Trẻ em bị đau nhức xương khớp – Ba mẹ nên làm gì?
admin 01/07/2022
Tùy thuộc tình trạng mà ta có thể đánh giá việc trẻ em bị đau nhức xương khớp liệu có phải là một vấn đề đáng lo ngại hay không. Tuy nhiên, ba mẹ cần nắm rõ dấu hiệu, nguyên nhân và khi nào cần đi khám bác sĩ để tránh tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng đến sức khỏe và quá trình phát triển ở trẻ.
Dấu hiệu đau nhức xương khớp ở trẻ em có đáng lo ngại không?
Trẻ em bị đau nhức xương khớp không cho thấy bất cứ điều gì nghiêm trọng. Trong hầu hết các trường hợp, một giấc ngủ ngon sẽ khiến chúng biến mất. Tuy nhiên, nếu con bạn liên tục bị đau, sưng hoặc đau khi chạm vào vùng đau xương khớp thì có thể là một biểu hiện nghiêm trọng.
Nhận biết dấu hiệu đau nhức xương khớp ở trẻ em
Dấu hiệu nhận biết tình trạng đau nhức xương khớp ở trẻ em bao gồm:
- Đau nhức ở các vùng khớp. Cơn đau có thể âm ỉ hoặc nhức nhối, đặc biệt cơn đau sẽ nặng hơn khi con bạn thực hiện các chuyển động hoặc nâng, vác một vật nặng.
- Cơn đau nhức có thể xuất hiện từng đợt và thường xảy ra vào một thời điểm nhất định trong ngày
- Có thể xuất hiện kèm theo các triệu chứng sưng gần vùng đau.
- Thiếu linh hoạt trong các cử động khớp như gập gối, khuỷu tay…
=>> Xem thêm: Bệnh đau nhức xương khớp ở người trẻ – Giải pháp cải thiện cơn đau nhanh, hiệu quả và lâu dài
Nguyên nhân gây đau nhức xương khớp ở trẻ
Đau xương khớp phát triển
Đau xương khớp phát triển là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra đau xương khớp ở trẻ em trong độ tuổi từ 3 đến 12. Nó thường ảnh hưởng đến chân nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến cánh tay. Nó thường xảy ra vào buổi tối hoặc ban đêm và thậm chí có thể đánh thức trẻ sau giấc ngủ nhưng thường tự khỏi vào buổi sáng. Các triệu chứng cải thiện khi xoa bóp, chườm nóng hoặc dùng thuốc giảm đau.
Đau xương khớp phát triển không quá nghiêm trọng nếu chúng không gây sưng khớp, cứng khớp, sốt, sụt cân hay phát ban, và quá trình tăng trưởng và phát triển của trẻ không bị ảnh hưởng.
Hội chứng tăng vận động lành tính
Trẻ em vận động linh hoạt và có các khớp di chuyển ngoài phạm vi cử động bình thường có thể gây ra những cơn đau nhức xương khớp. Những đứa trẻ mắc mắc hội chứng tăng vận động lành tính bị đau cơ hoặc khớp nặng hơn khi cử động mạnh.
>> Xem thêm: Khớp gối kêu rắc rắc – nguyên nhân đầu gối kêu lạo xạo tuổi trẻ và cách cải thiện an toàn
Thương tích quá mức
Trong nhiều trường hợp, trẻ em bị đau xương khớp có thể xuất phát từ các thương tích do vận động hoặc ngã, tai nạn. Tùy mức độ thương tích mà tình trạng có thể nghiêm trọng hay không. Thường các chấn thương nghiêm trọng sẽ dẫn đến đau khớp kéo dài, sưng khớp kèm theo sốt.
Ngồi sai tư thế
Một nguyên nhân rất dễ gây nên tình trạng đau nhức xương khớp ở trẻ là do ngồi sai tư thế. Hàng ngày trẻ dành hơn một nửa thời gian để ngồi học tập. Nếu ngồi sai tư thế, rất dễ dẫn đến tình trạng đau nhức xương khớp, đặc biệt là phần cổ, vai gáy.
Dấu hiệu của các vấn đề sức khỏe nguy hiểm với trẻ
Trong một số trường hợp hiếm, trẻ em bị đau xương khớp có thể là một dấu hiệu của các vấn đề sức khỏe nguy hiểm như:
- Lupus: Biểu hiện là sưng đau khớp kèm theo sốt, phát ban hình cánh bướm trên mặt.
- Bệnh Lyme: Đây là một loại nhiễm trùng do côn trùng cắn (ve), biểu hiện là đau khớp kèm theo các triệu chứng như liệt mặt, phát ban, sốt.
- Bạch cầu cấp: Một tình trạng ác tính về máu có dấu hiệu ban đầu là đau khớp, tiếp theo là sốt kéo dài, dễ bị bầm tụ dưới da…
Ba mẹ nên làm gì khi phát hiện trẻ em bị đau nhức xương khớp?
Khi phát hiện trẻ em bị đau nhức xương khớp, điều ba mẹ cần làm là nhận biết rõ dấu hiệu, nguyên nhân gây đau. Từ đó có hướng khắc phục thích hợp.
Khắc phục đau nhức xương khớp phát triển
Vì đây là tình trạng đau nhức xuất hiện do xương khớp phát triển quá mức trong một thời gian nhất định nên ba mẹ không cần lo lắng. Các biện pháp khắc phục cơn đau mà xoa bóp, massage vùng đau để giảm bớt sự khó chịu.
>> Xem thêm: Đau nhức xương khớp có ăn xôi được không?
Khắc phục đau nhức xương khớp do hội chứng tăng vận động lành tính
Nếu trẻ em bị đau nhức xương khớp do hội chứng tăng vận động lành tính, các cơn đau thường chỉ xuất hiện trong một thời gian ngắn và thường khởi phát khi trẻ cử động quá mạnh. Khắc phục điều này bằng cách hạn chế vận động và tiến hành chườm ấm lên vùng đau.
Khắc phục đau nhức xương khớp do ngồi sai tư thế
Điều đầu tiên mà ba mẹ cần thực hiện là điều chỉnh lại tư thế ngồi cho trẻ để tránh làm trầm trọng thêm tình trạng cơn đau. Sau đó, để khắc phục nhanh nhất tình trạng trẻ em bị đau nhức xương khớp do ngồi sai tư thế ba mẹ có thể thực hiện các động tác massage lên vùng xương khớp bị đau như cổ, vai gáy của trẻ một cách nhẹ nhàng để giúp trẻ dễ chịu hơn. Các bài massage đúng cách, đúng lực và đúng kỹ thuật sẽ giúp trẻ nhanh chóng chấm dứt tình trạng đau nhức xương khớp.
Trong y học cổ truyền, chúng ta có những bài học massage rất hiệu quả và an toàn. Bạn có thể tham khảo bài học này trong khóa học Thư giãn và phục hồi cổ vai gáy. Không chỉ có tác dụng trong việc khắc phục cơn đau nhức xương khớp nhanh chóng ở trẻ em mà các bài tập massage này còn giúp bạn khắc phục cơn đau nhức cổ vai gáy cho chính mình và những người thân khác trong gia đình.
Khắc phục đau nhức xương khớp do thương tích
Nếu phát hiện các thương tích dẫn đến đau nhức xương khớp ở trẻ em. Điều đầu tiên cần làm là xác định tình trạng thương tích. Nếu trẻ có biểu hiện đau dai dẳng, sưng khớp và cơn đau không được cải thiện sau thời gian nghỉ ngơi thì cần đến khám bác sĩ để xác định mức độ thương tích, từ đó có hướng điều trị thích hợp.
Thư giãn và phục hồi cổ vai gáy
Mục tiêu của khóa học “Thư giãn và phục hồi cổ vai gáy” mà trung tâm VMC đưa ra nhằm đào tạo học viên những kĩ năng chăm sóc sức khỏe không dùng thuốc, từ đó chủ động phòng tránh bệnh, nâng cao sức khỏe, tự mình biết cách chăm sóc khi gặp phải những vấn đề trên cơ thể đơn giản mà không bị phụ thuộc vào thuốc hay cơ sở y tế quá nhiều.
Để tìm hiểu, đăng ký khóa học, bạn vui lòng đăng ký tại Website này hoặc liên hệ qua HOTLINE: 0966.000.643 để được hỗ trợ tư vấn MIỄN PHÍ nhanh nhất!