Phát triển giao tiếp cho trẻ bằng ngôn ngữ ký hiệu

Giảng viên chuyên môn

Tiến sĩ Lê Thị Tố Uyên

Xem thêm
  • Trình độ: Cơ bản
  • Cấp chứng nhận hoàn thành khóa học

1. Đối tượng học viên

– Khóa học dành phụ huynh có con em gặp các vấn đề sau:

+ Có khó khăn trong giao tiếp, tương tác với người xung quanh bằng ngôn ngữ nói.

+ Trẻ em cần có phương tiện hỗ trợ trong giao tiếp và học tập hiệu quả là kí hiệu ngôn ngữ.

– Các giáo viên can thiệp và những người quan tâm muốn học hỏi kinh nghiệm và trau dồi kiến thức.

2. Bạn nhận được giá trị gì?

* Học viên hiểu được các kiến thức về:

– Hiểu những khái niệm cơ bản nhất về ngôn ngữ ký hiệu, và vai trò của ngôn ngữ ký hiệu trong việc hỗ trợ trẻ nói và giao tiếp thuận lợi hơn.

– Các khái niệm cơ bản về giao tiếp bổ trợ, thay thế bằng ngôn ngữ ký hiệu và ký hiệu ngôn ngữ.

– Nhu cầu sử dụng ký hiệu ngôn ngữ trong giao tiếp của trẻ.

* Học viên có các kỹ năng:

– Kỹ năng nhận biết trẻ có khó khăn về giao tiếp, tương tác với người xung quanh bằng ngôn ngữ nói.

– Biết cách khai thác và sử dụng một số tài liệu băng hình, hình ảnh về ký hiệu ngôn ngữ.

– Biết quy luật hình thành các ký hiệu và thực hiện một số kí hiệu theo từng chủ đề khác nhau.

– Biết cách vận dụng ký hiệu vào can thiệp/ hỗ trợ giáo dục cho trẻ có nhu cầu giáo dục đặc biệt (cho trẻ chưa biết nói và trẻ đã biết nói).

3. Thông tin khóa học

Khóa học dành cho giáo viên can thiệp, phụ huynh và những người quan tâm về trẻ có khó khăn trong giao tiếp, tương tác với người xung quanh bằng ngôn ngữ nói. Những trẻ này cần có phương tiện hỗ trợ trong giao tiếp và học tập hiệu quả là ký hiệu ngôn ngữ.

Nội dung khóa học

19 Bài học

CHƯƠNG 1: Chương 1. Giao tiếp và giao tiếp bổ trợ

Bài 1: Giới thiệu khóa học và hướng dẫn học tập

Bài 2: Giao tiếp bổ trợ và thay thế

Bài 3: Các phương thức giao tiếp

CHƯƠNG 2: Kí hiệu ngôn ngữ và vai trò

Bài 1: Kí hiệu ngôn ngữ

Bài 2: Vai trò của kí hiệu trong phát triển giao tiếp cho trẻ

Bài 3: Vai trò của kí hiệu trong phát triển ngôn ngữ cho trẻ

Bài 4: Trẻ nào có nhu cầu về kí hiệu ngôn ngữ?

Bài 5: Một số nguồn tự học kí hiệu

CHƯƠNG 3: Các thành tố của kí hiệu và cách hình thành kí hiệu

Bài 1: Các thành tố của một kí hiệu

Bài 2: Hình thành kí hiệu bằng cách chỉ, chạm trực tiếp

Bài 3: Hình thành kí hiệu bằng cách mô phỏng

Bài 4: Hình thành kí hiệu bằng cách phản ánh đặc trưng

Bài 5: Hình thành kí hiệu: kí hiệu phái sinh và kí hiệu vay mượn

Bài 6: Hình thành kí hiệu bằng cách dùng chữ cái, chữ số ngón tay

CHƯƠNG 4: Dùng kí hiệu để phát triển ngôn ngữ cho trẻ em

Bài 1: Dùng kí hiệu ngôn ngữ để phát triển vốn từ cho trẻ

Bài 2: Dùng kí hiệu ngôn ngữ để phát triển cụm từ cho trẻ

Bài 3: Dùng kí hiệu ngôn ngữ để phát triển câu cho trẻ

Bài 4: Dùng kí hiệu ngôn ngữ để hỗ trợ trẻ đọc truyện, kể truyện

Bài 5: Dùng kí hiệu ngôn ngữ để hỗ trợ trẻ đọc thơ và hát

Tiến sĩ Lê Thị Tố Uyên

Giảng viên chuyên môn

– Tiến sĩ Lê Thị Tố Uyên – cán bộ Trung tâm Giáo dục Đặc biệt Quốc gia (NCSE) – Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam.

– Tiến sĩ Ngôn ngữ học (2019) và cử nhân sư phạm Giáo dục Đặc biệt tại Đại học Sư phạm Hà Nội (2013).

– Bắt đầu công tác tại NCSE từ năm 2009 với hướng nghiên cứu về trẻ khuyết tật nghe, nói

– Tác giả cuốn sách Sự tiếp nhận và biểu đạt hành động cầu khiến của trẻ khiếm khuyết ngôn ngữ (3-6 tuổi), là đồng tác giả của các sách chuyên khảo về ngôn ngữ kí hiệu.

– Thư kí và thành viên chính của nhiều đề tài cấp Bộ, các dự án trong và ngoài nước để hỗ trợ trẻ khuyết tật nghe, nói.

– Có nhiều hoạt động tập huấn, hỗ trợ chuyên môn cho giáo viên, phụ huynh ở các trung tâm can thiệp sớm, hỗ trợ giáo dục hòa nhập tại Việt Nam.

– Là cố vấn chuyên môn cao cấp của Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng Tâm lí và Phát triển tài Năng NaNa.

499.000
Mua Ngay Thêm vào giỏ Tư vấn thêm

Thông tin khóa học

  • 01 giờ 12 phút
  • 19 Bài học
  • Cập nhật 26/12/2023
Đăng Ký

Đăng ký Ngay

X