Giải tỏa căng thẳng – “Quả bom nổ chậm” ngày giãn cách
admin 16/09/2021
Hàng ngày khi liên tục nghe và đọc rất nhiều thông tin về đại dịch COVID-19 trong nước và trên thế giới, số ca mắc và tử vong vẫn không ngừng tăng lên… khiến bạn cảm thấy lo lắng và căng thẳng. Nhiều người quá lo lắng phải đi khám bác sĩ tâm lý. Vậy làm sao để giải tỏa căng thẳng trong đợt dịch này? Cùng VMC tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Dấu hiệu cơ thể căng thẳng và lo lắng
Khi lo lắng, căng thẳng, chúng ta thường có các biểu hiện như:
- Lo sợ, hoảng sợ và cảm thấy khó chịu, lo lắng, bất an hoặc cảm thấy có vấn đề nguy hiểm đến với mình
- Khó ngủ, mất ngủ, ngủ không sâu giấc, dễ tỉnh giấc
- Cảm giác bồn chồn, lạnh, vã mồ hôi, tê cóng, tê bì chân tay, thở nông, thở nhanh hơn bình thường, nhịp tim nhanh
- Khô miệng, co thắt cơ, run rẩy chân tay, hoa mắt, chóng mặt, hoa mắt
- Không thể tập trung vào công việc
Các triệu chứng về tâm lý thường gặp trong đại dịch COVID-19
Căng thẳng và lo lắng trong mùa COVID-19 có thể dẫn đến rối loạn tâm thần nếu không có cách khắc phục. Một số triệu chứng tâm lý thường gặp là:
Mất ngủ: Người bị stress thường có biểu hiện về chất lượng giấc ngủ và thời gian ngủ thể hiện qua việc khó ngủ, trằn trọc, dễ tỉnh giấc. Căng thẳng khiến mọi người đi ngủ muộn và dậy sớm hơn, hàng đêm ngủ rất ít. Vào ban đêm, stress quá mức có thể khiến chúng ta gặp ác mộng, mơ liên tục trong đêm và sáng dậy cảm thấy mệt mỏi, khó chịu. Ở người cao tuổi, sự xa rời xã hội do đại dịch gây ra có thể làm trầm trọng thêm chứng sa sút trí nhớ bởi trầm cảm và lo âu.
Trầm cảm: Thường biểu hiện bằng các triệu chứng sau: mệt mỏi, cảm thấy thiếu năng lượng để làm việc, chán nản, bi quan về tương lai, không muốn nói chuyện, tiếp xúc với mọi người, thu mình và luôn cảm thấy mình là người vô dụng. Trong những trường hợp nghiêm trọng, có thể xảy ra hành vi tự hủy hoại bản thân và tự tử.
Học trực tuyến ngày dịch bệnh khiến trẻ em không có nhiều cơ hội giao tiếp với bạn bè và giáo viên, đồng thời hạn chế các hoạt động thể chất và hoạt động nhóm. Trẻ có cơ hội tiếp xúc nhiều hơn với máy tính và điện thoại di động. Điều này dễ làm cho trẻ bị nghiện điện thoại, nghiện chơi game, thậm chí có thể dẫn đến tự kỷ.
Xem thêm: Bí kíp ngủ ngon cho người bị mất ngủ kéo dài
Giải pháp giải tỏa căng thẳng
Đừng hoảng sợ và mất bình tĩnh quá, điều này sẽ không giải quyết được tình hình hiện tại mà chỉ khiến mọi chuyện thêm rối rắm mà thôi. Vì vậy, chúng ta cần có một tư duy ổn định và bình tĩnh đối phó với những gì xảy ra.
Duy trì lối sống lành mạnh
Nếu bạn phải ở nhà, hãy cố gắng duy trì lối sống lành mạnh, bao gồm chế độ ăn, ngủ, tập thể dục hợp lý.
Về dinh dưỡng: đảm bảo sao cho cơ thể có dinh dưỡng phù hợp nhằm phòng chống căng thẳng. Giảm thiểu các thực phẩm có lượng tinh bột (carb) tinh chế, thực phẩm nhiều chất béo, thực phẩm nhiều đường, và giảm lượng rượu bia sử dụng. Bạn nên tăng cường ăn trái cây, rau củ mỗi ngày, ăn các thực phẩm giàu axit béo omega-3, bao gồm cá, các loại hạt và chất xơ.
Ngủ sâu và đủ giấc: Dù là việc này khá khó khăn vào thời điểm này, nhưng việc đi ngủ và thức dậy đúng lúc mỗi ngày sẽ đem lại lợi ích cho mọi người. Tắt đồ điện tử ít nhất nửa tiếng trước khi đi ngủ. Uống một chút nước ấm và đọc vài trang sách sau khi bạn lên giường. Tránh chất caffein vào sau giờ trưa và buổi tối. Đảm bảo nơi ngủ của bạn mát mẻ, yên tĩnh, dễ chịu và không có thiết bị gây phiền nhiễu.
Tập thể dục 60 phút mỗi ngày: Bạn có thể nhảy múa, khiêu vũ, lắc vòng,… quay và chia sẻ video lên TikTok, Facebook để truyền cảm hứng đến bạn bè, người thân, cùng nhau tập luyện nâng cao sức khỏe. Bạn cũng có thể tập yoga trước khi đi ngủ giúp cơ thể bạn vận động và tăng nhịp tim để giảm bớt căng thẳng.
Hít thở sâu: Bạn không cần phải là một yogi mới nhận ra sức mạnh của một hơi thở sâu. Hãy hít thở chậm, và thường xuyên. Hít thở sâu cũng là cách tuyệt vời để kiểm tra cơ thể của chúng ta.
Xem thêm: Những lưu ý về chế độ dinh dưỡng sau khi tiêm vắc xin COVID-19
Những điều cần tránh để giải tỏa căng thẳng
Hạn chế sự lo lắng và bực bội bằng cách giảm bớt thời gian bạn và gia đình xem hoặc nghe các chương trình khiến bạn cảm thấy khó chịu.
Không hút thuốc lá, uống rượu bia hay dùng các chất kích thích khác để đối phó với cảm xúc của mình. Nếu bạn cảm thấy quá tải, hãy trò chuyện với nhân viên y tế hay nhân viên tư vấn. Hãy lên kế hoạch sẽ đi đâu và cách thức tìm sự hỗ trợ về thể chất và tinh thần khi cần.
Chú trọng đến việc chăm sóc sức khỏe tinh thần
Xem thêm: Vì sao sức khỏe tinh thần trong mùa dịch là mối quan tâm lớn hiện nay?
Duy trì các mối quan hệ xã hội với những người bạn yêu quý ngay tại nhà bằng email, mạng xã hội, gọi điện thoại,… Những việc này thực sự có tính chữa lành, giảm bớt tác động căng thẳng lên não.
Chỉ tiếp nhận thông tin đúng đắn. Thu thập thông tin giúp bạn xác định được nguy cơ của mình một cách chính xác, để có những bước đề phòng hợp lý. Chọn xem những nguồn thông tin đáng tin cậy như trang web của WHO, Bộ Y tế hay các địa phương.
Liệt kê những cách bạn đã sử dụng trong quá khứ từng giúp bạn vượt qua khó khăn và dùng những cách này để kiểm soát các cảm xúc tiêu cực của bạn trong thời gian đầy thử thách của dịch bệnh này.
Thực hành giữ tâm tỉnh thức, chẳng hạn như thực hành thiền, yoga hoặc cầu nguyện trong 20 phút, hai lần một ngày giúp tăng cường các luồng năng lượng tích cực, giảm đi những phản ứng căng thẳng, giúp bạn điều hòa ứng biến với căng thẳng dễ dàng hơn.
Những ngày ở nhà, bạn hãy học cách biết ơn, học cách rũ bỏ những hoài nghi về cuộc sống, kiểm soát tiêu cực, tiếp nhận năng lượng tích cực. Những việc làm này sẽ giúp sức khỏe tinh thần của bạn được cải thiện đáng kể, tâm trạng của bạn cũng phấn khởi hơn để tiếp tục chiến đấu với những tháng ngày khó khăn phía trước.
Đại dịch Covid-19 đã xáo trộn cuộc sống tuy nhiên đây cũng là dịp để chúng ta nuôi dưỡng sức khỏe tinh thần vững vàng hơn, giải tỏa căng thẳng khi tiến vào giai đoạn “bình thường mới”.
Để tìm hiểu, đăng ký các khóa học chăm sóc sức khỏe chủ động của Trung tâm VMC, bạn có thể xem thêm TẠI ĐÂY hoặc liên hệ qua Hotline: 0966.000.643 để được hỗ trợ nhanh nhất!