Hiểu đúng về các vị trí đau sau lưng – nhận biết chính xác vị trí, triệu chứng và nguyên nhân
admin 12/02/2022
Đau lưng là vấn đề phổ biến hiện nay ở hầu hết các lứa tuổi từ thanh niên đến người cao tuổi. Những cơn đau lưng khiến chất lượng cuộc sống giảm sút, cơ thể khó chịu. Vậy làm thế nào để nhận biết được các cơn đau lưng này là do nguyên nhân gì và làm sao để đề phòng hay giải quyết chúng? Hãy cùng tìm hiểu về các vấn đề này thông qua việc hiểu đúng về các vị trí đau sau lưng – cách nhận biết chính xác vị trí, triệu chứng đi kèm và nguyên nhân.
Hiểu đúng về các vị trí đau sau lưng
Các vị trí đau sau lưng được phân chia thành 3 phần chính:
- Đau lưng phần trên
- Đau lưng phần giữa
- Đau lưng phần dưới (vị trí thắt lưng) cơn đau phổ biến hiện nay của cả người trẻ và người có tuổi.
Nhận biết chính xác vị trí, triệu chứng, nguyên nhân của các vị trí đau sau lưng
Thông thường đau lưng phần trên và phần giữa không dễ để phân biệt vì các cơn đau xảy ra ở hai phần này thường lan sang phần còn lại khiến chúng ta khó nhận biết. Tuy nhiên chúng ta có thể thông qua các triệu chứng còn lại để nhận biết vị trí cơn đau cũng như nguyên nhân và cách xử lý khi bị đau. Đau phần thắt lưng là vị trí rất dễ nhận biết vì cơn đau phần thắt lưng thường tập trung ở vị trí thắt lưng hoặc lan xuống đùi, mông. Vì vậy trong bài này VMC sẽ cung cấp cho bạn các thông tin về đau lưng phần dưới và các vấn đề xoay quanh cơn đau lưng phần trên và giữa.
Đau lưng phần dưới (hay đau thắt lưng)
Đau ở vùng lưng (phần dưới của lưng) là triệu chứng chính của đau thắt lưng. Đặc điểm của nó là có thể lan ra các vị trí xung quanh và cơn đau thường âm ỉ, nhức nhối.
- Cơn đau có thể lan xuống phía trước, bên hông hoặc phía sau chân và đau dữ dội hơn khi hoạt động hoặc vào ban đêm khi ngủ hay khi ngồi lâu.
- Cơn đau ở vị trí thắt lưng có thể đi kèm chứng tê do dây thần kinh qua vị trí này.
Nguyên nhân của đau lưng vùng dưới có thể nằm trong số các vấn đề sau đây:
- Thoát vị đĩa đệm: Hiện tượng khi đĩa đệm cột sống bị thoái hóa (phồng lên hoặc mỏng đi (thường xuất hiện ở những người trên 30 tuổi).
- Thoái hóa đốt sống (thường xảy ra khi đĩa đệm bị mất dần đi chất nhờn, và khô do tuổi tác
- Nhiễm trùng xương (viêm tủy xương) của cột sống
- Các khối u cũng là một nguyên nhân gây ra các cơn đau lưng vùng dưới
- Viêm các dây thần kinh từ cột sống có thể xảy ra khi các dây thần kinh bị nhiễm vi rút herpes zoster gây ra bệnh zona . Điều này có thể xảy ra ở vùng ngực gây đau lưng trên hoặc ở vùng thắt lưng gây đau thắt lưng.
Các triệu chứng và vấn đề liên quan đến đau lưng phần trên và phần giữa
Cách nhận biết các vị trí đau sau lưng ở phần trên và giữa không hoàn toàn chính xác bởi các nguyên nhân, dấu hiệu đau ở hai phần này dễ bị nhầm lẫn. Tuy nhiên, mỗi vị trí đau lại do các nguyên nhân/tác động khác nhau.
Đau lưng phần trên
Đau lưng phần trên thường xuất hiện do các hoạt động ở phần tay, cổ và vai. Ngoài ra nó cũng xuất hiện do các vấn đề liên quan đến phổi như khối u, viêm phổi. Đau lưng phần trên tập trung vào vùng lưng trên và có thể lan sang giữa lưng nên khó phân biệt với đau lưng phần giữa. Ngoài ra cùng một nguyên nhân nhưng nó có thể gây ra đau lưng cả phần trên và phần giữa ví dụ như do cột sống vẹo hay thoái hóa đốt sống lưng. Cơn đau lưng phần trên thường đau nhói hoặc âm ỉ và xuất hiện dọc trục sống lưng.
Đau lưng phần giữa
Đau lưng phần giữa có thể lan ra một phần lưng trên và lưng dưới. Các nguyên nhân gây đau lưng phần giữa riêng biệt là do loãng xương, các bệnh về thận. Ngoài ra các vấn đề về cột sống, đĩa đệm, thoái hóa đốt sống cũng là các nguyên nhân phổ biến gây nên đau lưng phần giữa.
=>>Xem thêm: 3 bài thuốc Y học cổ truyền giúp trị đau lưng
3 cấp độ của các cơn đau lưng
Ngoài việc hiểu rõ về các vị trí đau sau lưng cùng nguyên nhân, dấu hiệu của nó bạn cũng nên nắm được các cấp độ của chứng đau lưng. Các chuyên gia phân chia thành 3 cấp độ của đau lưng như sau:
1. Đau cấp tính
Đau cấp tính, hoặc đau ngắn hạn, có thể kéo dài từ một ngày đến bốn tuần. Thông thường, bạn có thể gán cơn đau cấp tính cho một sự kiện hoặc chấn thương cụ thể, chẳng hạn như nâng một hộp nặng, ngã xuống hoặc sai tư thế khi rèn luyện, bê vác.
Thông thường, cơn đau cấp tính sẽ tự hết khi các cơ lành lại hoặc hết sưng. Tuy nhiên nếu như cơn đau ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống bạn có thể nhờ đến các can thiệp y tế để sớm chấm dứt tình trạng đau lưng.
2. Đau bán cấp
Đau bán cấp là tính trạng đau lưng kéo dài hơn so với đau cấp tính và trong một số trường hợp khó có thể xác định được nguyên nhân. Lúc này bạn cần đến bệnh viện chụp và khám để có sự tư vấn của bác sĩ, tránh để cơn đau bán cấp trở thành cơn đau mãn tính.
3. Đau mãn tính
Đau mãn tính thường là cơn đau kéo dài thậm chí kéo dài suốt hàng chục năm. Cơn đau mãn tính thường tái đi tái lại nhiều lần khi thay đổi thời tiết hoặc hoạt động thể chất quá mức. Các cơn đau mãn tính thường gây ra nhiều bất tiện và đau đớn trong cuộc sống thường ngày và nguyên nhân có thể xuất hiện từ thoái hóa đốt sống, thoát vị đĩa đệm. Nhiều trường hợp dù đã được chữa trị thông qua nhiều liệu pháp thuốc, vật lý trị liệu cũng không thể dứt được các cơn đau mãn tính. Trong trường hợp này, bạn có thể tìm hiểu các liệu pháp y học cổ truyền để giảm bớt mức độ đau giúp cho cuộc sống dễ chịu và thoải mái hơn. Bạn có thể tìm hiểu về liệu pháp này qua khóa học Trị liệu vùng lưng và phòng chống thoái hóa, thoát vị đĩa đệm Khóa học được xây dựng bởi trung tâm chăm sóc sức khỏe chủ động VMC Việt Nam kết hợp với Bác sĩ CKI: Lê Hải – Chuyên gia đào tạo massage và trị liệu tự nhiên.