Thư giãn cùng đàn bầu qua các bài hát dân ca Quan họ Bắc Ninh

vmcvietnam.org

Giảng viên chuyên môn

Giảng viên Võ Thị Thúy Hà

Xem thêm
  • Trình độ: Cơ bản
  • Cấp chứng nhận hoàn thành khóa học

1. Đối tượng học viên

– Người từ 15 tuổi trở lên, đã hoàn thành khoá học VMC2310.B01 ‘Diễn tấu đàn bầu cho người mới bắt đầu’.

– Người đã biết chơi đàn bầu, muốn trang bị thêm kĩ thuật diễn tấu đàn bầu.

– Người đã biết chơi các loại nhạc cụ khác và muốn học thêm đàn bầu.

– Người đã biết chơi đàn bầu và yêu những giai điệu ngọt ngào của Dân ca Quan họ Bắc Ninh.

2. Bạn nhận được giá trị gì?

  • Về kiến thức:

– Từ lý thuyết âm nhạc cô đọng trong hai bản nhạc dân ca Quan họ Bắc ninh: “Cây trúc xinh” và “Người ở đừng về”. Sau khóa học này học viên có thể vận dụng để tự đánh những bản nhạc mình yêu thích có kỹ thuật tương đương (điều này tùy vào năng lực tiếp thu mỗi người).

– Người học nắm được cách thức và lộ trình rèn luyện tại nhà để thực hành tốt 2 bài hát cũng như các kỹ thuật diễn tấu đàn bầu.

  • Về kỹ năng:

– Kỹ thuật diễn tấu trên đàn như nhấn, luyến, rung, vỗ được bóc tách, hướng dẫn thực hành rất chi tiết trước khi áp dụng vào bài.

– Từng câu nhạc được làm mẫu chậm và phân tích tỉ mỉ, người học chỉ việc chú ý làm theo.

– Là hai trong số những bài kinh điển của Quan họ Bắc Ninh “Cây trúc xinh” và “Người ở đừng về” rất thân quen với người Việt Nam, giúp người học dễ hiểu, dễ nhớ, dễ nghe, dễ thực hành. Đó cũng là tiêu chí của khóa học này.

  • Về tinh thần, thể chất:

– Ngày nay rất nhiều người người chọn nhạc cụ dân tộc để học giúp thư giãn, rèn luyện trí nhớ và khả năng tập trung.

– Cây đàn bầu mang trong nó cả nét đẹp truyền thống và hiện đại, mộc mạc giản dị nhưng rất ngọt ngào quyến rũ là một sự lựa chọn dành cho những người yêu âm nhạc dân tộc và thích sự độc đáo, cá tính.

– Hơn nữa, đàn bầu thể hiện những giai điệu nổi tiếng tình tứ của dân ca quan họ Bắc Ninh lại là một sự lựa chọn rất có ‘gu’.

– Học viên được thư giãn với những câu chuyện thú vị xoay quanh tiếng đàn bầu, về những liền anh liền chị Quan họ xưa.

– Khóa học mang lại cho người học đôi bàn tay khéo léo hơn, bộ óc minh mẫn hơn và một tâm hồn giàu cảm xúc hơn.

3. Thông tin khóa học

Khóa học gồm 5 chương trong đó 2 chương lý thuyết và 3 chương thực hành

– Chương I là những lý giải, những câu chuyện thú vị về sự liên quan giữa tiếng đàn bầu với cô gái xưa và về tục lệ không lấy nhau của người quan họ.

– Chương II là phần lý thuyết âm nhạc phục vụ cho phần thực hành 2 bài quan họ ở 3 chương sau.

– Chương III và IV là phần thực hành kỹ thuật áp dụng vào bài “Cây Trúc Xinh” và “Người ở đừng về”. Người học được trải nghiệm diễn tấu cùng nhạc đệm. Đặc biệt chương V dành cho học viên đã giải quyết tốt phần kỹ thuật cơ bản của 2 bài quan họ đã học và có ý muốn nâng cao và áp dụng sự sáng tạo cá nhân vào 2 bản nhạc này.

Nội dung khóa học

22 Bài học

CHƯƠNG 1: Đàn bầu, Quan họ Bắc Ninh: những câu chuyện ít người biết

Bài 1: “Đàn bầu ai gảy nấy nghe, Làm thân con gái chớ nghe đàn bầu” – HỌC THỬ MIỄN PHÍ

Bài 2: Tục lệ Quan họ không lấy nhau

CHƯƠNG 2: Lý thuyết âm nhạc cơ bản

Bài 1: Dấu giáng

Bài 2: Giọng pha trưởng và son thứ

Bài 3: Hát tên nốt nhạc và đập phách bài “Cây trúc xinh”

Bài 4: Hát tên nốt nhạc và đập phách bài “Người ở đừng về ”

CHƯƠNG 3: Kĩ thuật diễn tấu áp dụng và thực hành bài “Cây trúc xinh”

Bài 1.1: Kĩ thuật nhấn nốt si giáng, mi giáng (Phần 1)

Bài 1.2: Kĩ thuật nhấn nốt si giáng, mi giáng (Phần 2)

Bài 2: Kĩ thuật luyến các quãng: Sòn – Đô, Đô – Phá

Bài 3: Nốt tô điểm

Bài 4.1: Thực hành bài “Cây trúc xinh” (Phần 1)

Bài 4.2: Thực hành bài “Cây trúc xinh” (Phần 2)

Bài 4.3: Thực hành bài “Cây trúc xinh” (Phần 3)

Bài 5: Hòa cùng nhạc đệm bài “Cây trúc xinh”

CHƯƠNG 4: Kĩ thuật diễn tấu áp dụng và thực hành bài “Người ở đừng về”

Bài 1: Kĩ thuật luyến các quãng: Đô – Phá, Sòn – Đô (nâng cao)

Bài 2: Kĩ thuật luyến quãng Son – Rề

Bài 3.1: Thực hành bài “Người ở đừng về” (Phần 1)

Bài 3.2: Thực hành bài “Người ở đừng về” (Phần 2)

Bài 4: Hòa cùng nhạc đệm bài “Người ở đừng về”

CHƯƠNG 5: Một số trải nghiệm về nâng cao kĩ thuật trong diễn tấu

Bài 1: Bài “Cây trúc xinh”

Bài 2: Bài “Người ở đừng về”

vmcvietnam.org

Giảng viên Võ Thị Thúy Hà

Giảng viên chuyên môn

– Là giảng viên bộ môn đàn bầu, trường Đại học Văn hoá Nghệ thuật Quân đội.

– Tốt nghiệp đại học âm nhạc chuyên ngành đàn bầu tại Học viện âm nhạc quốc gia Việt Nam, Thạc sĩ Văn hóa học.

– Huy chương vàng Liên hoan độc tấu và hòa tấu nhạc cụ dân tộc chuyên nghiệp toàn quốc.

– Đã có kinh nghiêm trên 25 năm giảng dạy và biểu diễn đàn bầu trong và ngoài nước với nhiều học viên gặt hái thành công tại các chương trình nghệ thuật trong nước và quốc tế.

499.000
Mua Ngay Thêm vào giỏ Tư vấn thêm

Thông tin khóa học

  • 01giờ 46 phút
  • 22 Bài học
  • Cập nhật 18/07/2023
Mua Ngay Thêm vào giỏ hàng
Đăng Ký

Đăng ký Ngay

X