Võ vovinam có mấy đai, mỗi đai bao hàm ý nghĩa gì?
admin 01/03/2023
Vovinam là một môn võ cổ truyền của Việt Nam và vẫn đang phát triển và mở rộng ra các giải đấu quốc tế. Dẫu vậy, không phải ai cũng biết võ Vovinam có mấy đai, ý nghĩa của từng đai như thế nào. Nếu độc giả cũng đang thắc mắc về điều này, theo dõi thêm trong bài viết dưới đây.
1. Võ Vovinam là dòng võ gì, lịch sử phát triển ra sao?
Vovinam hay còn gọi là võ Việt Nam, đây là sự kết hợp giữa võ thuật Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và môn vật truyền thống của nước ta. Môn võ Vovinam sử dụng các nguyên tắc mềm mại, không sử dụng vũ khí, sự kết hợp của khuỷu tay, đá và đầu gối. Ngày nay, quốc tế thừa nhận môn võ này là của Việt Nam và được đưa vào thi đấu ở các cấp độ.
1.1. Lịch sử ra đời của dòng võ Vovinam
Võ Vovinam được sáng lập năm 1938 do ông Nguyễn Lộc (1912 – 1960) sáng lập. Ban đầu nó được tạo ra để trang bị cho học sinh các kỹ năng tự vệ và giúp nhân dân ta chống lại sự thống trị của thực dân Pháp.
Năm 1940, Nguyễn Lộc được mời dạy võ trong một trường học, Vovinam trở nên nổi tiếng và dần dần được nhiều người biết đến. Năm 1954, Nguyễn Lộc vào nam dạy học và mở trường để luyện võ Vovinam.
Đến năm 2000, môn phái Vovinam tiếp tục tồn tại ở các nước như Australia, Bỉ, Canada, Pháp, Đức, Ý, Maroc, Ba Lan, Tây Ban Nha, Thụy Sĩ…
1.2. Võ Vovinam thời xưa được quy định thế nào?
Môn võ dạy cho võ sinh cách phản ứng nhanh với các tình huống đối thủ có vũ khí, phản đòn và đỡ đòn hiệu quả. Hiện nay, Vovinam được tổ chức ở gần 70 quốc gia và vùng lãnh thổ, với khoảng 2 triệu võ sinh tham gia.
Cho đến năm 1975, đồng phục của Đội Võ thuật Vovinam có phù hiệu và đai với 4 màu cơ bản: xanh, vàng, đỏ và trắng. Đối với các võ s, mỗi màu sắc đều có ý nghĩa tâm linh riêng. Sau này, môn võ Vovinam được truyền bá rộng rãi ở châu Á và châu u.
>> ĐỌC THÊM: Sự kiện ra mắt khóa học: Vovinam – Việt Võ Đạo Trình độ 1
2. Võ Vovinam có mấy đai và ý nghĩa từng đai ra sao?
Các cấp đai của Vovinam hiện nay như sau: Tự vệ nhập môn, Lam đai, Huyền đai, Vovinam Hoàng đai, Chuẩn Hồng đai, Hồng đai, cấp cao nhất là Bạch đai.
- Tự vệ nhập môn: Đai thường có màu xanh nhạt hơn so với đồng phục, được những võ sinh mới bắt đầu theo học sử dụng.
- Lam đai trong Vovinam: Sau 6 tháng hoàn thành cấp tự vệ nhập môn, người học sẽ được xem là môn sinh và được cấp lam đai. Lam đai có màu xanh đậm hơn với 3 vạch vàng, màu sắc lam tượng trưng cho sự hy vọng và nỗ lực trong tập luyện.
- Huyền đai: Đai đen một cấp, thời gian được đào tạo là 1 năm, danh xưng là huấn luyện viên. Đối với những môn sinh dưới 15 tuổi huyền đai sẽ đeo đai đen sọc vàng (gọi là huyền đai thiếu nhi).
- Cấp chuẩn hoàng đai: Màu đai vàng viền xanh một cấp sử dụng cho những môn sinh hàng trung đẳng dưới 12 tuổi. Cấp này khá đặc biệt với màu sắc vàng chủ đạo trên đai cùng viền màu xanh.
- Cấp hoàng đai: Cấp bậc đai này có màu vàng, đỏ gạch, với bốn cấp khác nhau. Thời hạn của mỗi cấp là 2 năm đối với Hoàng đai và Đệ nhất Hoàng đai, 3 năm đối với Nhị hoàng và 4 năm đối với Hoàng đai. Người được cấp đai này cần đáp ứng cả yếu tố năng lực và thời gian tập luyện.
- Cấp chuẩn hồng đai: Hồng đai tiêu chuẩn là đai đỏ viền vàng, chỉ áp dụng cho một cấp. Thời gian đào tạo cho cấp này này kéo dài 5 năm, và nếu muốn đạt chuẩn hồng đai cần đạt trình tiểu luận võ học.
- Cấp hồng đai trong: Cấp đai đỏ với phần vạch trắng, tổng cộng 6 cấp, mỗi cấp cần đảm bảo thời gian luyện tập ít nhất 6 năm và vượt qua trình độ luận án võ học khi thi thăng cấp.
- Bạch đai – Cấp đai cao nhất trong võ Vovinam: Bạch đai Vovinam có 4 màu: đen, xanh, vàng, đỏ, tổng cộng có 11 cấp. Đây là đai cao nhất được thiết kế dành cho các bậc thầy. Ngày nay, danh hiệu Chưởng môn đã biến mất, và bạch đai chỉ còn là một phần lịch sử của môn phái. Dẫu vậy đối với những võ sinh của bộ môn này khi được hỏi Vovinam đai gì cao nhất, nhiều người vẫn sẽ trả lời là bạch đai.
3. Cách thắt đai Vovinam theo đúng nguyên tắc
Sau khi nắm vững võ Vovinam có mấy đai, người học cần biết cách thắt đai Vovinam theo đúng nguyên tắc. Từ đó tuân thủ đúng nội quy và tinh thần của môn võ này. Môn võ Vovinam cũng giống như võ cổ truyền Việt Nam, trong buổi học võ đầu tiên, võ sinh được mặc áo và đai Vovinam.
Cách thắt của Đai Võ Thuật Vovinam như sau: Đầu tên, Đai sẽ được gập làm bốn, tiếp theo luồng 1/4 đai vào giữa bụng và thắt 2 lần phần còn lại. Nếu thắt đúng, bạn sẽ nhìn thấy hai dây đai nằm ở mặt trong và mặt ngoài của áo. Tiếp tục luồn sợi ngoài vào trong và kéo, sau đó điều chỉnh hai đầu dây sao cho sợi ngoài dài hơn sợi trong. Cuối cùng, dây thắt lưng bên ngoài tiếp tục được thắt nút và làm việc với nhau.
>> ĐỌC THÊM: Khóa học Vovinam Online
Kết luận
Hy vọng thông qua những nội dung trong bài viết này, bạn đọc sẽ hiểu rõ về việc võ Vovinam có mấy đai. Từ đó, nẵm rõ được những quy tắc trong Vovinam Việt Võ đạo và tinh thần của bộ môn đặc biệt này.
Nguồn tham khảo: thethaodonga.com, danviet.vn, gocthethao.net