Nhảy dây có cao lên không? Nên lưu ý những gì khi nhảy dây?
admin 09/06/2022
Nhảy dây là môn thể thao rất quen thuộc, đặc biệt là với những người đang trong quá trình giảm cân. Vậy nhảy dây có cao lên không? Cùng Trung tâm VMC tìm hiểu trong bài viết dưới đây
1. Nhảy dây có cao lên không?
Câu trả lời là “Có”.
Khi nhảy dây, các động tác mà bạn thực hiện sẽ tác động rất tích cực lên các khớp xương ở chi, cột sống. Việc này giúp kéo dãn cột sống và thúc đẩy các mô phát triển thông qua việc kích thích tăng sinh hormone
Bên cạnh đó, việc nhảy dây còn giúp tăng sự bền bỉ và dẻo dai của cơ thể. Vận động hợp lý còn giúp tăng cường hệ miễn dịch, độ linh hoạt, giúp xương chắc khỏe, nhất là tại vị trí xương ở bàn chân, cổ tay, mắt cá chân
2. Nhảy dây giúp tăng chiều cao? Vì sao?
“Thúc” các tế bào xương phát triển
Trong quá trình thực hiện nhảy dây, thì người tập phải đồng thời giữ thăng bằng cho phần thân người, co, duỗi các chi liên tục để không bị vướng.
Điều này sẽ giúp kéo dãn các cơ một cách rất tự nhiên và vô thức.
Ngoài ra, khi bật nhảy, quá trình cung cấp máu cho xương cũng sẽ được đẩy nhanh hơn, tăng mật độ xương và cải thiện chiều cao hữu hiệu
Là phương pháp giảm cân hiệu quả
Những ai đang trong liệu trình giảm cân chắc hẳn không nên bỏ qua việc nhảy dây. Việc này giúp đốt cháy calo và mỡ dư thừa trong cơ thể, giúp lại lấy lại vóc dáng và trông thon gọn, cao hơn.
3. Nhảy dây ở độ tuổi nào giúp cao lên
Khi cơ thể bắt đầu bước và giai đoạn dậy thì hoặc tiền dậy thì, nhảy dây sẽ hỗ trợ rất tốt trong việc tăng chiều cao. Đây là lúc hệ xương của bạn đang dần có sự phát triển, việc nhảy dây sẽ giúp đẩy nhanh tốc độ phát triển của xương.
Bạn có thể tăng khoảng 10cm khi tập luyện nhảy dây kết hợp với các phương pháp khác như chế độ ăn uống, sinh hoạt, thể dục thể thao một cách hợp lý trong giai đoạn dậy thì
Khi bước vào độ tuổi trưởng thành, thì nhảy dây cũng có thể giúp cao lên, tuy nhiên không đáng kể
Bạn cũng cần có một lịch trình hợp lý để thực hiện việc nhảy dây để tăng chiều cao và rèn luyện sức khỏe. Cường độ tối thiểu là từ 3 – 5 lần/1 buổi, mỗi buổi từ 30 phút trở lên.
Xem thêm: Những dấu hiệu của cận thị nhẹ mà có thể bạn chưa nhận ra
4. Lưu ý khi nhảy dây
Nhảy dây là một phương pháp chăm sóc sức khỏe chủ động. Vì nhảy dây tác động rất nhiều đến các cơ quan trong cơ thể. Vậy nên khi nhảy dây, bạn cần chú ý đến.
Không nhảy khi quá no hoặc quá đói
Nhảy dây sẽ khiến các cơ quan vận động theo, đặc biệt dạ dày khi no thì không nên vận động mạnh, sẽ gây xóc bụng hoặc ảnh hưởng đến hoạt động của dạ dày. Khi đói cũng vậy, sẽ khiến bạn mất sức rất nhanh, thậm chí kiệt sức
Khởi động trước khi nhảy
Việc này sẽ giúp làm giãn các cơ, khớp xương, hạn chế những chấn thương không đáng có
Tăng dần cường độ
Nếu ngay từ khi bắt đầu bạn đã lựa chọn cường độ cao thì sẽ hơi quá sức mình. Bạn nên tăng dần mức độ để cơ thể làm quen dần.
Chăm sóc dạ dày và hệ tiêu hóa chủ động
Khoá học “Chăm sóc dạ dày và hệ tiêu hóa chủ động” có nội dung hướng đến cộng đồng với tình trạng sức khoẻ dạ dày từ bình thường cho đến người đã được chẩn đoán là đau dạ dày, người đang phải uống thuốc dạ dày hoặc người đang phải gánh chịu vấn đề này nhiều năm.
Để tìm hiểu, nhận tư vấn MIỄN PHÍ, bạn vui lòng đăng ký tại Website này hoặc liên hệ qua HOTLINE: 0966.000.643 để được hỗ trợ nhanh nhất!