực hành kĩ thuật massage vùng thắt lưng đúng phương pháp kết hợp giải thích tường tận những biểu hiện bất thường có thể gặp tại vùng thắt lưng.
  • Tiếp theo là một phần thực hành thú vị với bóng tennis sẽ khiến bạn bất ngờ khi chỉ cần “đầu tư” vài chục nghìn mà lại có thể giảm đau thắt lưng hiệu quả.
  • Không dừng lại ở đó, tiếp đến là những bài tập giúp làm mạnh vùng cơ quanh cột sống thắt lưng nhằm tăng cường đáng kể khả năng chịu lực, đảm bảo sự ổn định của cơ thể.
  • Những bài học cuối khóa giúp chúng ta có thêm cảm hứng với việc tự chăm sóc sức khoẻ bằng những bài thực hành dựa trên nguyên lý y học cổ truyền của những bậc thầy phương đông.

Để được tư vấn trực tiếp và biết thêm thông tin, vui lòng liên hệ chúng tôi:

Hotline: 0966.000.643

Gmail: [email protected]

Bài Viết Liên Quan

Cường giáp nên kiêng ăn gì, lưu ý chế độ ăn để phục hồi sức khỏe

vmcvietnam.org

Làm sao để hết mụn tuổi dậy thì? [An toàn – Hiệu quả]

Cường giáp có nên uống nước dừa không? Nên ăn gì?

Top 6 nguyên nhân gây vàng răng và cách khắc phục hiệu quả

Ù tai phải làm sao? Giải pháp an toàn cho người giảm thính lực

Nguyên nhân gây cường giáp là gì? Làm thế nào để khắc phục

Chào bạn. Chúng tôi có thể giúp gì ...

Xin thông báo thời gian hỗ trợ mới của vmcvietnam bắt đầu từ 8h00-17h00, thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần. Quý khách vui lòng để lại số điện thoại kèm lời nhắn, chúng tôi sẽ liên hệ trong thời gian sớm nhất. Xin cảm ơn.