Lòng bàn tay bị đau nhức biểu hiện của vấn đề sức khỏe hay chỉ là chấn thương?
admin 04/07/2022
Lòng bàn tay bị đau nhức thường do chấn thương nhẹ hoặc do lạm dụng sức ở cơ lòng bàn tay. Đôi khi đó cũng là dấu hiệu của các vấn đề nghiêm trọng khác như nhiễm trùng, viêm hoặc bệnh thần kinh ngoại vi. Vậy làm thế nào để xác nhận nguyên nhân khiến lòng bàn tay bạn bị đau và tìm phương án xử lý đúng đắn? Hãy để Trung tâm VMC giúp bạn giải đáp.
Dấu hiệu lòng bàn tay bị đau nhức
Triệu chứng lòng bàn tay bị đau nhức có thể làm rõ hơn bằng những dấu hiệu sau đây:
- Khi dùng lực ở tay để cầm, nắm cảm thấy lòng bàn tay bị đau
- Cơn đau nhức diễn ra âm ỉ và trầm trọng hơn khi dùng lực
- Lòng bàn tay có thể xuất hiện dấu hiệu đỏ, ngứa
- Nghiêm trọng hơn bạn có thể cảm thấy đau nhói ở lòng bàn tay, không thể cầm nắm được vật gì
Tùy thuộc từng trạng thái của triệu chứng chúng ta có thể xác định được nguyên nhân gây ra hiện tượng lòng bàn tay bị đau nhức.
Lòng bàn tay bị đau nhức có phải là biểu hiện của vấn đề sức khỏe nghiêm trọng không?
Việc tự nhiên lòng bàn tay bị đau nhức mà không nắm rõ nguyên nhân có thể sẽ khiến bạn phải lo lắng. Tuy nhiên, việc đầu tiên bạn cần làm là bình tĩnh theo dõi, xác định rõ trạng thái của dấu hiệu từ đó tìm ra nguyên nhân. Vấn đề đau nhức ở lòng bàn tay có thể xuất phát từ một trong những nguyên nhân sau đây:
Chấn thương do hoạt động quá sức
Tình trạng hoạt động quá sức ở lòng bàn tay có thể gây ra triệu chứng lòng bàn tay bị đau nhức. Ví dụ để đôi bàn tay của bạn đánh máy quá lâu, dùng để cầm nắm vật nặng trong thời gian dài. Ngoài ra các nguyên nhân như va đập cũng có thể khiến lòng bàn tay bị đau nhức. Cơn đau do chấn thương thường ngắn, hồi phục sau khoảng 3 – 10 ngày tùy mức độ thương tích.
>> Xem thêm: Thoái hóa đốt sống cổ gây tê tay – Dấu hiệu cảnh báo tình trạng sức khỏe đáng lưu tâm!
Hội chứng ống cổ tay
Hội chứng ống cổ tay xảy ra khi dây thần kinh đi ngang qua ống cổ tay bị chèn ép. Nó gây ra các cơn đau nhức lòng bàn tay, ngón tay tê như bị kim châm, yếu và khó cầm nắm các vật. Các triệu chứng này có dấu hiệu trầm trọng hơn vào ban đêm. Hiện nay, những người trẻ tuổi thường xuyên làm việc với bàn phím máy tính và điện thoại cũng là những đối tượng dễ mắc phải hội chứng này.
=>>Xem thêm: Bệnh đau nhức xương khớp ở người trẻ – Giải pháp cải thiện cơn đau nhanh, hiệu quả và lâu dài
Viêm bao gân chảy máu
Các sợi dây chằng buộc các cơ nhỏ của bàn tay bạn vào xương, từ từ mòn đi và bị viêm. Lòng bàn tay hoặc ngón tay của bạn có thể bị đau và cơn đau có thể di chuyển lên cánh tay của bạn.
Tình trạng này xảy ra khi các dây thần kinh ngoại biên bị tổn thương.
Bệnh lý thần kinh ngoại biên
Lòng bàn tay bị đau nhức do bệnh lý thần kinh ngoại biên sẽ khiến bạn cảm thấy đau nhói hoặc bỏng rát, ngứa ran hoặc tê. Lòng bàn tay có cảm giác nhạy cảm hơn khi tiếp xúc với nhiệt độ bất thường.
Đây là một tình trạng bệnh lý có thể xuất phát do bị viêm/nhiễm virus đồng thời nó cũng gây ra những biến chứng như tổn thương da hoặc nhiễm trùng.
Nên làm gì khi cảm thấy đau nhức ở lòng bàn tay
Để duy trì hoạt động của lòng bàn tay và tránh những sai lầm khiến cho triệu chứng trầm trọng hơn, điều đầu tiên bạn cần làm khi cảm thấy lòng bàn tay bị đau nhức là nhanh chóng xác định rõ nguyên nhân. Hãy theo dõi triệu chứng đau ở lòng bàn tay đồng thời tiến hành các cách sau đây để làm giảm cơn đau:
- Đặt một túi đá (hoặc một túi đậu Hà Lan đông lạnh) vào một chiếc khăn và đặt nó trên lòng bàn tay của bạn trong tối đa 20 phút. Thực hiện một ngày khoảng 3 – 4 lần.
- Ngừng hoặc cắt giảm các hoạt động gây ra cơn đau – ví dụ: viết, đánh máy, tự làm hoặc làm việc nhà
- Quấn băng quanh lòng bàn tay để hỗ trợ
- Đeo nẹp để đỡ lòng bàn tay và giảm đau, đặc biệt là vào ban đêm – bạn có thể mua nẹp ở hầu hết các hiệu thuốc.
- Giữ cho bàn tay và cổ tay cử động bằng các bài tập nhẹ nhàng giúp giảm đau và cứng khớp.
Đây là những cách giúp bạn nhanh chóng giảm cơn đau ở lòng bàn tay. Tuy nhiên, nếu cơn đau của bạn vẫn kéo dài sau 2 tuần và cản trở sinh hoạt, cuộc sống, bạn cần đi khám bác sĩ ngay để xác định rõ tình trạng bệnh và có hướng xử lý kịp thời.
Trị liệu đau lòng bàn tay do hội chứng ống cổ tay
Hội chứng này gây ra những rối loạn về cảm giác và chức năng vận động, thậm chí có thể gây teo cơ. Để phòng ngừa và điều trị hội chứng này, bạn có thể sử dụng hai phương pháp không dùng thuốc là nẹp ống tay hoặc massage bấm huyệt.
Với phương pháp massage bấm huyệt, bạn có thể nắm rõ kỹ năng và những động tác xoa bóp, bấm huyệt để tự mình cải thiện đau vai, tê tay và hội chứng ống cổ tay hiệu quả, an toàn. Từ đó, bạn cũng biết cách chăm sóc người thân và bạn bè khi bị đau vai tay, hội chứng ống cổ tay hiệu quả.
Trung tâm VMC đã phối hợp với Bác sĩ Lê hải – Chuyên gia đào tạo massage và trị liệu tự nhiên để phát triển khóa học Phòng ngừa và trị liệu mỏi vai, tê tay, hội chứng ống cổ tay.
Phòng ngừa và trị liệu mỏi vai, tê tay, hội chứng ống cổ tay
Khóa học sẽ giúp chúng ta chủ động thấu hiểu cơ thể và từ đó từng bước thực hành các thao tác xoa bóp, bấm huyệt, các bài luyện tập để cải thiện đau mỏi vai gáy, hội chứng ống cổ tay và nâng cao sức khỏe tổng thể của bản thân cũng như gia đình
Để biết thêm thông tin và nhận tư vấn miễn phí, bạn vui lòng để lại số điện thoại, hoặc gmail. Hoặc gọi HOTLINE 0966.000.643, Trung tâm VMC sẽ liên hệ với bạn ngay nhé.