3 cách xử lý cơn tức giận để bảo vệ sức khỏe
admin 06/01/2021
Ngay từ khi còn bé, hầu hết chúng ta được dạy rằng không được thể hiện sự tức giận. Tuy nhiên, sự tức giận – cũng như bất kỳ cảm xúc nào khác – là một dạng năng lượng. Năng lượng không được chuyển hóa sẽ ứ đọng lại bên trong chúng ta và gây ra những vấn đề sức khỏe tinh thần và thể chất. Theo Better Health Channel, những cơn tức giận không được xử lý thường gây ra các vấn đề sức khỏe: đau đầu, mất ngủ, đột quỵ, đau tim, tiêu hóa kém, huyết áp cao, và trầm cảm.
>> Tìm hiểu thêm: Chăm sóc sức khỏe giấc ngủ
3 CÁCH XỬ LÝ SỰ TỨC GIẬN KHÔNG LÀNH MẠNH
Khi chúng ta không kết nối với cảm xúc của mình, chúng ta không biết xử lý cơn tức giận và thường chọn những phương pháp đối phó thiếu lành mạnh. Dưới đây là một số cách xử lý cơn tức giận một cách không lành mạnh gây ảnh hưởng không tốt bản thân và những mối quan hệ xung quanh:
- Kìm nén sự tức giận. Chúng ta thường chối bỏ hoặc kìm nén sự tức giận. Một số người trong chúng ta muốn giữ hình ảnh đẹp trong mắt mọi người. Vì thế chúng ta lừa dối chính mình rằng cảm xúc của mình không quan trọng và tự nuốt cơn giận của mình.
- Phóng chiếu sự tức giận. Khi sự tức giận không được bộc lộ, chúng ta thường trút nó lên những người không liên quan. Ví dụ, sếp của một người chỉ trích anh ta tại nơi làm việc, nhưng người đàn ông đó trút giận lên con mình thay vì bày tỏ sự tức giận với sếp.
- Vô cảm. Những người không thể xử lý sự tức giận của họ và ngại thể hiện nó thường chọn không cảm thấy bất kỳ cảm xúc nào. Lí do của họ là nếu họ không cảm thấy gì, thì họ không thể bị tổn thương. Đây là một phương pháp rất nguy hiểm vì nó khiến họ mất kết nối với cảm xúc của chính mình, để lâu sẽ dẫn đến những rối loạn về tâm lý.
3 PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ CƠN TỨC GIẬN LÀNH MẠNH
Kiểm soát cơn giận của bạn có nghĩa là không nói hoặc làm những điều mà sau này bạn sẽ hối hận. Điều đó có nghĩa là làm dịu bản thân, đánh giá các tình huống với cái đầu lạnh và thực hiện các hành động hợp lý. Lần tới, khi bạn cảm thấy tức giận, hãy thử một trong những phương pháp đối phó lành mạnh sau:
CHĂM SÓC BẢN THÂN
- Đáp ứng những nhu cầu cá nhân. Nghỉ ngơi đầy đủ và ăn thường xuyên. Nếu bạn cáu kỉnh hoặc căng thẳng vì đói hoặc thiếu ngủ, bạn sẽ ít có khả năng đối phó với một tình huống căng thẳng.
- Thiết lập ranh giới cá nhân. Mỗi người phải tự chịu trách nhiệm cho hạnh phúc của chính minh. Bạn không có nghĩa vụ phải cố gắng làm hài lòng tất cả mọi người. Hạnh phúc của bạn cũng quan trọng như bất kỳ ai khác, vì vậy hãy đặt ra một số giới hạn cá nhân cho những yêu cầu của người khác và học cách nói “không” khi cần thiết.
- Thực hành thư giãn và thiền định. Bạn có thể danh thời gian thư giãn trong thiên nhiên hoặc để tâm trí lắng lại bằng thiền định. Mặc dù thiền định không giúp bạn giải quyết vấn đề, nhưng nó sẽ giúp bạn tiếp cận vấn đề với một tâm trí tinh lặng và sáng suốt.
>> Tìm hiểu thêm:
- Giao tiếp với thiên nhiên để cải thiện sức khỏe
- Giảm đau không dùng thuốc với 30 phút thiền định mỗi ngày
THỂ HIỆN CHÍNH MÌNH
Khi bạn thể hiện bản thân, bạn tạo cơ hội cho sự giao tiếp mang tính xây dựng. Bạn đã bao giờ nghe thấy câu: giao tiếp là 10 phần trăm thông tin và 90 phần trăm cảm xúc? Điều đó có nghĩa là giao tiếp tốt không chỉ là gửi đi những thông điệp. Nó có nghĩa là đảm bảo rằng thông điệp bạn gửi cho người khác là thông điệp họ đã nhận được và thông điệp bạn nhận được chính xác là thông điệp mà người khác đã gửi. Giao tiếp có hiệu quả và mang tính xây dựng khi hành động khớp với lời nói. Vì vậy, khi bạn nói chuyện với ai đó, hãy chú ý đến cảm giác của bạn, về những từ ngữ bạn đang sử dụng và ngôn ngữ cơ thể của bạn.
Bởi vì giao tiếp là một con đường hai chiều, thể hiện bản thân một cách hiệu quả cũng có nghĩa là lắng nghe đối tác của bạn trong một cuộc trò chuyện. Ví dụ, nếu chồng / vợ của bạn cứ lặp đi lặp lại một điều, có thể anh ấy / cô ấy nghĩ rằng cảm xúc của anh ấy / cô ấy không được nghe cùng với lời nói của anh ấy / cô ấy. Đó là một vấn đề phổ biến vì người nghe dễ dàng bỏ qua cảm xúc của ai đó và bắt đầu đưa ra lời khuyên hoặc giải pháp thay vì thực sự lắng nghe những gì đối phương đang nói. Nhưng khi bạn từ chối lắng nghe cảm xúc của người khác, bạn đang có ý, “Cảm xúc của bạn không ổn. Bạn không có quyền cảm thấy như vậy.”
Điều này hoạt động theo cách ngược lại, nếu bạn không được lắng nghe đầy đủ, thì bạn không thể truyền đạt nhu cầu của mình. Vì vậy, khi ai đó làm bạn tức giận, bạn nên thể hiện cho người đó biết rằng bạn đang cảm thấy tức giận cũng như lí do tại sao bạn tức giận với một thái độ bình tĩnh và tôn trọng. Sẽ rất tốt nếu bạn có thể tập luyện hít vào thở ra 10 lần sau đó truyền đạt những gì mình thực sự cảm thấy.
XÂY DỰNG KHẢ NĂNG CHỊU ĐỰNG
Khi bạn tăng khả năng chịu đựng sự, bạn sẽ nuôi dưỡng sự tha thứ. Nếu ai đó làm tổn thương bạn, một người hàng xóm nói dối về bạn sau lưng, đối tác kinh doanh đánh cắp ý tưởng của bạn, vợ / chồng của bạn nói dối bạn, bạn đều có thể lựa chọn sự tha thứ.
Hành động tha thứ của bạn là vì lợi ích của bạn chứ không phải của ai khác. Như người xưa vẫn nói, giữ mối hận thù với ai đó giống như uống thuốc độc và chờ người khác chết. Khi bạn tìm cách trả thù hoặc muốn làm hại người khác, cảm xúc của bạn sẽ làm cạn kiệt năng lượng. Tha thứ cho hành vi xấu của người khác không giống như quên đi hoặc bỏ qua hành vi đó. Quên đi có nghĩa là dồn nén những cảm giác đau đớn và giận dữ. Nhưng sự tha thứ là một thái độ mạnh mẽ bởi vì nó dựa vào khả năng buông bỏ những cảm xúc đau đớn của bạn về một người hoặc một sự kiện để bạn có thể tiếp diễn cuộc sống của mình. Hành vi xấu của người khác khiến bạn đau đớn, và bạn đang lựa chọn để cho sự tức giận và nỗi đau của bạn biến mất.