Ngâm chân mỗi tối giúp giảm đau xương khớp, kéo dài tuổi thọ

admin 06/01/2021

Bàn chân tuy nhỏ bé nhưng được xem là “gốc rễ” của cơ thể bởi chúng tập trung 6 đường kinh với nhiều huyệt vị khác nhau. Và mỗi huyệt vị, dây thần kinh dưới lòng bàn chân đều có nhiệm vụ và công dụng riêng trong điều trị bệnh. Vì thế, nếu bạn thường xuyên ngâm và xoa bóp chân, không những giúp cơ thể khỏe mạnh, điều chỉnh thể trạng, mà còn giúp kéo dài tuổi thọ. 

Sau đây là các bài thuốc ngâm chân được lưu truyền từ đời xưa với nguyên liệu dễ kiếm, cách thực hiện rất đơn giản mà lại mang lại hiệu quả to lớn.

5 phương pháp ngâm chân

1. Nước ngâm chân từ sả, ngải cứu, muối và lá lốt

Với đặc tính khử phong và khử hàn tốt, gừng thường được giới Y học cổ truyền sử dụng như vị thuốc giúp trị liệu các vấn đề do phong thấp khá tốt. Người bệnh chỉ cần sử dụng vài lát gừng tươi ngâm trong nước ấm có thể giúp giảm đau và tạo sự thoải mái cho tinh thần và cơ thể. 

Chuyên gia nghiên cứu ở Đại học Georgia của Mỹ đã chứng minh, các tinh chất có trong gừng có thể trị liệu các vấn đề cơ xương khớp rất tốt.

Đọc thêm: Cách xoa bóp bấm huyệt giảm đau nhức mỏi chân hiệu quả

Cách ngâm chân thảo dược như sau:

  • 5 nhánh sả
  • 1 nắm lá ngải cứu
  • 1 củ gừng tươi 
  • 1 nắm lá lốt với 
  • 20g muối hạt to
  • 1,5 lít nước

Đem nguyên liệu đã được làm sạch cho vào ấm chứa 1,5 lít nước và đun sôi. Để nước nguội còn khoảng 40°C và ngâm từ 10 – 15 phút.

Hơi nước ấm hòa quyện với các tinh chất trong thảo dược sẽ tạo cảm giác thư giãn cho đôi chân, hệ thần kinh và xương khớp, giảm đau hiệu quả. Thực hiện vào mỗi tối trước khi ngủ bạn sẽ cảm nhận được giấc ngủ ngon hơn, cảm giác đau nhức cũng sẽ được giảm xuống.

Lưu ý khi ngâm, xoa bóp chân với gừng, lá lốt, xả, ngải cứu

  • Khi ngâm bắt buộc phải ngâm ngập mắt cá chân khoảng 2cm. Do cổ chân có nhiều huyệt đạo, ngâm ngập vùng này sẽ giúp khí huyết lưu thông, tác động lên toàn bộ cơ thể.
  • Không nên ngâm trước và sau khi ăn khoảng 1 tiếng. Thời điểm tốt nhất là 30 phút trước khi đi ngủ.
  • Không nên ngâm quá lâu hay khi nước đã nguội lạnh
  • Sau khi ngâm nên lau khô chân luôn. Vào mùa đông, sau khi ngâm trong bồn ngâm xong nên lau khô với khăn sạch rồi lập tức ủ ấm.
Ngâm chân với gừng

2. Ngâm bằng muối trắng

Theo Đông y, muối đi vào 3 kinh chính đó là Vị, Thận và Tâm, có tác dụng thanh tâm lương huyết, tả hỏa, nhuận táo, đồng thời làm chất dẫn dẫn các thuốc đi vào kinh lạc giúp giảm đau mỏi xương khớp. 

Các nhà nghiên cứu khoa học chỉ ra, khi muối được cho vào nước, chúng sẽ hòa tan. Khi đó, các hạt điện tích ngược được tạo thành, một đầu dương mang ion Natri và đầu âm mang ion Chloride. Lúc này, chúng sẽ thực hiện quá trình thẩm thấu và điều hòa, giúp cân bằng điện giải và kiểm soát chất lỏng trong cơ thể. Từ đó làm dịu cơ các khớp xương và cơ bắp, giúp hỗ trợ điều trị đau nhức.

Bài thuốc muối này mang lại nhiều tác dụng tốt đối với các vấn đề sức khỏe liên quan đến phong thấp, không chỉ giúp máu huyết lưu thông tốt mà còn tác động vào các huyệt vị trên gan bàn chân nhằm mục đích đả thông kinh mạch, giúp hệ thống xương khớp hoạt động trơn tru hơn. 

Cách pha nước muối ngâm chân như sau:

  • Sử dụng một chậu nước ấm có nhiệt độ từ 40 – 50 độ C
  • Sau đó cho muối hạt vào, khuấy đều và tiến hành ngâm và massage chân

Với cách bài thuốc ngâm và xoa bóp chân trị phong thấp này, người bệnh nên thực hiện thường xuyên mỗi ngày để có được kết quả giảm đau như mong muốn.

Lưu ý khi ngâm và massage chân bằng nước muối

Trong quá trình thực hiện ngâm chân bằng nước muối, chúng ta nên chú ý đến nhiệt độ nước ngâm. Ngâm bàn chân trong nước muối từ 15 – 20 phút, không nên ngâm quá lâu. Khung thời gian ngâm lý tưởng là sau khi ăn và trước khi đi ngủ 1 tiếng. Đối với người có vết thương hở ở chân, tốt nhất không nên áp dụng biện pháp này.

Đọc thêm: 6 lợi ích bất ngờ khi massage bấm huyệt vùng chân

Ngâm chân bằng muối

3. Ngâm nước hoa cúc

Trong các bài thuốc, hoa cúc là một trong những những loại thảo dược ngâm chân được các thầy thuốc Đông y đặc biệt ưa chuộng. Lý do là vì chúng chứa nhiều hoạt chất hóa học có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe, đặc biệt là hệ xương khớp. 

Hoa cúc còn có đặc tính chống viêm và kháng khuẩn, giúp ngăn ngừa viêm nhiễm. Quan trọng hơn chúng còn chứa nhiều hoạt chất tốt cho hệ thần kinh, giúp tinh thần thư giãn, giảm đau nhức cơ xương khớp.

Cách làm nước ngâm hoa cúc như sau:

  • Sử dụng một nắm hoa cúc phơi khô đem rửa sạch và đun sôi với 1 lít nước

Sau đó, lọc lấy nước, chờ nước thuốc nguội hoặc pha thêm nước để nước thuốc hạ đến nhiệt độ thích hợp khoảng 40 độ C rồi tiến hành ngâm, massage chân.

Chỉ với 30 phút spa chân mỗi ngày bằng nước ngâm từ hoa cúc, bạn sẽ cảm thấy đau nhức giảm dần và tinh thần thoải mái, phấn chấn hơn.

Ngâm chân hoa cúc

4. Ngâm chân bằng lá lốt với gừng

Một vài lát gừng ấm thêm vào nước lá lốt giúp làm tăng công dụng làm ấm chân và nâng cao việc thư giãn, trị liệu các vấn đề cơ xương khớp.

Cách làm nước lá lốt và gừng như sau:

  • 10-15 tàu lá lốt 
  • 1 củ gừng đã được loại bỏ vỏ
  • 1,5 lít nước

Đem hai nguyên liệu trên đi rửa sạch và nấu chung với 1,5 lít nước.

Sau khi nước sôi, bạn lọc lấy nước thuốc và chờ nước nguội còn 40 – 50 độ C hoặc pha thêm nước lạnh để làm nguội đều được. Ngâm bàn chân và thực hiện các động tác massage nhẹ nhàng.

Dành riêng 10 – 15 phút vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ để áp dụng bài thuốc ngâm chân trị phong thấp từ gừng và lá lốt, cảm giác đau nhức xương khớp vào ngày hôm sau sẽ được giảm thiểu đáng kể.

Đọc thêm: Sức khỏe toàn diện trong thời điểm dịch bệnh Covid-19

Ngâm chân gừng & lá lốt

5. Ngâm, xoa bóp chân bằng vỏ bưởi

Theo các nhà khoa học, vỏ bưởi có chứa nhiều tinh dầu, vitamin C và A. Chính vì vậy, khi sử dụng nguyên liệu tự nhiên này nấu nước ngâm chân không chỉ giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể mà còn giúp làm đẹp da. 

Bài thuốc này còn có tác dụng kích thích hệ thần kinh trung ương, giúp tinh thần thư thái và giảm đau nhức ở xương khớp.

Cách làm nước ngâm, spa chân bằng vỏ bưởi:

  • Dùng vỏ của 1 – 2 quả bưởi đã phơi khô rồi đem nướng trên bếp lửa khoảng 4 phút.
  • Để nguội và thái vỏ quả bưởi thành từng miếng nhỏ rồi cho vào miếng vải bọc sạch.
  • Cho bọc vải này ngâm trong nước ấm khoảng 10 phút.

Với cách làm này, bạn chỉ cần thực hiện đều đặn mỗi tối trước khi đi ngủ, tình trạng đau nhức trên cơ thể sẽ được cải thiện đáng kể.

Đọc thêm: Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn uống mật ong mỗi ngày?

Vỏ bưởi

Các câu hỏi thường gặp

Trẻ em có nên ngâm chân không? 

Hầu hết trẻ em thích ngâm bàn chân của chúng! Ngâm bàn chân sẽ làm hạ nhiệt cơ thể, loại bỏ vi trùng trên bàn chân, đồng thời giúp làm dịu vết trầy xước và côn trùng cắn!

Ngâm và xoa bóp chân cho trẻ bạn có thể thêm muối Epsom (muối vô cơ) hoặc tinh dầu hoa cúc, hoa oải hương. 

Những người không nên ngâm chân

Những bệnh nhân tiểu đường thì không nên ngâm bàn chân, nếu không bạn sẽ có nguy cơ bị nhiễm trùng nếu da. Và nếu bạn bị tổn thương dây thần kinh, hãy cẩn thận với nhiệt độ nước. Bạn có nguy cơ bị bỏng da nếu không cảm thấy nước quá nóng.

Ngâm chân lá lốt có hại không? 

Chưa có nghiên cứu chính xác nào về tác hại ngâm chân lá lốt. 

Ngâm và spa chân bằng nước lá lốt là cách rất đơn giản, tiết kiệm nhưng lại mang đến nhiều tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Mỗi ngày hãy dành ra 10 – 20 phút để spa chân, chăm sóc đôi chân và nhận được những tín hiệu tích cực.

Trên đây là 5 bài thuốc ngâm chân hiệu quả mà Vmcvietnam.org muốn giới thiệu cho bạn. Chúc bạn áp dụng thành công để xóa đi nỗi lo đau xương khớp.

Bài Viết Liên Quan

THÔNG BÁO SỐ PHÁT SÓNG TRUYỀN HÌNH TUẦN TỪ 25/11-1/12

THÔNG BÁO SỐ PHÁT SÓNG TRUYỀN HÌNH TUẦN TỪ 18/11 – 24/11

THÔNG BÁO SỐ PHÁT SÓNG TRUYỀN HÌNH TUẦN TỪ 11/11 – 17/11

THÔNG BÁO SỐ PHÁT SÓNG TRUYỀN HÌNH TUẦN TỪ 04/11 – 10/11

THÔNG BÁO SỐ PHÁT SÓNG TRUYỀN HÌNH TUẦN TỪ 28/10- 3/11

THÔNG BÁO SỐ PHÁT SÓNG TRUYỀN HÌNH TUẦN TỪ 21/10- 27/10

Chào bạn. Chúng tôi có thể giúp gì ...

Xin thông báo thời gian hỗ trợ mới của vmcvietnam bắt đầu từ 8h00-17h00, thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần. Quý khách vui lòng để lại số điện thoại kèm lời nhắn, chúng tôi sẽ liên hệ trong thời gian sớm nhất. Xin cảm ơn.