Chăm sóc chủ động một số vấn đề sức khỏe thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi

Giảng viên chuyên môn

Bác sĩ Ninh Thị Phương Mai

Xem thêm
  • Trình độ: Cơ bản
  • Cấp chứng nhận hoàn thành khóa học

1. Đối tượng học viên

– Phụ huynh có con nhỏ dưới 5 tuổi.

– Các bạn trẻ đang có kế hoạch sinh con.

– Giáo viên, bảo mẫu, người giúp việc, người trực tiếp chăm sóc trẻ.

– Các đối tượng khác có quan tâm.

2. Bạn nhận được giá trị gì

  • Về kiến thức, kỹ năng:

– Hiểu được nguyên nhân của một số vấn đề sức khỏe thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi như: Sốt, sốt phát ban, sốt xuất huyết, tay chân miệng.

– Nắm được những biểu hiện bất thường và biết cách nhận biết, phân biệt, phát hiện sớm những bệnh lý thường gặp ngay tại gia đình.

– Biết cách chăm sóc phù hợp với từng loại bệnh giúp trẻ phục hồi nhanh như: chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt, lưu ý khi dùng thuốc và chăm sóc hỗ trợ.

– Nắm được những kiến thức, kỹ năng cơ bản giúp phòng ngừa chủ động những bệnh thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi giúp trẻ sớm hồi phục, phát triển tốt cả thể chất và trí tuệ.

– Học viên có khả năng nhận biết và đánh giá được đúng tình trạng của trẻ để có hướng xử lý tại nhà hoặc kịp thời đưa đến các cơ sở y tế.

  • Về tinh thần, thể chất:

– Tự tin khi chăm sóc, xử trí và phòng tránh chủ động các bệnh lý thường gặp ở trẻ em.

3. Thông tin khóa học

Hệ miễn dịch và sức đề kháng của trẻ mầm non vẫn chưa được hoàn thiện. Trẻ đi học mẫu giáo vẫn chưa có khả năng chống lại các tác động từ môi trường, nhất là bệnh tật. Đây là độ tuổi mà bệnh truyền nhiễm thường dễ “nhắm” đến. Một số loại virus rất dễ lây lan trong môi trường nhà trẻ, trường học như virus thủy đậu, tay chân miệng, sởi, … thường tấn công gây bệnh chủ yếu ở trẻ nhỏ – đối tượng có miễn dịch non yếu, cơ thể chưa hoàn thiện, chưa có khả năng kháng bệnh. Điều kiện đi học cả ngày, ăn bán trú, các bé thường ăn uống, ngủ trưa cùng nhau, chơi cùng nhau với đồ vật để chung, hoặc côn trùng cắn – nên các bệnh ngoài da là bệnh ở trẻ em mầm non thường xuyên mắc và dễ lây lan nhất.

 

Virus có thể gây sốt cao đột ngột đến 39 – 40 độ C hoặc cao hơn. Trong giai đoạn sốt, các bé rất mệt mỏi, mắt lờ đờ, ít đáp ứng thuốc hạ sốt thông thường, dễ xuất hiện các cơn co giật nguy hiểm. Sốt là một triệu chứng, dấu hiệu rất thường gặp ở trẻ em và là một lý do phổ biến khiến các bậc cha mẹ đưa con em đi đến cơ sở y tế.

 

Khi trẻ bị sốt, việc chăm sóc tại nhà cho trẻ là một việc làm hết sức cần thiết vì không nhất thiết tất cả trẻ bị sốt đều phải nhập viện điều trị. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn nhiều các ông bố, bà mẹ xử trí không đúng khi con bị sốt. Nếu cha mẹ thiếu kiến thức và xử trí khi trẻ bị sốt không đúng thì chẳng những không mang lại hiệu quả tốt mà đôi khi còn gây ra những ảnh hưởng không tốt có hại cho sức khỏe của trẻ hoặc sẽ làm cho bệnh của trẻ trở nên trầm trọng hơn.

 

Do đó, cha mẹ cần biết cách chăm sóc và theo dõi trẻ sao cho phù hợp và phát hiện sớm các dấy hiệu nặng để đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời, tránh hậu quả đáng tiếc về sau.

 

Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn đó, khóa học được xây dựng nhằm hướng dẫn phụ huynh nắm được những vấn đề sức khỏe thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, cách chăm sóc, theo dõi đúng cách chuẩn y khoa và cách phát hiện sớm các dấu hiệu nặng nhằm xử trí, đưa trẻ đến cơ sở y tế kịp thời, tránh các biến chứng của bệnh.

Khóa học gồm 22 bài học chia thành 4 chương, mỗi chương nói về một bệnh lý thường gặp ở trẻ như sau:

Chương I: Sốt

Chương II: Sốt phát ban

Chương III: Tay chân miệng

Chương IV: Sốt xuất huyết

Cuối mỗi chương có bài kiểm tra để lượng giá kiến thức của học viên.

Nội dung khóa học

22 Bài học

CHƯƠNG 1: SỐT

Bài 1: Sốt là gì?  – HỌC THỬ MIỄN PHÍ

Bài 2: Cách đo nhiệt độ cho trẻ

Bài 3: Nguyên nhân sốt

Bài 4: Cách chăm sóc trẻ sốt

Bài 5: Cách sử dụng thuốc hạ sốt

Bài 6: Khi nào cần đưa trẻ đến cơ sở y tế?

Bài 7: Cách phòng tránh sốt ở trẻ

CHƯƠNG 2: SỐT PHÁT BAN

Bài 1: Sốt phát ban là gì? Nguyên nhân sốt phát ban ở trẻ

Bài 2: Triệu chứng và biến chứng của sốt phát ban ở trẻ em

Bài 3: Cách chăm sóc trẻ sốt phát ban

Bài 4: Khi nào cần đưa trẻ đến cơ sở y tế?

Bài 5: Cách phòng tránh sốt phát ban ở trẻ

CHƯƠNG 3: TAY CHÂN MIỆNG

Bài 1: Tay chân miệng là bệnh gì? Nguyên nhân gây bệnh ở trẻ

Bài 2: Triệu chứng và biến chứng của bệnh

Bài 3: Cách chăm sóc và điều trị trẻ bị tay chân miệng

Bài 4: Khi nào cần đưa trẻ đến cơ sở y tế?

Bài 5: Cách phòng tránh bệnh tay chân miệng

CHƯƠNG 4: SỐT XUẤT HUYẾT

Bài 1: Tại sao trẻ mắc sốt xuất huyết?

Bài 2: Triệu chứng và biến chứng của bệnh

Bài 3: Cách chăm sóc và điều trị trẻ mắc sốt xuất huyết

Bài 4: Khi nào cần đưa trẻ đến cơ sở y tế?

Bài 5: Cách phòng tránh sốt xuất huyết

Bác sĩ Ninh Thị Phương Mai

Giảng viên chuyên môn

– Bác sĩ chuyên khoa Nhi, kinh nghiệm nhiều năm công tác tại Khoa Nội Nhi Tổng hợp Bệnh viện E, trực tiếp thăm khám và điều trị các bệnh lý chuyên khoa Nhi, bệnh lý về hô hấp, tiêu hoá, dinh dưỡng và miễn dịch ở trẻ nhỏ.

– Tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa Đại học Y Hà Nội.

– Tham gia nhiều khóa đào tạo Nhi Khoa chuyên sâu tại Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện Nhi Trung ương.

– Thực hành Nhi khoa tại Bệnh viện Nhi Trung ương.

– 3 lần nhận bằng khen hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của Giám đốc Bệnh viện E.

– Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở Bệnh viện E 3 năm liên tiếp.

– Giải khuyến khích Hội nghị Khoa học và Công nghệ tuổi trẻ ngành Y tế lần thứ XXI.

– Tác giả, đồng tác giả nhiều nghiên cứu khoa học đăng tải trên các tạp chí khoa học uy tín ngành Y tế.

499.000
Mua Ngay Thêm vào giỏ Tư vấn thêm

Thông tin khóa học

  • 59 phút 35 giây
  • 22 Bài học
  • Cập nhật 11/08/2023
Mua Ngay Thêm vào giỏ hàng
Đăng Ký

Đăng ký Ngay

X