vmcvietnam.org

Đàn bầu và những giai điệu âm nhạc nước ngoài trữ tình lãng mạn

vmcvietnam.org

Giảng viên chuyên môn

Giảng viên Võ Thị Thúy Hà

Xem thêm
  • Trình độ: Cơ bản
  • Cấp chứng nhận hoàn thành khóa học

1. Đối tượng học viên

  • Người từ 40 tuổi trở lên, đã hoàn thành khoá học VMC2310.B01 ‘Kỹ thuật diễn tấu đàn bầu cho người mới bắt đầu’.
  • Người đã biết chơi đàn bầu yêu thích những giai điệu âm nhạc trữ tình, nhạc nước ngoài.
  • Người đã biết chơi các loại nhạc cụ khác và muốn học thêm đàn bầu hoặc muốn trang bị thêm kiến thức để chơi nhạc trữ tình trong đàn bầu.

2. Bạn nhận được giá trị gì

Trong xã hội ngày nay, ngày càng có nhiều người lựa chọn cây đàn bầu để học thêm như tìm một người bạn giúp giải tỏa áp lực cuộc sống và chia sẻ niềm vui, nỗi buồn. Tuy vậy không ít người gặp khó khăn khi tìm kiếm những khóa học online phù hợp vì những lý do sau:

  • Không có nhiều bài học ở nhiều thể loại âm nhạc để lựa chọn.
  • Lý thuyết âm nhạc mang tính chuyên sâu, khó tiếp thu.
  • Phần thực hành còn thiếu sự phân tích, hướng dẫn tỉ mỉ cho những người không chuyên dẫn đến khó làm theo, dễ nản chí.

=> Những khóa học đàn bầu của VMC sẽ khắc phục tất cả những điều đó, mang lại sự phù hợp, đa dạng về nội dung, giảng dạy kỹ, chất lượng hiệu quả.

  • Học viên có thể vận dụng kiến thức thu nhận được sau khóa học để chơi những bản nhạc mình yêu thích có kỹ thuật tương đương.

* Đến với khóa học:

  • Mỗi bài học là một trải nghiệm câu chuyện về nghệ sĩ và nội dung bài hát.
  • Khóa học được thiết kế lồng ghép lý thuyết âm nhạc kết hợp thực hành. Từng câu nhạc tương ứng với từng câu hát sẽ được làm mẫu, phân tích, hướng dẫn tỉ mỉ để học viên có thể nhìn và đánh theo một cách dễ dàng.
  • Hát tên nốt nhạc, thực hành kỹ thuật nhấn từng nốt, đánh đàn trên nền nhạc đệm.
  • Khóa học đào tạo kỹ năng nghe nhạc, gảy, nhấn liên tục mà vẫn giữ được cao độ đúng.
  • Kỹ năng bộc lộ cảm xúc cá nhân không phải qua giọng hát mà qua tiếng đàn.
  • Nắm được sự khác nhau về kỹ thuật chơi đàn bầu áp dụng vào những bản nhạc nước ngoài, nhạc dân ca, nhạc truyền thống tùy vào khả năng tiếp thu của mỗi người.

* Về tinh thần, thể chất:

  • Ngày nay, việc sử dụng nhạc cụ dân tộc thể hiện những bản nhạc trữ tình đang là một xu hướng.
  • Giúp chúng ta thêm trân quý những giá trị nghệ thuật, thăng hoa cảm xúc và tràn đầy năng lượng.
  • Học viên có thể vừa đàn vừa hát trên nền nhạc đệm. Điều này giúp người học có những trải nghiệm thú vị và thăng hoa cảm xúc về tinh thần và thể chất.
  • Trải nghiệm chơi đàn bầu như hát trên nền nhạc đệm sẽ giúp học viên tràn đầy năng lượng, linh hoạt, tập trung, tăng cường trí nhớ và khả năng sáng tạo.

3. Thông tin khóa học

Sự kết hợp giữa đàn bầu và “Triệu đóa hồng” rất phù hợp vì giai điệu đẹp của bản nhạc được tôn lên bởi âm thanh ngọt ngào, truyền cảm của đàn bầu.

Khoá học gồm 5 chương, 26 bài. Lý thuyết âm nhạc đơn giản được giới thiệu lồng ghép kết hợp hướng dẫn thực hành. Lời bài hát được sử dụng làm tiêu đề của mỗi bài giúp học viên cảm thấy thân quen, dễ nhớ. Học viên được hướng dẫn cách nghe và hát tên nốt nhạc từng đoạn nhạc giúp hình dung rõ nét nội dung sắp thực hành. Cuối mỗi chương, học viên sẽ được trải nghiệm hòa cùng nhạc đệm đoạn nhạc vừa học. Điều này giúp học viên cảm nhận được ngay kết quả, thành tựu mình đã đạt được dù chỉ mới học qua những bài đầu tiên.

Nội dung khóa học

26 Bài học

CHƯƠNG 1: Về ca khúc “Triệu đóa hồng” và lộ trình học đàn bầu hiệu quả

Bài 1: Chuyện tình lãng mạn của chàng họa sĩ – HỌC THỬ MIỄN PHÍ

Bài 2: Giai điệu trữ tình

Bài 3: Ca khúc “Triệu đóa hồng” và đàn bầu

Bài 4: Lộ trình học tập hiệu quả

CHƯƠNG 2: Giới thiệu lý thuyết và hướng dẫn thực hành kỹ thuật mới

Bài 1: Dấu Giáng, dấu Thăng, dấu Bình và giọng Son thứ

Bài 2: Nốt Si giáng và nốt Mi giáng

Bài 3: Nốt Pha thăng

Bài 4: Nốt Đô thăng

CHƯƠNG 3: Phần Mở đầu

Bài 1: Hát tên nốt nhạc đoạn “Một chuyện tình yêu”

Bài 2: Thực hành đoạn “Một chuyện tình yêu”

Bài 3: Hát tên nốt nhạc đoạn “Và anh thầm yêu”

Bài 4: Thực hành đoạn “Và anh thầm yêu”

Bài 5: Hát tên nốt nhạc đoạn “Tặng một đại dương”

Bài 6: Thực hành đoạn “Tặng một đại dương”

Bài 7: Thực hành phần Mở đầu

Bài 8: Hoà cùng nhạc đệm phần Mở đầu (Phần 1)

Bài 9: Hoà cùng nhạc đệm phần Mở đầu (Phần 2)

CHƯƠNG 4: Phần Điệp khúc

Bài 1: Hát tên nốt nhạc đoạn “Dưới ánh nắng”

Bài 2: Thực hành đoạn “Dưới ánh nắng”

Bài 3: Hát tên nốt nhạc đoạn “Sẽ diễm phúc”

Bài 4: Thực hành đoạn “Sẽ diễm phúc”

Bài 5: Hoà cùng nhạc đệm phần Điệp khúc (Phần 1)

Bài 6: Hoà cùng nhạc đệm phần Điệp khúc (Phần 2)

CHƯƠNG 5: Hoàn thiện bài

Bài 1: Thứ tự các đoạn trong bài hát

Bài 2: Hoà cùng nhạc đệm ca khúc “Triệu đoá hồng” (Phần 1)

Bài 3: Hoà cùng nhạc đệm ca khúc “Triệu đoá hồng” (Phần 2)

vmcvietnam.org

Giảng viên Võ Thị Thúy Hà

Giảng viên chuyên môn

– Là giảng viên bộ môn đàn bầu, trường Đại học Văn hoá Nghệ thuật Quân đội.

– Tốt nghiệp đại học âm nhạc chuyên ngành đàn bầu tại Học viện âm nhạc quốc gia Việt Nam, Thạc sĩ Văn hóa học.

– Huy chương vàng Liên hoan độc tấu và hòa tấu nhạc cụ dân tộc chuyên nghiệp toàn quốc.

– Đã có kinh nghiêm trên 25 năm giảng dạy và biểu diễn đàn bầu trong và ngoài nước với nhiều học viên gặt hái thành công tại các chương trình nghệ thuật trong nước và quốc tế.

499.000
Mua Ngay Thêm vào giỏ Tư vấn thêm

Thông tin khóa học

  • 01 giờ 35 phút
  • 26 Bài học
  • Cập nhật 28/11/2023
Mua Ngay Thêm vào giỏ hàng
Đăng Ký

Đăng ký Ngay

X