Phân độ thiếu máu ở trẻ em và những điều cần biết
admin 05/07/2023
Việc cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn là điều vô cùng cần thiết để giúp trẻ có thể phát triển toàn diện. Tuy nhiên, vẫn còn một số gia đình chưa đảm bảo được điều này khiến cho trẻ gặp phải tình trạng thiếu máu. Để giúp bạn có thêm kiến thức về tình trạng này thì sau đây hãy cùng trung tâm VMC đến với nội dung liên quan đến phân độ thiếu máu ở trẻ em bạn nhé!
1. Tìm hiểu một số thông tin về tình trạng thiếu máu ở trẻ em
Không giống như những vấn đề liên quan đến sức khỏe khác, tình trạng thiếu máu ở trẻ em thông thường sẽ phát triển âm thầm và rất khó để có thể nhận biết. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do cơ thể của trẻ đang thiếu hụt hồng cầu – đây là một loại protein đặc biệt có vai trò mang và cung cấp oxy cho toàn bộ các tế bào trong cơ thể.
Như chúng ta đã biết, hầu hết các tế bào trong cơ thể mỗi người đều cần oxy để có thể hoạt động được một cách tốt nhất. Tuy nhiên, trong trường hợp số lượng hồng cầu không đủ sẽ dẫn đến các vấn đề liên quan đến sức khỏe, mức độ nghiêm trọng sẽ phụ thuộc vào phân độ thiếu máu ở trẻ em.
Một trong số những dấu hiệu giúp bạn có thể nhận biết được con em mình đang gặp phải tình trạng thiếu máu đó là: da tái xanh, yếu ớt, lười vận động, thở gấp, thường xuyên quấy khóc… Việc phát hiện kịp thời các biểu hiện thiếu máu này sẽ hạn chế được sự gia tăng mức độ nghiêm trọng của vấn đề.
Xem thêm: Thiếu máu uống nước dừa được không? Lợi ích sức khỏe từ nước dừa
2. Một số nguyên nhân khiến trẻ bị thiếu máu
Trước khi đến với nội dung chính về phân độ thiếu máu ở trẻ em thì trước hết chúng ta cần tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này để có những biện pháp chăm sóc sức khỏe chủ động cho con em mình. Một số nguyên nhân phổ biến có thể kể đến như:
- Số lượng hồng cầu cơ thể trẻ sản xuất ra ít: Điều này có thể đến từ việc cơ thể trẻ không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết trong đó có sắt nên từ đó dẫn đến tình trạng thiếu máu.
- Số lượng hồng cầu bị phá hủy nhiều: Nguyên nhân này có thể đến từ yếu tố di truyền hoặc bẩm sinh dẫn đến rối loạn hồng cầu.
- Mất máu quá nhiều: Việc mất máu quá nhiều do chấn thương hoặc một số bệnh lý khiến lượng hồng cầu sản sinh không kịp và gây thiếu máu.
3. Các cách phân độ thiếu máu ở trẻ em hiện nay
Phân độ (cấp độ) thiếu máu ở trẻ em thông thường sẽ được chia ra làm 4 cách chính sau:
3.1 Phân độ thiếu máu ở trẻ em dựa vào lượng huyết sắc tố
Dựa vào lượng huyết sắc tố để phân độ thiếu máu là một trong những cách phổ biến thường được áp dụng. Với cách này, người ta chủ yếu dựa vào chỉ số Hemoglobin đo được trong máu. Theo tổ chức y tế thế giới WHO thì mức độ thiếu máu ở trẻ được chia như sau:
Đối với trẻ trong khoảng từ 5-59 tháng tuổi: Chỉ số huyết sắc tố bình thường của trẻ ở giai đoạn này phải đạt trên 110g/l. Trong trường hợp ít hơn chỉ số này thì mức độ thiếu máu sẽ được đánh giá như sau:
- Thiếu máu ở mức độ nhẹ: Lượng Hb dao động trong khoảng 100-109g/l
- Thiếu máu ở mức độ vừa: Lượng Hb dao động trong khoảng 70-99g/l
- Thiếu máu ở mức độ nặng: Lượng Hb nhỏ hơn 70g/l
Đối với trẻ ở độ tuổi từ 5-11 tuổi:
- Trẻ không gặp tình trạng thiếu máu nếu chỉ số Hb trong máu đạt trên 115g/l
- Mức độ thiếu máu nhẹ: Lượng Hb trong máu dao động 110-114g/l
- Mức độ thiếu máu vừa: Lượng Hb trong máu dao động 80-109g/l
- Mức độ thiếu máu nặng: Lượng Hb trong máu nhỏ hơn 80g/l
Đối với trẻ ở độ tuổi từ 12-14 tuổi:
- Để các cơ quan có đủ oxy để làm việc thì lượng Hb tối thiểu mà cơ thể cần là 120g/l
- Thiếu máu mức độ nhẹ: Chỉ số Hb trong máu dao động 110-119g/l
- Thiếu máu mức độ vừa: Chỉ số Hb trong máu dao động 80-109g/l
- Thiếu máu mức độ nặng: Chỉ số Hb trong máu nhỏ hơn 80g/l
3.2 Dựa trên diễn tiến của tình trạng thiếu máu để phân độ
Nếu lấy tiêu chí diễn tiến của tình trạng thiếu máu để phân độ thì người ta sẽ chia thành: thiếu máu cấp và thiếu máu mạn. Cụ thể:
- Thiếu máu cấp tính được xác định nếu như số lượng hồng cầu hoặc thể tích máu giảm nhanh đột ngột do nguyên nhân xuất huyết hoặc tan máu.
- Thiếu máu mãn tính được xác định trong trường hợp tình trạng thiếu máu xảy ra một cách từ từ và tăng dần theo thời gian.
Xem thêm: Thiếu máu ở trẻ sơ sinh: Nguyên nhân, biểu hiện và những biến chứng sức khỏe đối với trẻ
3.3 Dựa trên nguyên nhân gây thiếu máu
Dựa trên nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu máu thì sẽ chia ra thành 3 mức độ khác nhau:
- Mất máu: Tình trạng này xảy ra khi cơ thể bị mất máu từ những tổn thương bên ngoài
- Tan máu: tình trạng này thông thường sẽ diễn ra nhiều hơn ở những người bị tan máu bẩm sinh hoặc do tác dụng phụ của một số loại thuốc khiến cho số lượng hồng cầu bị phá hủy lớn hơn so với số lượng hồng cầu tạo ra.
- Quá trình tạo máu bị rối loạn: Tủy xương là cơ quan có nhiệm vụ tạo máu trong cơ thể. Vì thế nếu như cơ quan này gặp vấn đề cũng khiến cho quá trình tạo máu bị rối loạn.
3.4 Dựa trên đặc điểm dòng hồng cầu để phân độ thiếu máu ở trẻ em
Dựa trên 2 chỉ số thể tích trung bình của hồng cầu (MCV) và lượng huyết sắc tố trung bình có trong một tế bào hồng cầu (MCH) người ta cũng chia tình trạng thiếu máu ở trẻ em thành 2 cấp độ:
- Dựa vào chỉ số MCV thì phân độ thiếu máu ở trẻ em được chia ra làm thiếu máu hồng cầu và thiếu máu hồng cầu nhỏ.
- Dựa vào chỉ số MCH thì cấp độ thiếu máu cũng được chia ra thành thiếu máu nhược sắc và thiếu máu ưu sắc.
Xem thêm: Mẹ bầu thiếu máu nên ăn gì và không nên ăn gì?
4. Kết luận
Chắc hẳn qua bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu chi tiết hơn về phân độ thiếu máu ở trẻ em. Hy vọng rằng những thông này sẽ giúp các bậc phụ huynh phát hiện sớm các biểu hiện thiếu máu của con em mình và có những biện pháp khắc phục kịp thời.
Tham khảo: benhvienthucuc.vn, www.vinmec.com, fitobimbi.vn,…