Dành cho người mất ngủ: chỉ 3 phút để đi vào giấc ngủ ngon, sâu
admin 18/10/2021
Muốn ngủ ngon hãy làm theo cách sau và bạn sẽ chỉ mất ba phút để ngủ được. Tuy nhiên, 3 phút đó sẽ đánh đổi bằng những kỷ luật và rèn luyện.
Mất ngủ ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của con người và khiến cơ thể mệt mỏi. Chỉ cần một đêm mất ngủ bạn sẽ thấy thể lực và tinh thần giảm sút nghiêm trọng, cơ thể mệt mỏi, rất muốn ngủ nhưng không thể đi vào giấc ngủ bình thường. Mọi công việc và hoạt động bị đình trệ. Và dù bạn đã làm rất nhiều những cách được mách bảo như đếm cừu, đọc sách, nghe nhạc, thiền…để ngủ được nhưng vẫn không thể đi vào giấc ngủ. Những lúc ấy để ngủ ngon hãy làm theo cách sau và thực hiện nghiêm túc.
Muốn ngủ ngon hãy làm theo cách sau: Tuân thủ một lịch trình ngủ khoa học
Thời lượng ngủ dành cho một người khỏe mạnh là ít nhất 8h/ngày. Tuy nhiên những trường hợp mệt mỏi do bệnh tật, ốm đau hoặc là trẻ em sẽ cần nhiều thời gian hơn để ngủ. Nhưng điều quan trọng là bạn không nên ngủ quá nhiều trong một ngày. Điều này sẽ khiến cơ thể mất cân bằng và hình thành giờ giấc sinh học thiếu khoa học. Chính vì vậy, hãy kiểm soát thời gian ngủ trong ngày của bạn bằng cách đừng để quá 8h nếu như bạn là một người khỏe mạnh và sinh hoạt bình thường.
Bên cạnh đó, hãy cố gắng đi ngủ và thức dậy cùng một khoảng thời gian để rèn luyện thói quen cho cơ thể. Nhiều lời khuyên cho rằng nên ngủ trước 11h, nhưng với nhiều người mất ngủ và những người trẻ bây giờ thì đi ngủ trước 11h là một thử thách. Chính vì vậy bạn có thể điều chỉnh linh hoạt và từ từ thực hiện. Bạn có thể lùi thời gian ngủ cố định thành 11h30, 12h đêm. Những người già có thể đi ngủ sớm hơn vào lúc 10h nếu có thể. Đặt báo thức để thức dậy vào một giờ cố định trong tất cả các ngày.
Chu kỳ của một giấc ngủ
Giấc ngủ của con người trải qua 5 giai đoạn trong một chu kỳ: Ru ngủ, ngủ nông, ngủ sâu, ngủ rất sâu và ngủ mơ. Các chuyên gia phân tích rằng mỗi chu kỳ của giấc ngủ thường kéo dài khoảng 90 – 115 phút. Dù bị đánh thức ở giai đoạn nào thì giấc ngủ cũng đều bị ảnh hưởng và khiến bạn dễ bị mất ngủ hoặc cảm thấy mệt mỏi sau khi ngủ. Thời gian tỉnh tốt nhất là khi kết thúc giai đoạn 5. Chính vì vậy, bạn có thể coi 1.5 giờ là thời gian của một chu kỳ và chỉ nên báo thức ở khoảng giờ 1.5xn (n là số giờ bạn ngủ).
Ví dụ nếu như bạn bắt đầu nhắm mắt ngủ lúc 11h30 thì sau khi tính toán 1.5 tiếng một chu kỳ thì bạn nên thức dậy vào khoảng 7h sáng (với một chu kỳ 8 tiếng). Nếu như thời gian ngủ và thức của bạn có sự thay đổi bạn cần điều chỉnh làm sao để chu kỳ 1.5 tiếng luôn được hoàn thành và bạn sẽ thức dậy ngay lúc kết thúc chu kỳ ngủ cuối cùng của mình.
Lưu ý những gì bạn ăn và uống trước khi ngủ
Nicotine, caffeine và rượu là những thứ cần thận trọng trước khi sử dụng nếu như bạn là một người dễ bị mất ngủ. Dù rượu dễ khiến bạn đi vào giấc ngủ nhưng nó lại làm giảm sút chất lượng giấc ngủ. Bên cạnh đó các loại đố uống như nước tăng lực cũng là một loại thức uống dễ khiến bạn bị mất ngủ. Tránh ăn quá no hoặc để bụng quá đói vào buổi tối vì nó cũng khiến bạn dễ bị mất ngủ. Hãy ăn nhẹ nhàng và ăn trước khi ngủ 2 – 3 h để có một giấc ngủ ngon.
Muốn ngủ ngon hãy làm theo cách sau: tạo một môi trường yên tĩnh và một tư thế thoải mái
Muốn ngủ ngon hãy làm theo cách sau khi chuẩn bị đi ngủ:
Một chiếc giường sạch sẽ, gọn gàng và chỉ có những phụ kiện hỗ trợ giấc ngủ như chăn, mền, chiếu gối. Tất cả những thứ khác như sách vở, đồ dùng khác hãy để ra khỏi giường. Nếu cảm thấy giường có bụi, đất hãy dũ sạch chăn. Thường xuyên thay ga, gối và giặt, phơi chăn, chiếu để khiến bạn cảm thấy thoải mái và loại bỏ vi khuẩn, nấm mốc gây bệnh.
Hãy tìm tư thế thoải mái nhất để ngủ cho dù bị khuyến cáo rằng nó sẽ ảnh hưởng đến cơ thể. Ví dụ nhiều người cảm thấy nằm sấp sẽ ngủ ngon hơn dù nó là tư thế không tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, thay vì thế thì mất ngủ sẽ còn có ảnh hưởng rất nhiều đến cả thể chất và tinh thần.
Làm gì khi mất ngủ do suy nghĩ quá nhiều?
Nhiều người mất ngủ do suy nghĩ quá nhiều đến các vấn đề bản thân đang gặp trong cuộc sống như công việc, tình yêu, gia đình. Thật khó để bắt buộc trí não ngừng suy nghĩ. Lúc này hãy thức dậy, ghi ra sổ danh sách những việc bạn sẽ làm vào ngày mai để giải quyết những điều này. Khi trí não đã xác định được những việc cần làm, nó sẽ tự động ngừng suy nghĩ và để yên cho bạn đi vào giấc ngủ.
Làm gì khi rất muốn ngủ mà không hề buồn ngủ?
Nếu như đếm cừu, nghe nhạc không hiệu quả mà muốn ngủ ngon hãy làm theo cách sau đây:
- Tìm nghe những âm thanh khác có thể khiến bạn tĩnh tâm: Tiếng mưa rơi trong rừng, tiếng sấm sét, tiếng suối chảy róc rách, tiếng chim hót… Tất cả những âm thanh này bạn đều có thể tìm kiếm được trên Youtube
- Tự bấm huyệt để ngủ ngon: Bằng cách sử dụng lực ở các bộ phận của tay (ngón tay, cùi chỏ tay, bàn tay…) tác động vào những huyệt vị thích hợp sẽ khiến cơ thể hoàn toàn thư giãn và dễ buồn ngủ. Cách để ngủ ngon này có liên quan đến y học cổ truyền nên bạn cần có những kiến thức, kỹ năng và hướng dẫn chuyên môn của các bác sĩ. Bạn có thể tham khảo khóa học bấm huyệt để ngủ ngon để thực hiện cách này.
Một số người lớn tuổi khó ngủ có thể sử dụng thuốc hỗ trợ giấc ngủ. Những người khác có thể sử dụng thuốc theo toa để dễ ngủ hơn. Những loại thuốc này sẽ hữu ích khi sử dụng trong thời gian ngắn. Nhưng hãy nhớ rằng, thuốc không phải là cách chữa bệnh mất ngủ và là cách tốt để bạn có được giấc ngủ ngon và sâu. Việc xây dựng các thói quen lành mạnh trước khi đi ngủ và thực hiện những tác động tự nhiên, chăm sóc sức khỏe không dùng thuốc sẽ giúp bạn đảm bảo sức khỏe và có được giấc ngủ thực sự chất lượng.