Bà bầu 3 tháng đầu ăn mít được không? Cần chú ý gì khi ăn?
admin 15/12/2022
Mít là loại quả được trồng rất phổ biến ở nước ta, khi chín có mùi thơm đặc trưng với vị ngọt thanh dịu và rất được mọi người yêu thích, trong đó có mẹ bầu. Tuy nhiên nhiều mẹ lại băn khoăn không biết bầu 3 tháng đầu ăn mít được không? Cách ăn mít và chọn mít như thế nào cho đúng cách và đảm bảo sức khỏe cho mẹ bầu? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
1. Thành phần dinh dưỡng của mít? Bà bầu 3 tháng đầu ăn mít được không?
Mít không chỉ là một loại trái cây thơm ngon mà còn là một nguồn thực phẩm giàu chất xơ. Ở phần thịt của mít có chứa nhiều vitamin A,, B, C, E chất chống oxy hóa, Pyridoxine, Niacin, Folate, Thiamine, Riboflavin và những thành phần nguyên tố quan trọng trong cơ thể như magie, kali, sắt, canxi, đồng, huyết, mangan, selen và phốt pho. Ngoài ra, mít có chứa ít natri, cholesterol và chất béo bão hòa vì vậy nên nó trở thành một loại trái cây rất tốt cho hệ tiêu hóa.
Vậy liệu bầu 3 tháng đầu ăn mít được không? Với những thông tin trên, thì mít chắc chắn không hề có hại cho phụ nữ trong quá trình mang thai. Tuy nhiên trước khi bạn sử dụng loại trái cây này vào chế độ ăn của mẹ bầu cần xin ý kiến của bác sĩ. Mít có chứa nhiều vitamin và khoáng chất rất tốt cho sự tăng trưởng và phát triển của bé. Vì vậy, mít có lợi trong cả thời kỳ mang thai và cho con bú.
>> XEM THÊM: Bí quyết bấm huyệt giảm đau nhức khi mang thai mẹ bầu nên biết
2. Lợi ích của việc ăn mít khi mang bầu 3 tháng đầu
Dưới đây là một số lợi ích của việc ăn mít tới sức khỏe của cả mẹ và thai nhi:
2.1.Tăng cường hệ miễn dịch:
Hàm lượng vitamin C có trong mít giúp hệ miễn dịch của cơ thể được tăng cường, nhờ vậy có thể ngăn chặn được sự tấn công từ các loại vi khuẩn, virus giúp mẹ bầu tránh được cảm cúm, sốt, ho…
2.2. Giảm huyết áp
Đối với những bà bầu mắc chứng huyết áp cao, mít sẽ là trợ thủ đắc lực trong việc giúp giảm huyết áp. Trong 100g mít có chứa đến 303 mg kali có tác dụng điều hòa huyết áp và ngăn ngừa các vấn đề về tim, đột quỵ.
>> XEM THÊM: Bà bầu hay bị đau đầu
2.3. Giảm nguy cơ rối loạn tuyến giáp
Trong quá trình mẹ bầu mang thai, hormon hCG sẽ gia tăng mạnh mẽ khiến lượng hormon tuyến giáp trong máu cũng bị ảnh hưởng, dẫn tới tình trạng rối loạn tuyến giáp. Ăn mít thường xuyên sẽ giúp cân bằng và duy trì hoạt động của tuyến giáp nhờ vậy giảm nguy cơ rối loạn tuyến giáp ở phụ nữ mang thai.
2.4. Ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu
Trong mít có chứa rất nhiều nguồn sắt dồi dào giúp mẹ bầu ngăn ngừa được nguy cơ thiếu máu. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai cũng nên bổ sung sắt từ nguồn động vật vì sắt từ thực vật luôn ít và khó hấp thu hơn.
>> XEM THÊM: Bầu 5 tháng ăn dứa được không? Cách bổ sung an toàn trong thai kỳ
2.5. Tăng cường hệ tiêu hóa
Trong mít có chứa rất nhiều chất xơ, đủ đáp ứng 11% nhu cầu chất xơ hàng ngày. Chất dinh dưỡng này có tác dụng chống táo bón và giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, giúp loại bỏ màng nhầy ở ruột và ngăn ngừa ung thư đại tràng, viêm loét dạ dày.
2.6. Điều tiết hormone, bảo vệ mắt và da
Lợi ích tiếp theo của mít chính là giúp điều tiết hormone. Các chất dinh dưỡng có trong mít sẽ hạn chế mức độ căng thẳng trong thời kỳ mang thai. Ngoài ra, ăn mít cũng giúp mẹ duy trì được tinh thần thoải mái, thư giãn để từ đó nuôi dưỡng thai nhi một cách tốt nhất.
Trong mít chứa vitamin A có tác dụng giúp bà bầu bảo vệ mắt và da, đồng thời hỗ trợ trong quá trình phát triển của thai nhi, đặc biệt là tim, gan, mắt, phổi và hệ thần kinh trung ương.
>> XEM THÊM: Bầu 4 tháng ăn khổ qua được không? Có lợi ích gì không?
2.7. Chắc khỏe xương
Bên cạnh canxi, magie cũng là một dưỡng chất dồi dào có trong thành phần của mít. Lượng magie này có tác dụng hỗ trợ hấp thụ canxi, do đó ngăn ngừa nguy cơ loãng xương cho mẹ và phát triển xương cho bé.
>> XEM THÊM: 4 cách giảm đau lưng khi mang thai tuần đầu cho mẹ bầu
3. Những lưu ý khi ăn mít đúng cách cho mẹ bầu trong 3 tháng đầu
Bên cạnh những tác dụng tuyệt vời của việc ăn mít thì mẹ bầu cũng cần lưu ý một số vấn đề sau khi sử dụng mít:
- Chỉ nên ăn với lượng vừa phải từ 80 – 100g mít/ ngày. Việc nạp vào cơ thể quá nhiều mít có thể gây ra tác dụng phụ và ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.
- Những trường hợp bị rối loạn đông máu hay bị dị ứng với mít tuyệt đối nên tránh sử dụng mít vì điều này có thể khiến tình trạng trở nên trầm trọng thêm.
- Mẹ mang thai đang mắc béo phì, tiểu đường, hay huyết áp thấp cũng nên hạn chế việc sử dụng mít.
- Đối với mẹ bị cơ địa nóng, dễ nổi mụn nhọt, suy thận mãn tính, gan nhiễm mỡ, suy nhược, sức khỏe yếu,… thì việc ăn mít sẽ gây hại đến sức khỏe của mẹ bầu
- Không nên ăn mít khi bụng đang đói hoặc vào buổi tối có thể gây tăng lượng đường đột ngột vào cơ thể, từ đó làm xuất hiện hiện tượng hoa mắt, chóng mặt, khó tiêu, đầy bụng. Thời điểm thích hợp để mẹ bầu ăn mít là từ 1 – 2 giờ sau bữa cơm.
>> XEM THÊM: Mẹ bầu thiếu máu nên ăn gì và không nên ăn gì?
4. Cách chọn mít ngon cho mẹ bầu
Có thể lựa chọn mít ngon cho bà bầu thông qua những tiêu chí sau:
- Hình dạng mít: quả tròn đều, không bị lõm và nặng tay
- Vỏ mít: Mít chín khi ta nhấn vào sẽ có lớp vỏ hơi mềm, gai thưa, mắt nở to và không nhọn
- Mùi hương: mít chín tự nhiên sẽ tỏa mùi thơm dịu khá đặc trưng
- Cuống quả: Tùy vào giống mít sẽ có cách lựa chọn khác nhau. Ví dụ như mít tố nữ có cuống dài 0.5cm, mít tây có cuống khoảng từ 1 – 1.5cm
Khi không ăn hết mít, các mẹ có thể cho vào hộp nhựa và đậy kín nắp hoặc túi hút chân không, rồi đem bảo quản trong tủ lạnh. Ngoài ra, có thể bọc mít bằng màng bọc thực phẩm cùng với một vài lát chanh giúp làm dịu mùi và tránh mùi mít nhiễm vào những thực phẩm khác.
>> XEM THÊM: Những loại trái cây tốt cho mẹ bầu 3 tháng đầu
5. Kết luận
Hy vọng bài viết trên sẽ giúp các mẹ giải đáp thắc mắc bầu 3 tháng đầu ăn mít được không, từ đó có được kiến thức để lựa chọn cho mình loại trái cây phù hợp và an toàn để CHĂM SÓC MẸ BẦU trong suốt thời kỳ mang thai. Cám ơn bạn đã theo dõi bài viết!
Nguồn bài viết: mamamy, dautramtienong