Stress ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào về thể chất và tinh thần?
admin 24/04/2023
Tại một số thời điểm trong cuộc sống, mọi người đều trải qua căng thẳng dẫn đến stress. Tuy nhiên, căng thẳng không chỉ ảnh hưởng đến tinh thần mà còn tác động đến sức khỏe thể chất. Trong bài viết này, cùng Trung tâm VMC tìm hiểu cụ thể stress ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào.
1. Vì sao stress lại ảnh hưởng toàn diện đến sức khỏe?
Hệ thống thần kinh trung ương (CNS) chịu trách nhiệm về phản ứng sẽ tiếp tục chiến đấu hoặc rời bỏ khỏi vấn đề của mỗi người. Trong não của bạn, vùng dưới đồi điều khiển và ra lệnh cho tuyến thượng thận giải phóng các hormone gây căng thẳng adrenaline và cortisol. Những hormone này làm tăng nhịp tim của bạn và đưa máu đến những khu vực cần nó nhất trong trường hợp khẩn cấp, chẳng hạn như cơ, tim và các cơ quan quan trọng khác.
Khi cảm giác sợ hãi không còn nữa, vùng dưới đồi sẽ ra lệnh cho toàn bộ cơ thể vận hành lại một cách bình thưởng. Nhưng nếu CNS không có xu hướng trở lại bình thường hoặc nếu tác nhân gây căng thẳng không biến mất, phản ứng sẽ tiếp tục xảy ra và kéo dài.
Về lâu dài, tình trạng Stress sẽ làm thay đổi toàn bộ các cơ chế vận hành trong cơ thể, dẫn đến các hành vi sức khỏe tiêu cực như lạm dụng chất kích thích, lối sống kém lành mạnh, mất ngủ,..
>> ĐỌC THÊM: Ý nghĩa của việc chăm sóc sức khỏe tinh thần nhiều người thường bỏ qua
2. Stress ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào về tinh thần?
Không ngạc nhiên khi căng thẳng mãn tính có liên quan đến trầm cảm và lo lắng. Một nghiên cứu gần đây cho thấy những người có khối lượng công việc cao ít có khả năng bị trầm cảm hơn 80% trong vòng vài năm.
Stress ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào? Nghiên cứu cho thấy các cặp vợ chồng thường cảm thấy căng thẳng hay tranh cãi và cảm thấy không hài lòng với bạn đời của mình. Theo thời gian, những người có vấn đề này trải qua sự cô lập và từ chối tham gia các hoạt động xã hội và họp mặt gia đình.
Khi bạn căng thẳng, não của bạn không có năng lượng để thực hiện các nhiệm vụ quan trọng khác, chẳng hạn như suy nghĩ, lập kế hoạch và tập trung. Căng thẳng có thể dẫn đến sương mù não, suy giảm trí nhớ và suy giảm kỹ năng giải quyết vấn đề.
3. Stress ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào về mặt thể chất?
Sức khỏe thể chất nằm trong mối liên hệ chặt chẽ với sức khỏe tinh thần. Vì vậy mà khi gặp stress kéo dài, mọi người cũng sẽ phải đổi diện với nhiều vấn đề sức khỏe thể chất.
3.1. Hệ hô hấp và tim mạch
Hormone căng thẳng được cho là có ảnh hưởng đến hệ thống hô hấp và tim mạch. Trong phản ứng căng thẳng, chúng ta thở nhanh hơn để phân phối nhanh máu giàu oxy đến cơ thể. Nếu bạn đã có vấn đề về hô hấp như hen suyễn, căng thẳng có thể khiến bạn khó thở hơn.
Khi bị căng thẳng, tim cũng sẽ đập nhanh hơn. Các hormone gây căng thẳng khiến các mạch máu của bạn co lại và chuyển nhiều oxy hơn đến các cơ dẫn đến chỉ số huyết áp tăng. Căng thẳng thường xuyên sẽ khiến tim của bạn phải làm việc quá sức trong thời gian quá dài.
>> ĐỌC THÊM: Chủ động phòng ngừa tai biến mạch máu não
3.2. Hệ thống tiêu hóa
Stress ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào về hệ thống tiêu hóa nói riêng? Khi bị căng thẳng, gan sản xuất thêm đường trong máu (glucose) để tăng cường năng lượng. Nếu bạn đang bị căng thẳng mãn tính, cơ thể bạn có thể không theo kịp lượng glucose tăng thêm này. Căng thẳng mãn tính có thể làm tăng nguy cơ phát triển tiểu đường loại 2.
Sự tăng vọt của hormone gây căng thẳng và nhịp tim tăng cũng có thể làm rối loạn hệ thống tiêu hóa của bạn. Bạn có nhiều khả năng bị ợ nóng hoặc trào ngược axit do axit trong dạ dày tăng lên. Căng thẳng không gây loét dạ dày, nhưng nó có thể làm tăng nguy cơ mắc tình trạng này và khiến các vết loét vốn dĩ đã xuất hiện phát triển mạnh mẽ hơn.
Căng thẳng cũng có thể ảnh hưởng đến cách thức ăn di chuyển trong cơ thể bạn, dẫn đến tiêu chảy hoặc táo bón, đau bụng, buồn nôn.
3.3. Stress kéo dài ảnh hưởng đến hệ cơ của chúng ta
Cơ bắp của bạn căng lên để bảo vệ chúng khỏi chấn thương khi bạn căng thẳng. Chúng có xu hướng giải phóng trở lại khi bạn thư giãn, nhưng nếu bạn thường xuyên bị căng thẳng, cơ bắp của bạn có thể không có cơ hội thư giãn. Cơ bắp căng cứng gây đau đầu, đau lưng và vai và đau nhức cơ thể.
3.4. Những ảnh hưởng của stress đến hệ thống miễn dịch
Căng thẳng kích thích hệ thống miễn dịch, điều này có thể mang lại lợi ích cho các tình huống tức thời. Sự kích thích này có thể giúp bạn tránh nhiễm trùng và chữa lành vết thương. Nhưng theo thời gian, các hormone gây căng thẳng sẽ làm suy yếu hệ thống miễn dịch của bạn và giảm phản ứng của cơ thể bạn với những kẻ xâm lược bên ngoài.
Những người bị căng thẳng mãn tính dễ mắc các vấn đề do virus như cúm và cảm lạnh thông thường, cũng như các tình trạng nhiễm trùng khác. Căng thẳng cũng có thể làm tăng thời gian hồi phục sau khi bị chấn thương.
>> ĐỌC THÊM: Bạn có biết, hệ miễn dịch là gì, gồm những gì chưa?
3.5. Stress ảnh hưởng đến chất lượng tình dục và sức khỏe sinh sản
Mặc dù căng thẳng ngắn hạn có thể khiến nam giới sản xuất nhiều nội tiết tố nam testosterone hơn, nhưng tác dụng này không kéo dài.
Nếu căng thẳng tiếp diễn trong một thời gian dài, mức độ testosterone của một người đàn ông có thể bắt đầu giảm xuống. Điều này có thể cản trở quá trình sản xuất tinh trùng và gây rối loạn cương dương hoặc liệt dương. Căng thẳng mãn tính cũng có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng cho các cơ quan sinh sản của nam giới như tuyến tiền liệt và tinh hoàn.
Đối với phụ nữ, căng thẳng có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt. Nó có thể dẫn đến kinh nguyệt không đều, nặng hơn hoặc đau đớn hơn. Căng thẳng mãn tính cũng có thể làm tăng các triệu chứng thể chất của thời kỳ mãn kinh.
>> ĐỌC THÊM: Bấm huyệt tăng cường sinh lý nam hiệu quả
Tổng kết
Hy vọng những chia sẻ trên đây về stress ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào có thể giúp bạn hiểu hơn về vấn đề này. Từ đó, tìm ra nhiều phương án chăm sóc sức khỏe tinh thần hữu hiệu nhất.
Nguồn tham khảo: hellobacsi.com, cigna.com, vnexpress.net