Nhịp tim 150 lần/phút có nguy hiểm không? Cách ổn định khi nhịp tim tăng vọt đột ngột?

Đậu Thảo 17/10/2022

Nhịp tim 150 lần/phút có nguy hiểm không, ảnh hưởng như thế nào tới sức khỏe? Nhịp tim đập với tần suất bao nhiêu là tốt? Có nhiều nguyên nhân khiến nhịp tim không bình thường và để lại biến chứng khó lường. Cùng trung tâm VMC tìm câu trả lời cho các vấn đề trên và cách giảm nhịp tim khi tim đập nhanh đột ngột qua bài viết dưới đây nhé.

Nhịp tim 150 lần/phút có nguy hiểm không?

nhip tim 150 lan/phut

Khi tần số tim rơi vào khoảng từ 150 lần/ phút trở lên, kèm theo một số triệu chứng nhẹ như khó chịu ở ngực, hụt hơi, hồi hộp, cảm giác thở mệt, yếu sức thì có thể bạn đang bị rối loạn nhịp tim nhanh. Thông thường, nhịp nhanh không ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe nếu chúng xuất hiện với tần suất thấp và tự hết trong vài giờ. Nhưng nếu nhịp tim 150 lần/phút xuất hiện thường xuyên và kéo dài, kèm theo các biểu hiện nặng hơn như tụt huyết áp, choáng váng, chóng mặt, mệt đừ thì bạn cần phải đi khám tại chuyên khoa loạn nhịp tim để kịp thời xử lý.

Nhịp tim của người bình thường, khỏe mạnh sẽ rơi vào khoảng 60-100 nhịp/phút nhưng cũng có những trường hợp nhịp nhanh hoặc chậm hơn một cách tự nhiên trong thời gian ngắn. Nếu nhịp tim khi nghỉ ngơi trên 120 nhịp/phút hoặc dưới 40 nhịp/phút thì là bất thường, cần phải có những biện pháp kịp thời giảm nhịp tim hoặc tới khám bác sĩ ngay.

>> Đọc thêm: ​​Top 3 điều cần phải biết về chỉ số đo huyết áp và nhịp tim

Nhịp tim 150 lần/phút là nhanh hay chậm? Báo hiệu bệnh gì?

nhip tim 150 lan/phut

Nhịp tim 150 lần/phút là nhịp tim nhanh và thường xuyên tim đập với tần suất trên 100 nhịp/phút là một tình trạng đáng chú ý, có nguy cơ mắc một số vấn đề dưới đây:

Cường giáp

Cường giáp thường xảy ra ở nữ nhiều hơn nam và là tình trạng khá phổ biến ở Việt Nam. Hiện tượng này xảy ra khi tuyến giáp ở cổ hoạt động quá mức cần thiết. Các triệu chứng để nhận biết gồm nhịp tim đập nhanh thường xuyên, kể cả lúc nghỉ, có thể lên tới 110 – 120 lần/phút, đổ mồ hôi, sút cân, mệt mỏi, thường xuyên đi tiêu phân lỏng, lồi mắt, bướu cổ,…

Bệnh tim mạch

Khi nhịp tim nhanh có thể liên quan tới các vấn đề về tim mạch. Các tình trạng về tim gắn với đánh trống ngực gồm van tim, động mạch vành, cơ tim… Bên cạnh đó, tình trạng thiếu máu, huyết áp thấp cũng có thể làm tim đập nhanh.

>> Xem thêm: Sức mạnh của âm nhạc giúp trái tim khỏe mạnh mỗi ngày

Trào ngược dạ dày – thực quản

nhip tim 150 lan/phut

Nếu tình trạng đánh trống ngực xảy ra sau khi đi ngủ hoặc ăn uống kèm với chứng ợ nóng thì có thể bạn đang bị trào ngược axit dạ dày. Các biểu hiện thường gặp khác như tim đập nhanh, ợ nóng, ợ hơi, ợ chua, viêm họng, khàn tiếng, tức ngực,…

Căng thẳng thường xuyên, rối loạn lo âu kéo dài

Tim sẽ thường đập nhanh để bơm máu nhiều hơn cho cơ thể mỗi khi bạn cảm thấy hoảng loạn hay lo lắng . Đây là cơ chế giúp cơ thể phản ứng nhanh và kịp thời chiến đấu chống lại các mối đe dọa. Tuy nhiên nếu tình trạng hồi hộp, tim đập nhanh kéo dài thường xuyên, kèm theo các biểu hiện dễ giật mình, luôn cảm thấy bất an, lo lắng và thường có những suy nghĩ bi quan trong cuộc sống, nghĩa là bạn đang rơi vào tình trạng rối loạn lo âu.

>> Đọc thêm: Huyết áp 150/100 có cao không? Mách bạn các phương pháp kiểm soát huyết áp cao hiệu quả.

Nhịp tim 150 lần/phút có phải là rối loạn nhịp tim không?

Nhịp tim đập nhanh, tới 150 nhịp/phút hoặc hơn là triệu chứng rối loạn nhịp tim. Cụ thể, chứng rối loạn nhịp tim xảy ra khi có sự thay đổi trong nhịp đập thông thường 60-100 nhịp/ phút, nghĩa là khi tim đập quá nhanh, quá chậm hoặc không đều. 

Mỗi loại rối loạn nhịp tim lại có những triệu chứng khác nhau, thường là: tim đập nhanh, kích động, thừa nhịp hoặc lỡ nhịp, đau ngực, tim đập thình thịch, thở gấp, căng cứng lồng ngực thậm chí ngất xỉu.

>> Đọc thêm: Nhịp tim bao nhiêu là nguy hiểm? Yếu tố nào gây tăng hoặc giảm nhịp tim

Nhịp tim 150 lần/phút – Cách ổn định nhịp tim

nhip tim 150 lan/phut

Thông thường khi nhịp tim tăng vọt trong thời gian ngắn, tim sẽ tự điều chỉnh. Nhưng trong một số trường hợp nhịp tim tăng đột ngột kéo dài, không có dấu hiệu sẽ giảm, bạn cần áp dụng các biện pháp sau:

  • Thở ra bằng miệng, giữ mũi, ho mạnh hoặc ngâm mặt trong nước đá vài giây
  • Thuốc: Thuốc được kê đơn chuyên trị nhịp tim bất thường như thuốc chẹn beta có tác dụng ngăn ngừa các đợt tái phát.
  • Máy tạo nhịp tim: Thiết bị này được cấy dưới da hay trong buồng tim, nó sẽ gửi một tín hiệu điện và giúp tim trở lại bình thường.

Một số biện pháp để ngăn ngừa và có thể áp dụng tại nhà để giảm nhịp tim:

  • Tập thể dục: Tim sẽ được rèn luyện thông qua hoạt động thể chất, từ đó giúp tim làm việc hiệu quả hơn, giảm nhịp tim lúc nghỉ ngơi. Như đạp xe, đi bộ, yoga,…
  • Bỏ hút thuốc: Đây là một trong những nguyên nhân khiến nhịp tim cao hơn do khi hút thuốc làm cho tĩnh mạch và động mạch nhỏ lại.
  • Thư giãn: Căng thẳng có thể khiến các hormone như cortisol  và adrenaline tăng cao trong máu gây tăng nhịp tim. Yoga và thiền là phương pháp giúp bạn giảm căng thẳng hiệu quả. 
  • Ăn nhiều cá hơn: Ngoài rau củ quả giàu khoáng chất và vitamin, bạn hãy bổ sung cá vào thực đơn vì nó có thể giúp giảm nhịp tim.

Hy vọng bài viết trên giúp người đọc cập nhật thông tin hữu ích về dấu hiệu, triệu chứng khi nhịp tim 150 lần/phút cũng như cách giảm nhịp tim nhanh hiệu quả. 

Bài Viết Liên Quan

Cường giáp nên kiêng ăn gì, lưu ý chế độ ăn để phục hồi sức khỏe

vmcvietnam.org

Làm sao để hết mụn tuổi dậy thì? [An toàn – Hiệu quả]

Cường giáp có nên uống nước dừa không? Nên ăn gì?

Top 6 nguyên nhân gây vàng răng và cách khắc phục hiệu quả

Ù tai phải làm sao? Giải pháp an toàn cho người giảm thính lực

Nguyên nhân gây cường giáp là gì? Làm thế nào để khắc phục

Chào bạn. Chúng tôi có thể giúp gì ...

Xin thông báo thời gian hỗ trợ mới của vmcvietnam bắt đầu từ 8h00-17h00, thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần. Quý khách vui lòng để lại số điện thoại kèm lời nhắn, chúng tôi sẽ liên hệ trong thời gian sớm nhất. Xin cảm ơn.